Xem mẫu

Bài 6: Quản trị rủi ro dự án BÀI 6: QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN Nội dung • Khái niệm và các quan điểm về rủi ro • Khái niệm, phân loại và các quan điểm về quản trị rủi ro • Phòng ngừa và khắc phục rủi ro của dự án Mục tiêu Hướng dẫn học • Nắm được các quan điểm về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh. • Nắm được các quan điểm của quản trị học đối với quản trị rủi ro. • Xây dựng được các cơ sở nhận biết, phòng tránh rủi ro. • Thực hành nhận biết được các rủi ro trong kinh doanh. • Thực hành xây dựng được các phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong phạm vi bài học. • Để học tốt học viên cần có cái nhìn thực tế về rủi ro, rủi ro trong kinh doanh và đặc biệt là rủi ro trong quản trị dự án • Cần nắm vững lý thuyết về rủi ro, chủ động tiếp cận và tìm cách xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình tổ chức dự án. • Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn cách thức dự báo rủi ro, lên kế hoạch và tìm biện pháp phòng ngừa trong quá trình tổ chức dự án để có thể giải quyết được các công việc trong thực tế. Thời lượng học • 8 tiết 127 Bài 6: Quản trị rủi ro dự án TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Con chuột ghé mắt nhìn qua khe ván, nó thấy ông bà chủ nông trại lấy ra một gói giấy to. Nó tự hỏi: “Không hiểu trong gói giấy đó là món ngon gì mà bọc kỹ vậy?”. Rồi bỗng nhiên nó hoảng hốt khi nhận ra đó là một cái bẫy chuột. Cái bẫy chuột xuất hiện đồng nghĩa với việc nó sẽ gặp nguy hiểm. Không biết làm thế nào, rất hoang mang và cần người chia sẻ, con chuột đi xuống bếp và thấy gà mái ở đó. Nó nói với gà mái về cái bẫy chuột và về suy nghĩ của mình. Gà mái nghe chuyện một cách dửng dưng trong khi vẫn không ngừng mổ thóc, nghe xong nó nói: “Anh chuột ạ, cái bẫy chuột chẳng liên quan gì tới tôi cả và tôi cũng chẳng quan tâm tới vấn đề của anh. Tôi chả có lý do gì để phải lo lắng, tôi chỉ có thể chúc anh may mắn”. Rất thất vọng, con chuột đi tới chuồng lợn. tại đây lợn vừa ăn xong và đang nằm lim dim ngủ. Chuột lại nói với lợn về cái bẫy chuột, về vấn đề mà nó đang gặp phải. Nghe xong lợn nói: “Tôi thực sự lấy làm buồn cho anh nhưng không giúp gì được anh, anh phải tự giải quyết vấn đề của mình thôi. Tôi chỉ có thể cầu nguyện cho anh.” Vô cùng thất vọng, chuột đi ra chuồng bò. Tại đây, nó thấy bò đang thủng thẳng nhai cỏ với dáng vẻ rất nhàn nhã. Nghĩ rằng có thể chia sẻ với bò, chuột lại kể cho bò nghe về cái bẫy chuột, về mối nguy hiểm đang rình rập mình. Nghe xong bò thủng thẳng nói: “Anh kể với tôi chuyện này cũng chẳng có ích gì. Cái bẫy chuột với tôi chả có ý nghĩa gì hết.” Hoang mang cực độ, con chuột đi lên trên nhà và nó thấy bà chủ đã đặt bẫy xong. Nó không biết phải làm gì với mối nguy hiểm đang cận kề. Trong bóng tối nó đứng một mình và khóc cho sự kém may mắn của mình. Đúng lúc đó có tiếng bẫy sập. Một con rắn độc tình cờ đi ngang qua và bị sập bẫy. Bà chủ nhà cũng nghe thấy tiếng bẫy sập. Bà nghĩ rằng đã tóm được con chuột và đi tới để xem. Trong bóng tối lờ mờ, bà không nhận ra con rắn và thế là bị rắn đớp ngay vào tay. Người nông dân vội vàng đưa vợ đi cấp cứu, hôm sau bà chủ được về nhà trong trạng thái sốt cao. Người nông dân nghĩ rằng cần nấu cháo để tẩm bổ cho vợ, thế là gà bị thịt để nấu cháo. Hôm sau bệnh tình bà chủ vẫn không thuyên giảm, mọi người đến nhà thăm hỏi rất đông. Đáp lại tấm lòng của mọi người, người nông dân mổ lợn thết đãi tất cả khách khứa. Thật đáng buồn, cuối cùng bà chủ nhà không qua khỏi. Người nông dân đành phải thịt nốt con bò để làm đám ma cho vợ mình. Như vậy cả gà, heo và bò đều chết. Chỉ duy nhất chuột còn sống. Đừng tưởng hiểm nguy là của người khác mà không liên quan tới mình đâu nhé. Câu hỏi Theo bạn trong câu truyện này, đối tượng nào gặp may mắn? đối tượng nào gặp rủi ro? Có cách nào để nhân vật trong câu truyện có thể tránh được rủi ro? Bạn nhận thức thế nào về vấn đề thông qua câu truyện này? 128 6.1. 6.1.1. 6.1.1.1. 6.1.1.2. Bài 6: Quản trị rủi ro dự án Khái niệm và các quan điểm về rủi ro Khái niệm và phân loại rủi ro Khái niệm về rủi ro Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điều không tốt lành, không tốt bất ngờ xảy đến. Đây là cách hiểu thông thường nhất. Những gì được coi là rủi ro luôn mang lại những điều mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩa với việc chủ thể tiếp nhận nó phải chịu một sự thiệt hại nào đó. Ví dụ: Bạn đang tới một cuộc hẹn với đối tác thì bị hỏng xe giữa đường. Các loại rủi ro • Rủi ro có và không kèm theo tổn thất về tài chính Thuật ngữ rủi ro bao gồm tất cả các tình huống trong đó có các nguy cơ hiện hữu. Trong kinh doanh, rủi ro thường gắn chặt với thiệt hại về tài chính, tuy nhiên trong một số trường hợp lại không như vậy mà rủi ro lại ảnh hưởng tới những vấn đề khác. Nếu doanh nghiệp bị sút giảm doanh thu do khủng hoảng, ta nói rủi ro gây thiệt hại về tài chính cho công ty. Nếu bạn không làm vừa lòng cử tri trong bầu cử, khi đó phiếu bầu cho bạn giảm, đây có thể coi là thiệt hại không liên quan tới tài chính. Ví dụ: đồng hồ báo thức hỏng và đi học muộn, bị vấp ngã và làm vỡ một giỏ trứng. • Rủi ro động và rủi ro tĩnh o Rủi ro động Đây là rủi ro xuất hiện khi nền kinh tế thay đổi dẫn đến việc công ty phải hứng chịu những tổn thất, chẳng hạn như việc doanh nghiệp không giữ được thị phần và khách hàng ổn định, không đảm bảo được chi phí và thu nhập ổn định… và hậu quả là sẽ xuất hiện những tổn thất về tài chính. Rủi ro động còn bao gồm một số tổn thất khác mà nguyên nhân của nó không phải do nền kinh tế như thiên tai, bị lừa đảo…. Nhìn chung, các rủi ro động không mang lại lợi ích cho xã hội. Nó bao gồm cả sự hư hỏng về tài sản, chuyển đổi sở hữu hay sự phá sản đối với doanh nghiệp…. Rủi ro động nhìn chung là khá nguy hiểm, hầu hết các doanh nghiệp đều chú ý tới nó và thường áp dụng cách bảo hiểm để giảm thiểu tối đa thiệt hại khi nó xảy ra. Ví dụ: bão gây thiệt hại cho doanh nghiệp nuôi thủy sản o Rủi ro tĩnh Đây là kết quả của sự thay đổi trong nền kinh tế. Rủi ro tĩnh thường ít được chú ý nhưng tầm ảnh hưởng của nó lại tương đối rộng. Ví dụ: sự thay đổi giá xăng dầu 129 Bài 6: Quản trị rủi ro dự án • Rủi ro căn bản và rủi ro cá biệt Đây là hai loại rủi ro được phân biệt dựa trên cơ sở sự khác nhau của nguồn rủi ro và hậu quả của tổn thất do chúng gây ra. o Rủi ro căn bản bao gồm các thiệt hại thông phàm về nguồn gốc và hậu quả. Đó là các rủi ro, nguyên nhân của hầu hết các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị. Nó tác động trên một vùng rộng lớn hay tất cả dân số. Ví dụ: chiến tranh. o Rủi ro cá biệt là các rủi ro phát sinh từ những hiện tượng cá biệt. Rủi ro này có thể là động hay tĩnh. Ví dụ: hoả hoạn. Nhìn chung, rủi ro căn bản không rơi vào cá biệt một ai. Do vậy toàn xã hội sẽ phải có trách nhiệm loại trừ rủi ro này. Cách thông thường nhất là thông qua các loại bảo hiểm. Rủi ro cá biệt là do các cá nhân phải gánh chịu, nó không phải chủ thể để cả xã hội quan tâm. Các cá nhân có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để hạn chế rủi ro này. • Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán o Rủi ro thuần tuý là các loại rủi ro chỉ mang lại hậu quả không có lợi hoặc những tổn thất (tức là rủi ro theo một chiều chứ hoàn toàn không có tính hai mặt). Ví dụ: bạn rơi xuống một cái hố khi đang đi ngoài đường Rủi ro thuần tuý có thể chia thành bốn nhóm như sau: ③ Rủi ro cá nhân: là các tổn thất về thu nhập hay tài sản… của một cá nhân. Nhìn chung, rủi ra cá nhân được đánh giá trên bốn mối nguy hiểm: chết sớm, tuổi già, mất sức lao động, thất nghiệp. ③ Rủi ro về tài sản: bất cứ cá nhân nào là chủ sở hữu tài sản đều chịu rủi ro về tài sản do mình sở hữu. Đây là những tổn thất về tài sản do bị hư hỏng hay mất mát. Tổn thất về tài sản gồm hai loại: tổn thất trực tiếp và tổn thất gián tiếp do hậu quả. Rủi ro về tài sản có thể là một hỗn hợp giữa ba loại rủi ro: rủi ro tổn thất về tài sản, rủi ro tổn thất về thu nhập khi tài sản không được sử dụng, chi phí tăng thêm trong trường hợp có thiệt hại về tài sản ③ Rủi ro pháp lý: đây là các rủi ro liên quan tới luật pháp hay các quy định, quy chế. Mối nguy hiểm cơ bản trong rủi ro pháp lý là sự bất cẩn (không cố ý) của người khác, hay sự nguy hiểm đến tài sản của họ do không cẩn thận hay không chủ tâm gây nên. Như vậy, rủi ro pháp lý còn có thể là kết quả của việc bất cẩn không cố ý gây nên. Rủi ro pháp lý là tổng hợp giữa khả năng thiệt hại về tài sản hiện tại và tổn thất về thu nhập trong tương lai do hậu quả thiệt hại về tài sản gây nên, hay trách nhiệm pháp lý phát sinh trong trường hợp cả khi ta cố ý hay không cố ý xâm hại quyền lợi của người khác. 130 Bài 6: Quản trị rủi ro dự án Theo pháp luật Việt Nam, nếu một người nào đó có hành vi làm hại người khác hay định gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác vì bất cứ lý do gì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý với sự thiệt hại gây ra đó. Rủi ro phát sinh do sự phá sản của người khác: Khi một người nào đó đã đồng ý làm việc cho cho một tổ chức, người đó phải chấp nhận bất kỳ tình huống nào xảy ra với tổ chức đó. Khi một cá nhân hay tổ chức bị phá sản đó là hậu quả tổn thất về tài chính, ta nói đó là rủi ro hiện hữu. Trong trường hợp này, tổ chức có thể đưa vấn đề pháp sản vào hợp đồng để xây dựng phương án thanh toán nợ vay khi có sự cố xảy ra. o Rủi ro suy đoán là loại rủi ro không hoàn toàn mang tính thiệt hại mà đôi khi nó lại mang tới lợi ích. Ví dụ: Khi đầu tư kinh doanh có thể phát sinh rủi do suy thoái Rủi ro suy đoán có thể do một số nguyên nhân sau: Rủi ro do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh doanh, rủi ro do kém khả năng cạnh tranh, rủi ro do sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, rủi ro do lạm phát, rủi ro do sự không ổn định của chính sách thuế, rủi ro do thiếu thông tin, rủi ro do bất ổn chính trị… 6.1.2. 6.1.2.1. Các quan điểm về rủi ro Các quan điểm truyền thống về rủi ro Vấn đề vận may và rủi ro luôn gắn với thực tiễn đời sống và ước vọng của con người, đặc biệt là người Á Đông. Cha ông ta cũng đã đúc kết vấn đề này thông qua các phương ngôn, như: • Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí • Trong cái rủi có cái may, trong cái may có cái rủi • Tái ông mất ngựa... Sự may rủi được hiểu là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của con người,. Sở dĩ có thực tế như vậy là do trình độ nhận thức của nhân loại nói chung và của mỗi người nói riêng đối với thế giới khách quan lúc đó còn bị hạn chế. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại càng ngày càng nhận biết và khám phá được các quy luật tự nhiên và xã hội. Điều này đã tạo sức mạnh cho con người trong việc khống chế và làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Từ đó, quan niệm về may rủi cũng đỡ thần bí và được cắt nghĩa đa chiều, mang tính khoa học và chủ động hơn. • May mắn hay cơ hội là những biến động của các điều kiện khách quan bên ngoài chủ thể (do tự nhiên, xã hội tạo ra) đưa đến những điều kiện thuận lợi cho chủ thể, giúp cho chủ thể có điều kiện bứt phá, tạo nên sự phát triển đột biến. • Rủi ro được quan niệm ngược lại, nó được coi là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể gây khó khăn, trở ngại cho chủ thể trong hành trình đi đến mục tiêu, 131 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn