Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ CON DẤU TRONG CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Lệ Nhung
  2. 1. KHÁI NIỆM Dấu là thành phần thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các VB của các CQ/TC và các chức danh nhà nước. 2. Ý NGHĨA CỦA CON DẤU - Đảm bảo tính hợp pháp của văn bản; - Đảm bảo tính chân thực của văn bản; - Biểu hiện quyền lực của Nhà nước và của cơ quan trong văn bản; - Giúp chống giả mạo văn bản.
  3. 3. CÁC VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU - Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu - Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT ngày 06.5.2002 của Bộ Công an - Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 58/2001/ NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu - Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08.4.2004 của Chính phủ về công tác văn thư - Nghị định số 31/NĐ-CP ngày 01.4.2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/CP-NĐ ngày 24/8/2001 về quản lý và sử dụng con dấu
  4. 4. CÁC LOẠI CON DẤU VÀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN  Các loại con dấu: - Dấu có hình quốc huy; - Dấu không có hình quốc huy.  Hình thức thể hiện: - Dấu ướt; - Dấu nổi; - Dấu xi.
  5. 5. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CON DẤU TRONG CÁC CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP  Thủ trưởng CQ/DN: chịu tr/nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử dụng con dấu của các cơ quaCQ/ DN. Thủ trưởng CQ có thể uỷ quyền cho TPHC (CVP) kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng con dấu của CQ/DN.  Nhân viên văn thư: có tr/nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản con dấu và đóng dấu vào VB.
  6. Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu  1.Phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ đối với hành vi mất giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu
  7. 2. Phạt tiền từ 500.000đ – 1000.000đ đối với những hành vi:  + Khắc dấu mà chưa có giấy phép  + Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu  + Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan khi không được phép của người có thẩm quyền  +Không khắc lại dấu khi cơ quan có sự thay đổi quan trọng  + Không nộp lại dấu khi cơ quan phá sản
  8. 3. Phạt tiền từ 1.000.000đ – 2.000.000đ  Không nộp lại dấu đúng quy định khi có quyết định thu hồi  Đóng dấu vào VB không có nội dung  Đóng dấu vào VB chưa có chữ ký hoặc ký không đúng thẩm quyền
  9. 4. Phạt tiền từ 2.000.000đ – 5.000.000đ  Mang dấu từ nước ngoài vào VN mà chưa được phép của cơ quan NN có thẩm quyền  Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào VN  Khắc dấu giả hoặc sử dụng dấu giả
  10. 6. NGUYÊN TẮC ĐÓNG DẤU VÀ SỬ DỤNG DẤU  Chỉ được đóng dấu vào các VB đã có chữ ký của người có thẩm quyền,  Nhân viên văn thư phải tự tay đóng dấu vào các VB,  Không giao con dấu cho người khác khi chưa có VB cho phép của người có thẩm quyền.
  11. Lưu ý khi đóng dấu:  Không đóng dấu ngược, nhoè.  Không đóng dấu khi chưa có chữ ký của người có thẩm quyền, giấy in sẵn tiêu đề, giấy trắng chưa có nội dung, giấy giới thiệu hoặc công lệnh chưa điền nội dung (đóng dấu khống chỉ)
  12. 7. VỊ TRÍ ĐÓNG DẤU - Đối với văn bản có phần đề ký VB: đóng dấu của CQ/DN ở phần chữ ký trong VB. Dấu được đóng trùm lên 1/3 chữ ký về phía tay trái. - Đối với các bản phụ lục và bản không có phần đề ký: đóng dấu ở trang đầu, trùm lên một phần tên CQ/DN hoặc tên phụ lục. - Đối với những VB quan trọng, tránh việc các trang trong VB có thể bị thay đổi cần đóng dấu giáp lai
  13. 8. BẢO QUẢN CON DẤU  Dấu của CQ/DN phải được để tại trụ sở CQ/DN. Trong trường hợp đặc biệt, Thủ trưởng Cq/DN có thể mang con dấu ra khỏi trụ sở, nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ và đóng dấu.  Dấu phải giao cho một cán bộ văn thư đủ tin cẩn giữ và đóng dấu. Khi vắng mặt, cán bộ văn thư phải bàn giao con dấu cho người khác theo y/cầu của lãnh đạo CQ/DN.  Dấu phải để trong hòm, tủ có khoá chắc chắn và để đúng nơi quy định.
  14. 8. BẢO QUẢN CON DẤU (tiếp)  Không được dùng vật cứng để cọ, rửa dấu. Khi cần cọ rửa dấu, có thể ngâm vào xăng và dùng chổi lông để rửa.  Khi dấu bị mòn trong quá trình sử dụng hoặc biến dạng thì phải xin phép khắc dấu mới để thay thế và nộp lại dấu cũ.  Trong trường hợp mất dấu: phải báo cáo ngay cơ quan công an gần nhất; đồng thời phải báo cáo cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất.
nguon tai.lieu . vn