Xem mẫu

Bài 4: Thẩm định dự án 0 BÀI 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Nội dung • Cơ sở pháp lý của việc thẩm định dự án. • Phương pháp thẩm định dự án. • Kỹ thuật thẩm định dự án. Mục tiêu Hướng dẫn học • Nắm được các nội dung cơ bản của thẩm định dự án. • Nắm được trình tự thẩm định dự án • Hiểu rõ sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư. • Có thể áp dụng vào thực hành, thẩm định một số dự án cơ bản. • Bám sát nội dung bài giảng. • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu để nghiên cứu bài này. • Thường xuyên tham khảo các văn bản pháp quy, các quy định về thẩm định. • Nếu có thể, học viên nên đi thực tế để nắm về vấn đề này sâu hơn. • Bài học này chủ yếu là các quy định, không có nhiều yêu cầu về học hiểu nhưng lại đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đúng theo các nội dung đã đề ra. Thời lượng học • 8 tiết 85 Bài 4: Thẩm định dự án TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Ngôi nhà nghiêng Theo Vnexpress, tại thành phố Hạ Long có xảy ra một sự việc nghiêm trọng: “Một ngôi nhà bốn tầng bỗng đổ nghiêng và dựa hẳn vào một ngôi nhà khác gây hư hỏng toàn bộ ngôi nhà này, một phần ngôi nhà kia và hầu như toàn bộ đồ đạc. Rất may không có thiệt hại về người. Qua điều tra, nguyên nhân là do giữa hai ngôi nhà này có một công trình xây nhà khác. Công trình này đào đất quá sâu trong khi nền đất ở khu vực này không tốt gây sụt lở đất và gây ra vụ việc trên. Công trình xây dựng kia: • Chưa có giấy phép xây dựng. • Chưa có thiết kế công trình. • Những người thực hiện không có kiến thức. • Không tổ chức thăm dò trước khi đào móng… Câu hỏi 1. Hậu quả trên có thể tránh được không? 2. Theo bạn, để thực hiện công trình này cần kiểm tra những gì? 86 Bài 4: Thẩm định dự án 4.1. 4.1.1. 4.1.1.1. Cơ sở pháp lý của việc thẩm định dự án Thẩm quyền quyết định đầu tư và cho phép đầu tư ở Việt Nam Thẩm quyền quyết định đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước Bất kỳ dự án nào, dù ở bước tiền khả thi hay khả thi cũng đều phải trải qua thẩm định xét duyệt. Nghiên cứu tiền khả thi nếu được xét duyệt thì cấp có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản thông qua nghiên cứu tiền khả thi. Dựa vào văn bản này mới được tiến hành tiếp bước nghiên cứu khả thi. Đối với nghiên cứu khả thi, nếu được duyệt thì cấp có thẩm quyền sẽ ban hành một trong hai văn bản sau: • Quyết định đầu tư, nếu là đầu tư của Nhà nước. • Giấy phép đầu tư, nếu là đầu tư của thành phần kinh tế khác. Mục đích của việc thẩm định là đánh giá tính pháp lý, tính hợp lý, khả năng thực hiện và khả năng mang lại hiệu quả của dự án, tức là đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của dự án. Quan điểm của thẩm định là xuất phát trên lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, đồng thời xác định lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trên cơ sở không mâu thuẫn với các mục đích chung. Các cơ quan thẩm định là những đơn vị có đủ thẩm quyền do pháp luật quy định, ngoài ra các đơn vị khác không được phép thẩm định dự án. Các cơ quan thẩm định chỉ tiến hành thẩm định khi hồ sơ dự án đã làm đầy đủ và đúng các thủ tục theo quy định. • Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A. • Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B và C. Riêng các dựa án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế – kỹ thuật của dự án. • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án ODA có mức vốn nhỏ hơn 1,5 triệu USD (không kể phần vốn đối ứng trong nước). • Các Tổng cục và các Cục trực thuộc Bộ được Bộ trưởng ủy quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm C. • Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1974 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án nhóm B có mức vốn nhỏ hơn 50% mức vốn giới hạn trên tương ứng với các dự án thuộc nhóm B và được quyền quyết định các dự án thuộc nhóm C. • Hội đồng quản trị các Tổng công ty thành lập theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/1974 của Thủ tướng Chính phủ được quyết định đầu tư các dự án nhóm C. • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được ủy quyền