Xem mẫu

  1. VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Quy hoạch môi trường (Bài 2 : Khái niệm về QHMT) Cán bộ giảng dạy : PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
  2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QHMT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
  3. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới - Cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX : Quy 50, hoạch môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế. tế. -QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga…và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Nga… Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… Quốc… - Lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm. tâm.
  4. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) - Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu.
  5. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) - Tại Châu Á: Từ năm 1984 các dự án diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan đã bước đầu kết hợp kinh tế với môi trường. Đáng chú ý là 8 dự án được tài trợ bởi ADB như tóm tắt trong bảng dưới đây.
  6. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) Dự án Đặc tính Năm Loại hình Diện Dân Chú ý vùng quy Hoàn quy tích số hoạch thành hoạch (km2) (1.000 người) Quy hoạch tổng Lưu vực 1984 Quy 3.820 1.840 Trình thể quản lý chất hồ hoạch bày tốt Lượng nước hồ cải thiện Bước Laguna chất chuẩn bị (Philipin) lượng Cho nước QHMT vùng vùng Dự án phát triển Vùng 1985 QHMT 12.000 318 Ít chú ý tổng hợp vùng đảo vùng môi Palawan trường (Philipin) đô thị, Công nghiệp
  7. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) QHTTMT lưu vực Lưu vực 1986 QHMT 24.000 14.000 Hạn chế sông Hàn (Hàn sông vùng về kiểm Quốc) soát môi trường đô thị Nghiên cứu quy Lưu vực 1985 QHMT 9.119 1.250 Dự án có hoạch lưu vực hồ hồ và kinh Chất Songkhla (Thái tế vùng lượng Lan) tốt Dự án PTBV Vùng ven 1986 QHMT 13.000 1.200 Thiếu kết vùng biển vùng nối với ven biển phía các nhà Đông (Thái Lan) ra quyết định về kinh tế
  8. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) QH sử dụng đất Vùng 1986 QHMT và 200 7,6 Dự án tốt tối ưu và QTMT đầm lầy kinh tế về bảo tồn vùng Segara vùng tài nguyên Anakan sinh thái (Indonesia) Dự án cải thiện Thung 1987 QHMT 2.842 2.465 Thiếu sự môi trường thung lũng vùng tham gia lũng Klang của các tổ (Malaysia) chức chính phủ Dự án quản lý và Vùng 1987 QHMT 890 700 Thiếu về kiểm soát ô Công vùng kiểm soát ô nhiễm công nghiệp nhiễm môi nghiệp vùng hóa trường Samatprakarn nước (Thái Lan)
  9. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) Tại thời điểm Thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 02 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng.
  10. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam - QHMT còn tương đối mới. - Kể từ năm 1998, 1999 Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: + Phương pháp luận QHMT + 02 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng + Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường thực hiện kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  11. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHMT Đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999.
  12. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. - QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000- 2001. - Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. - Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT.
  13. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) Trong thời gian 2001-2005 đã có 02 Đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước về nghiên cứu QHMT đã hoàn thành: - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Qúy An làm chủ nhiệm đề tài.
  14. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài.
  15. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau, nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT .
  16. KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
  17. KHÁI NIỆM QHMT Trong từ điển về môi trường và PTBV (Dictionary of Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) cho rằng QHMT là "sự xác định các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó".
  18. KHÁI NIỆM QHMT (tt) Những vấn đề trong QHMT thành phố và quy hoạch vùng bao gồm: sử dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
  19. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Theo ADB (năm 1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là PTBV KTXH vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu PTBV bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường. • Theo Susan Buckingham - Hatfield & Bob Evans (1992) thuật ngữ QHMT có thể hiểu là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường.
  20. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Toner (năm 1996) cho rằng QHMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất. • Ở Châu Âu thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy họach sử dụng đất của khu vực hoặc địa phương. • Ở Bắc Mỹ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy họach tổng hợp và kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan. • Một quan điểm gần đây của Richard D. Margerum (1997) cho rằng QHMT bao hàm việc BVMT tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên.
nguon tai.lieu . vn