cho Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng, đối với các tỉnh và thành phố còn lại là dưới 500 triệu đồng. Ví dụ: Dự án xây dựng hầm đường bộ tại ngã tư Giải Phóng – Đại Cồ Việt là dự án nhóm A. 87 Bài 4: Thẩm định dự án 4.1.1.2. Thẩm quyền cho phép và cấp giấy phép đầu tư các dự án trong nước không sử dụng vốn Nhà nước • Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư các dự án thuộc nhóm A sau khi được Thủ tướng cho phép đầu tư. • Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đồng thời cấp giấy phép đầu tư các dự án thuộc nhóm B sau khi có ý kiến của Bộ trưởng quản lý ngành. • Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư các dư án thuộc nhóm C sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đầu tư. Ví dụ: Dự án xây dựng nhà máy xi măng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. 4.1.2. 4.1.2.1. Các quy định về thẩm định dự án Các yêu cầu thẩm định dự án Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và các thành phần kinh tế khác nhau đều phải thẩm định về quy hoạch xây dựng, các phương án kiến trúc, công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống cháy nổ và các khía cạnh xã hội của dự án. • Đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải được thẩm định về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. • Đối với dự án sử dụng vốn ODA phải phù hợp với quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế. 4.1.2.2. Thủ tục thẩm định dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm lập nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi để trình trực tiếp người có thẩm quyền quyết định đầu tư xét duyệt. • Nghiên cứu tiền khả thi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư thông qua bằng văn bản là cơ sở để lập nghiên cứu khả thi hoặc tiếp tục thăm dò, đàm phán, ký thỏa thuận giữa các đối tác trước khi lập nghiên cứu khả thi. • Nghiên cứu khả thi – các dự án thuộc nhóm A do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định để trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tùy theo tính chất và sự cần thiết của từng dự án, Thủ tướng yêu cầu hội đồng thẩm định Nhà nước về dự án đầu nghiên cứu và tư vấn trước khi quyết định đầu tư. Các dự án thuộc nhóm B, C thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể sử dụng các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc có thể lựa chọn tổ chức tư vấn để thẩm định. Việc thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện tuân theo quy định riêng. Ví dụ: Xin giấy phép xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất. 88 Bài 4: Thẩm định dự án 4.1.2.3. Thời gian thẩm định dự án Theo Nghị định 12/2009/NĐ – CP của Thủ tướng thì thời gian thẩm định, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định như sau: • Nhóm A không quá 40 ngày • Nhóm B không quá 30 ngày • Nhóm C không quá 20 ngày 4.1.3. 4.1.3.1. Nội dung quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước Khi các dự án này được phê duyệt, cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định đầu tư với các nội dung chính sau: • Tên dự án; • Chủ đầu tư; hình thức đầu tư; • Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án (chủ đầu tư trực tiếp quản lý, chủ nhiệm điều hành, chìa khóa trao tay, chủ đầu tư tự làm); • Địa điểm và diện tích chiếm đất; • Mục tiêu đầu tư và công suất đối với các sản phẩm chính; • Các giải pháp chủ yếu phải đảm bảo; • Khối lượng các hạng mục đầu tư chủ yếu; • Tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, nguồn vốn và điều kiện huy động; • Phương thức tổ chức đầu tư: đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu; • Thời hạn và các mốc xây dựng; • Trách nhiệm của chủ đầu tư; • Các ưu đãi và các quy định khác; • Các điều cấm; • Điều khoản thi hành. 4.1.3.2. Đối với các dự án không sử dụng nguồn vốn Nhà nước và các thành phần kinh tế khác Khi được xét duyệt, các cấp có thẩm quyền sẽ ra văn bản cho phép đầu tư với các nội dung chính sau: • Tên dự án; • Chủ đầu tư; • Quy mô; • Địa điểm và diện tích chiếm đất; • Các quy định phải thực hiện: môi trường, quy hoạch, kiến trúc… • Các ưu tiên, ưu đãi; 89 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn