Xem mẫu

  1. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui MỤC LỤC BÀI GIẢNG QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chƣơng I: CƠ SỞ CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ ............................................................ 4 I. Khái niệm, hình thức quản lý ..................................................................................... 4 1. Tổ chức: ................................................................................................................ 4 2. Quản lý: ................................................................................................................ 6 II. Đặc điểm của khoa học quản lý và mối liên hệ giữa khoa học quản lý và khoa học khác .............................................................................................................................. 7 1. Khoa học quản lý là một khoa học có tính ứng dụng ............................................. 7 2. Khoa học quản lý là môn khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn ..................... 8 3. Quản lý vừa là khoa học vừa có tính nghệ thuật. ................................................... 8 4. Phƣơng pháp của khoa học quản lý: ......................................................................9 III. Khái lƣợc về các lý thuyết quản lý .......................................................................... 9 1. Tƣ tƣởng quản lý cổ đại ........................................................................................ 9 2. Tƣ tƣởng quản lý thời phong kiến Việt Nam ....................................................... 11 3. Tƣ tƣởng quản lý cận-hiện đại phƣơng Tây ......................................................... 11 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG I ..................................................... 14 Chƣơng II: CÁC YẾU TỐ, NGUYÊN TẮC, CÔNG CỤ, PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ 15 I. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ........................................................................... 15 II. Các nguyên tắc quản lý .......................................................................................... 15 1. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích ................................................................ 15 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ .............................................................................. 16 3. Nguyên tắc kết hợp sử dụng toàn diện các phƣơng pháp quản lý ......................... 16 4. Nguyên tắc kết hợp “Diện” và “Điểm” ................................................................ 16 5. Nguyên tắc hiệu quả............................................................................................ 16 III. Phƣơng pháp quản lý ............................................................................................ 17 1. Lý luận chung ..................................................................................................... 17 2. Các phƣơng pháp quản lý chủ yếu....................................................................... 17 2.1 Phƣơng pháp tổ chức – hành chính.................................................................... 17 2.2 Phƣơng pháp kinh tế ......................................................................................... 18 2.3 Phƣơng pháp tâm lý-giáo dục ............................................................................ 19 3. Vận dụng các phƣơng pháp quản lý .................................................................... 20 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG II .................................................... 20 Chƣơng III: CHỨC NĂNG QUẢN LÝ .......................................................................... 21 I. Khái niệm và ý nghĩa chức năng quản lý ................................................................. 21 1. Khái niệm ........................................................................................................... 21 2. Ý nghĩa của chức năng quản lý ........................................................................... 21 II. Các chức năng quản lý ........................................................................................... 21 1.Chức năng định hƣớng: ........................................................................................ 21 2. Chức năng tổ chức .............................................................................................. 22 3. Chức năng điều hành........................................................................................... 23 4. Chức năng kiểm tra ............................................................................................. 25 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG III ................................................... 26 Chƣơng IV: NGƢỜI QUẢN LÝ..................................................................................... 27 I. Khái niệm về ngƣời quản lý và tiêu chuẩn của ngƣời quản lý .................................. 27 1
  2. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui II. Các vai trò quản lý ................................................................................................. 27 1.Các vai trò liên nhân cách .................................................................................... 27 2.Các vai trò thông tin ............................................................................................. 28 3.Các vai trò quyết định .......................................................................................... 28 III. Phân loại quản lý .................................................................................................. 29 3.1 Phân loại theo "cấp quản lý .............................................................................. 29 3.2. Phân loại theo "phạm vi" quản lý, phạm vi tác động và ảnh hƣởng................... 30 3.3. Phân loại theo vị trí của ngƣời quản lý ............................................................. 30 IV. Yêu cầu đối với ngƣời quản lý .............................................................................. 31 1.Yêu cầu về phẩm chất chính trị ............................................................................ 31 2. Yêu cầu về năng lực tổ chức quản lý ................................................................... 31 3. Yêu cầu về chuyên môn, pháp luật ...................................................................... 34 4. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tác phong ....................................................... 35 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG IV ............................................... 35 Chƣơng V: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ ........................................................................... 36 I. Khái niệm về quyết định quản lý. ............................................................................ 36 1. Khái niệm ........................................................................................................... 36 2. Phân loại quyết định quản lý ............................................................................... 36 3. Đặc điểm của quyết định quản lý: ....................................................................... 36 4. Vai trò của quyết định quản lý ............................................................................ 37 II. Tiêu chuẩn/yêu cầu đối với quyết định quản lý....................................................... 37 III. Quy trình ra quyết định quản lý............................................................................. 38 IV. Phƣơng pháp ra quyết định ................................................................................... 38 1. Nhóm 6 phƣơng pháp nghiêng về kỹ thuật ra quyết định:.................................... 38 2. Nhóm 4 phƣơng pháp, nghiêng về quy trình ra quyết định: ................................. 39 V. Tổ chức thực hiện quyết định ................................................................................. 40 1. Truyền đạt quyết định ......................................................................................... 40 2. Lập kế hoạch thực hiện quyết định ...................................................................... 40 3. Bố trí nguồn lực thực hiện quyết định ................................................................. 40 4. Kiểm tra việc thực hiện quyết định ...................................................................... 40 5. Điều chỉnh quyết định ......................................................................................... 41 6 Tổng kết việc thực hiện quyết định ...................................................................... 41 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG V .................................................... 41 Chƣơng VI: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ .............................................................. 42 I. Khái niệm và vai trò của thông tin trong quản lý ..................................................... 42 1. Khái niệm ........................................................................................................... 42 2. Vai trò của thông tin trong quản lý ...................................................................... 42 II. Phân loại thông tin ................................................................................................. 43 III. Nguyên tắc sử dụng thông tin trong quản lý .......................................................... 44 IV. Nâng cao chất lƣợng thông tin trong quản lý......................................................... 45 1. Những trở ngại trong đảm bảo thông tin .............................................................. 45 2. Các biện pháp khắc phụ trở ngại, nâng cao chất lƣợng thông tin ......................... 45 CÂU HỎI HƢỚNG DẪN HỌC TẬP CHƢƠNG VI .................................................. 47 CHƢƠNG III QUẢN LÝ TRONG THẾ KỶ XXI .......................................................... 48 I. Xu hƣớng biến đổi của thế kỷ XXI .......................................................................... 48 1. Về lĩnh vực kinh tế .............................................................................................. 48 2. Về lĩnh vực chính trị, quân sự ............................................................................. 50 2
  3. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui 3. Về văn hóa, nhân văn .......................................................................................... 51 II. Quản lý các tổ chức với vấn đề toàn cầu hóa .......................................................... 52 1. Toàn cầu hóa và những đặc trƣng của nó............................................................. 52 2. Xu thế khách quan của toàn cầu hóa.................................................................... 55 3. Các tác động của toàn cầu hóa đến tổ chức.......................................................... 58 4. Những yêu cầu đối với quản lý tổ chức trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa .... 60 III. Môi trƣờng tổ chức trong quản lý.......................................................................... 62 1. Các khái niệm ..................................................................................................... 62 2. Các xu hƣớng biến đổi của môi trƣờng tổ chức và sinh thái trong thế kỷ XXI ..... 63 3. Quản lý với môi trƣờng tổ chức .......................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66 3
  4. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Chƣơng I: CƠ SỞ CỦA KHOA HỌC QUẢN LÝ (5 tiết, Lý thuyết: 3, Thảo luận: 2) I. Khái niệm, hình thức quản lý 1. Tổ chức: 1.1 Khái niệm, đặc điểm của tổ chức Tổ chức là một thuật ngữ có tính đa nghĩa. Một định nghĩa đƣợc xem là có ý nghĩa triết học đƣợc nhắc đến là: «Tổ chức, nói rộng, là có cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức, vì vậy là thuộc tính bản thân các sự vật» (Lê Duẩn, 1973). Ở đây chúng ta chỉ bàn đến tổ chức như một nhóm có cấu trúc nhất định những con người cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó, mà để đạt được mục đích chung đó, một con người riêng lẻ không thể nào đạt đến. Khái niệm trên cũng có thể đƣợc phát biểu gọn hơn: Một tổ chức là một sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại với nhau để đạt được những mục tiêu cụ thể. Các ví dụ về tổ chức có thể gặp ở mọi nơi, trong thế giới tự nhiên (Thái dƣơng hệ, trái đất, giới sinh vật...) và trong xã hội (một đơn vị kinh doanh, trƣờng học, bệnh viện, câu lạc bộ. cơ quan công quyền, gia đình...). Bài giảng này chỉ đề cập các tổ chức thuộc về xã hội. Mọi tổ chức (xã hội) đều có các đặc điểm chung cơ bản sau đây : - Mọi tổ chức đều là những đơn vị xã hội bao gồm nhiều ngƣời (một tập thể). Những ngƣời đó có chức năng nhất định trong hoạt động của tổ chức, có quanheej với nhau trong những hình thái cơ cấu nhất định. - Mọi tổ chức đều mang tính mục đích. Tổ chức hiếm khi mang trong mình mục đích tự thân mà là công cụ để thực hiện mục đích của những chủ thể nhất định. Đây chính là yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ tổ chức nào. Điều đó đƣợc phản ảnh trong chính từ « tổ chức ». Gốc của từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp- Organon, có nghĩa là công cụ. Mặc dù mục đích của các tổ chức khác nhau là khác nhau- quân đội tồn tại để bảo vệ đất nƣớc, công an tồn tại để duy trì trật tự xã hội, các cơ quan nhà nƣớc tồn tại để điều hành công việc hàng ngày của đất nƣớc, các doanh nghiệp tồn tại để sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi ích cho các chủ sở hữu. Không có mục đích, tổ chức sẽ không còn lý do để tồn tại. - Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt đƣợc mục đích. Đó có thể là chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo của một trƣờng đại học hay phƣơng thức sản xuất-kinh doanh của một doanh nghiệp. Thiếu kế hoạch nhằm xác định những điều cần phải làm để thực hiện mục đích, không một tổ chức nào có thể tồn tại và phát triển có hiệu quả. - Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt đƣợc mục đích của mình. Các tổ chức, bất kỳ loại gì, vì lợi nhuận hay phi lợi 4
  5. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui nhuận, lớn hay nhỏ đều dùng đến bốn nguồn lực chủ yếu : nhân lực, vật lực, tài lực và thông tin. Nguồn nhân lực bao gồm những nhà quản lý và nhân viên hay công nhân.Nguồn lực tài chính bao gồm những nguồn vốn mà tổ chức huy động đƣợc để phục vụ cho các hoạt động (dài và ngắn hạn) của mình. Nguồn lực vật chất là văn phòng, nhà xƣởng, phƣơng tiện và trang thiết bị. Nguồn lực thông tin là những dữ liệu đƣợc thu thập, đƣợc nhận thức và đƣợc đánh giá là có ích cho quá trình hoạt động của tổ chức. Các nguồn lực trên phải đƣợc phối hợp có hiệu quả để đạt tới mục đích của tổ chức. - Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tƣơng tác với các tổ chức khác. Một doanh nghiệp sẽ cần vốn, nguyên vật liệu, năng lƣợng, máy móc, thông tin từ những nhà cung cấp ; cần hoạt động trong khuôn khổ quản lý vĩ mô của nn ; cần hợp tác hoặc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, cần nguồn nhân lực có chuyên môn-tay nghề từ các cơ sở đào tạo, cần khách hàng (cá nhân, các tổ chức khác) mua các sản phẩm của họ. - Cuối cùng, mọi tổ chức đều cần những ngƣời chịu trách nhiệm liên kết, phối hợp những con ngƣời bên trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguông lực khác để đạt đƣợc mục đích với hiệu quả cao- những nhà quản lý. Vai trò của những nhà quản lý có thể rõ nét ở tổ chức này hay tổ chức khác nhƣng thiếu họ tổ chức khó có thể tồn tại và phát triển. Một số tài liệu khác nhấn mạnh các đặc điểm/dấu hiệu cơ bản nhất của tổ chức, đó là: mục tiêu/mục đích của tổ chức, cấu trúc hệ thống của tổ chức và quan trọng nhất là tổ chức có các thành viên/con ngƣời 1.2 Các hoạt động cơ bản của tổ chức Hoạt động của các tổ chức là muôn hình muôn vẻ, phụ thuộc vào mục đích tồn tại, lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội, quy mô, phƣơng thức hoạt động đƣợc chủ thể quản lý lựa chọn và các yếu tố ngoại lai khác. Tuy nhiên, moi tổ chức đều phải thực hiện các hoạt động theo một quá trình liên hoàn trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trƣờng nhƣ: - Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trƣờng để trả lời những câu hỏi: Môi trƣờng đòi hỏi gì ở tổ chức? Môi trƣờng tạo ra cho tổ chức những cơ hội và thách thức nào? Trong thế giới ngày nay, hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trƣờng đƣợc coi là hoạt động tất yếu đầu tiên của mọi tổ chức. - Tìm kiếm và huy động các nguồn lực cho hoạt động của tổ chức. Trong cơ chế thị trƣờng, moi tổ chức đều cần có nguồn vốn mới hoạt động đƣợc. Nguồn vốn có thể là vốn của những tạo nên tổ chức, nguồn vốn thu đƣợc từ hoạt động có hiệu quả cải tổ chức hay nguồn vốn vay. - Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức nhƣ nguyên vật liệu, năng lƣợng, máy móc, nhân lực… và chọn lọc, thu nhận (mua sắm, tuyển) các yếu tố đó. - Tiến hành tạo ra các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức – quá trình sản xuất. - Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức cho các đối tƣợng phục vụ của tổ chức- khách hàng. - Thu đƣợc lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những ngƣời tạo nên tổ chức và các đối tƣợng tham gia và hoạt động của tổ chức. 5
  6. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui - Hoàn thiện, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng nhƣ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, các quy trình hoạt động mới. - Đảm bảo chất lƣợng các hoạt động và ác sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Quá trình trên có thể đƣợc khái quát nhƣ sau : Nghiên Có Có Phân cứu môi đƣợc đƣợc Sản phối sản Phân trƣờng vốn đầu vào xuất phẩm, phối khác dịch vụ lợi ích Không ngừng đổi mới và đảm bảo chất lƣợng Khi nhóm các hoạt động có quan hệ gần gũi, ta thấy các lĩnh vực hoạt động cơ bản của tổ chức là: - Lĩnh vực marketing - Lĩnh vực tài chính - Lĩnh vực sản xuất - Lĩnh vực nhân sự - Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển - Lĩnh vực đảm bảo chất lƣợng. Các tổ chức khác nhau đƣợc phân biệt nhờ hàng loạt tiêu chí: Mục đích của tổ chức, quy mô của tổ chức, cơ cấu của tổ chức, những điều kiện tồn tại và phát triển của tổ chức… Có rất nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan chi phối sự hình thành và phát triển của tổ chức. Trong đó, 5 yếu tố khách quan sau đây đƣợc xem là quy luật cơ bản của tổ chức học : - Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức. - Quy luật hệ thống. - Quy luật câu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức. - Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức. - Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức. 2. Quản lý: Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần có sự quản lý và có ngƣời quản lý để tổ chức hoạt động và đạt đƣợc mục đích của mình. 6
  7. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Vậy hoạt động quản lý (management) là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản lý các tổ chức đƣợc đƣa ra: - Quản lý là nghệ thuật đạt đực mục đích thông qua nỗ lực của những ngƣời khác. - Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức. - Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt đƣợc những mục đích của tổ chức. - Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức một các có hiệu quả bằng cách vận dụng các hoạt động/chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo/lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức. Định nghĩa đƣợc dùng (trong bài giảng này):Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lý (ngƣời quản lý) đến đối tƣợng quản lý (ngƣời đƣợc/bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành các hoạt động cơ bản để đạt đƣợc mục đích của tổ chức với hiệu quả cao trong điều kiện môi trƣờng luôn biến động. II. Đặc điểm của khoa học quản lý và mối liên hệ giữa khoa học quản lý và khoa học khác 1. Khoa học quản lý là một khoa học có tính ứng dụng Các bộ môn khoa học cơ bản có mục đích nhận thức sâu sắc và giải thích bản chất và quy luật vận động của các sự vận khách quan nhằm nâng cao nhận thức thế giới của con ngƣời. Khoa học ứng dụng không chỉ dừng lại ở đó mà có mục đích tìm ra con đƣờng để cải tạo đối tƣợng khách quan, xây dựng các nguyên lý, nguyên tắc, tìm kiếm các ứng dụng mới và sát hợp với thực tế, đƣa ra các phƣơng án mang tính nguyên lý trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Khoa học quản lý là một trong số các khoa học ứng dụng nhƣ thế. Khác với các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn khác, khoa học quản lý đƣa ra các phƣơng pháp trong quản lý, trong đó vấn đề mang tính quy luật là cơ chế quản lý hay tác động quản lý phải phù hợp với đối tƣợng quản lý, điều đó càng thể hiện tính ứng dụng của khoa học quản lý. Việc nghiên cứu và đƣa ra các nguyên lý quản lý là cần thiết, nhƣng chƣa phải là toàn bộ sứ mệnh của khoa học quản lý. Khoa học quản lý còn phải chỉ cho nhà quản lý biết vận dụng các nguyên lý trong từng trƣờng hợp cụ thể. Sẽ là sai lầm nếu chỉ biết áp dụng một cách máy móc, rập khuôn các nguyên lý quản lý, các cơ chế chính sách chung nhất, mặc dù chúng đƣợc coi là có giá trị khoa học và thực tiễn cho bất cứ đối tƣợng quản lý nào. Hiện nay, trình độ khoa học và nghệ thuật quản lý của các nƣớc phát triển đã đạt đƣợc những đỉnh cao, các nƣớc đi sau có thể nghiên cứu học tập nhƣng phải 7
  8. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui biết vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nƣớc mình với các đặc điểm kinh tế-xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc của từng quốc gia, vùng, miền cụ thể. 2. Khoa học quản lý là môn khoa học có tính liên ngành, liên bộ môn 2.1 Khoa học quản lý phải dựa vào các khoa học cơ bản nhƣ triết học, kinh tế chính trị học, điều khiển học… - Khoa học về xã hội nhân văn: Môn triết học có vai trò quan trọng về mặt phƣơng pháp luận, giúp nhận thức các quy luật khách quan, phát hiện và giải quyết các mâu thuẩn, giải quyết các mối quan hệ… - Khoa học về tổ chức: Lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin, điều khiển học (cybernetics), vận trù học là những khoa học kế cận với khoa học quản lý, không chỉ hỗ trợ về mặt phƣơng pháp luận mà còn cung cấp các công cụ cho quản lý. 2.2 Các khoa học hỗ trợ: Xã hội học, tâm lý học, khoa học pháp lý, khoa học sƣ phạm, khoa học tính toán… nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của quản lý. 2.3 Bản thân khoa học quản lý nghiên cứu sự tác động của chủ thể tới đối tƣợng quản lý- các quan hệ quản lý- Nội dung quan trọng của chuyên đề này. 2.4 Nhóm các công cụ và phương tiện kỹ thuật của quản lý cung cấp công cụ để thực hiện các giải pháp quản lý cụ thể. Lý thuyết xác suất thống kê, các phần mềm tin học, máy vi tính, phƣơng tiện thông tin liên lạc… là những công cụ không thể thiếu đối với ngƣời quản lý. 3. Quản lý vừa là khoa học vừa có tính nghệ thuật. Khoa học quản lý đƣợc khẳng định là một môn khoa học độc lập vì nó có cơ sở lý luận là những khái niệm, phạm trù, các quy luật (khách quan) để nhà quản lý và nhà nghiên cứu sử dụng để đƣa ra các quyết định phù hợp với đối tƣợng khách quan. Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tƣ duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Thêm nữa, khoa học quản lý cung cấp cho ngƣời quản lý phƣơng pháp nhận thức và phƣơng pháp hành động một cách khách quan, khoa học. Tính khoa học của quản lý tổ chức đòi hỏi các nhà quản lý trƣớc hết phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức. Chúng bao gồm hàng loạt các quy luật tâm lý – xã hội, quy luật kinh tế, quy luật công nghệ, đặc biệt là các quy luật quản lý… Nắm quy luật thực chất là nắm vững hệ thống lý luận về quản lý. Tính khoa học của quản lý còn đòi hỏi các nhà quản lý phải biết vận dụng các phƣơng pháp đo lƣờng định lƣợng hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học và kỹ thuật nhƣ các phƣơng pháp dự đoán, phƣơng pháp tâm lý xã hội học, các công cụ xử lý thông tin, lƣu trữ, truyền thông: máy vi tính, điện thoại, internet… 8
  9. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Bên cạnh đó, quản lý là một hoạt động thực hành, phải xử lý các tình huống cụ thể khác nhau nên phụ thuộc rất nhiều vào tài nghệ của từng ngƣời quản lý riêng biệt. Điều này thể hiện tính nghệ thuật của quản lý. Đó là cách giải quyết công việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà những kiến thức quản lý sách vở không thể chỉ ra hết đƣợc. Nghệ thuật dùng ngƣời, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm trƣờng đời… cùng với sự mẫn cảm và nhanh nhạy của nhà quản lý, thậm chí là cơ may và vận rủi của họ, có vị trí hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả quản lý. Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, tính muôn hình muôn vẻ của sự vật hiện tƣợng trong kinh tế - xã hội và trong quản lý. Không phải mọi hiện tƣợng đều mang tính quy luật và cũng không phải mọi quy luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức đều đã đƣợc nhận thức thành lý luận. Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý tổ chức, suy cho cùng là tác động tới con ngƣời với những nhu cầu hết sức đa dạng, phong phú, với những tâm tƣ tình cảm khó có thể cân, đong, đo, đếm đƣợc.Những mối quan hệ con ngƣời luôn luôn đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý khéo léo, linh hoạt, “nhu” “cƣơng”, “cứng” “mềm” và khó có thể trả lời một cách chung nhất thế nào là tốt hơn. Do vậy, trong thực tế hoạt động, quản lý các cơ quan nhà nƣớc khác với quản lý các doanh nghiệp, quản lý một đơn vị sản xuất khác với quản lý một trƣờng học, quản lý một doanh nghiệp công nghiệp khác với một doanh nghiệp du lịch. Quản lý một trƣờng học (cùng cấp) ở địa phƣơng này khác với ở địa phƣơng khác.Quản lý vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Quản lý vừa là một khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Trong quản lý (cũng nhƣ trong các lĩnh vực thực hành khác) khoa học và nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với nhau. Khoa học càng tiến bộ thì nghệ thuật càng hoàn thiện và khi nghệ thuật càng cao thì sẽ thúc đẩy khoa học phát triển chính xác và hoàn chỉnh hơn. 4. Phƣơng pháp của khoa học quản lý: - Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp mô hình hoá - Phƣơng pháp thử sai - Phƣơng pháp thực nghiệm. -… III. Khái lược về các lý thuyết quản lý 1. Tƣ tƣởng quản lý cổ đại 1.1 Thời cổ Hy Lạp: Khoa học cơ bản nói chung từ thời cổ Hy Lạp đã có những thành tựu đáng kể. Khái niệm quản lý cơ bản đã đƣợc phát hiện và áp dụng từ khoảng năm 1750 BC: Quản lý tập trung-dân chủ, trách nhiệm-kiểm tra… Có 3 nhà tƣ tƣởng cổ Hy Lạp đáng chú ý: 9
  10. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Nhà triết học Socrate (469-399 BC) với học thuyết đánh dấu một bƣớc ngoặt từ chủ nghĩa tự nhiên duy vật sang chủ nghĩa duy tâm. Khái niệm tính toàn năng về quản lý là của Socrate đƣa ra. Platon (427-347 BC), học trò của Socrate, ngƣời sáng lập trƣờng phái duy tâm khách quan, có công mô tả nhà nƣớc quý tộc lý tƣởng gồm: các nhà quý tộc cai quản, những chiến sỹ bảo vệ, thợ thủ công ở địa vị thấp và nền tảng là lao động của các nô lệ. Aristote (384-322), nhà triết học, nhà tƣ tƣởng vĩ đại bậc nhất thời cổ đại, ngƣời lập ra môn Lôgích học và một số khoa học chuyên ngành khác. Ông cho rằng hình thức cao nhất của quyền lực nhà nƣớc phải phục vụ cho toàn xã hội và là những hình thức có thể loại trừ đƣợc việc sử dụng quyền lực một cách tƣ lợi. 1.2 Thời cổ Trung Hoa: Các chức năng cơ bản của quản lý nhƣ kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đã đƣợc ghi nhận trong các trƣờng phái cổ Trung Hoa. Các ý tƣởng quản lý đất nƣớc, xã hội “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” có giá trị cao. Quản Trọng (708- 645 BC) đại diện cho phái Pháp gia, chú trọng việc quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, đã có những phân chia quyền lực nhà nƣớc (Lập pháp, Hành pháp). Quản Trọng chủ trƣơng ban hành các chính sách cai trị phải dựa vào ý dân và khi dùng ngƣời chỉ chú trọng tới tài năng, không phụ thuộc và tầng lớp xuất thân của họ. Chính sách Quản Trọng theo đuổi là “thông hóa”, “tích tài”, “phú quốc cƣờng binh”. Chủ trƣơng chính yếu là cái gì dân muốn thì ban cho dân, cái gì dân không muốn thì bỏ đi. Ðể thi hành chính sách “phú quốc cƣờng binh”, Quản Trọng chủ trƣơng “thụ nhơn”, nghĩa là dạy dỗ, đào tạo con ngƣời 1. Ngƣời cầm quyền phải cố gắng giữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. Ngƣời phát triển học thuyết Pháp trị xuất sắc nhất là Hàn Phi Tử (280-233 BC) với những tƣ tƣởng mới kết hợp pháp trị với đức trị và phƣơng pháp cai trị phải biến đổi cho phù hợp với thời thế. Khổng Tử (551-478 BC), ngƣời khai sinh học thuyết chính trị-đạo đức bán tôn giáo: Nho giáo, vốn có ảnh hƣởng rất lớn về tƣ tƣởng và phong cách quản lý, xử thế ở phƣơng Đông. Khổng Tử ngƣời đƣa ra học thuyết Đức trị. Ông chủ trƣơng muốn thành công phải có chính danh, phải biết chọn ngƣời hiền tài, phải thu phục lòng ngƣời, phải tiết kiệm. Khổng Tử cũng là nhà giáo dục nổi tiếng với nhiều học trò thành đạt. Một trong những ngƣời kế thừa nổi tiếng của Khổng Tử là Mạnh Tử (327-289 BC). Mạnh Tử nhấn mạnh vai trò của nhân dân và trách nhiệm phục vụ nhân dân của nhà cầm quyền. “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vƣơng vi khinh” là một tƣ tƣởng lớn, có giá trị đến ngày nay. 1 "Nhứt niên chi kế mạc nhƣ thụ cốc Tạm dịch: "Kế một năm, chi bằng trồng lúa Thập niên chi kế mạc nhƣ thụ mộc Kế 10 năm, chi bằng trồng cây Chung thân chi kế mạc nhƣ thụ nhơn." Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời." 10
  11. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui 2. Tƣ tƣởng quản lý thời phong kiến Việt Nam Các danh nhân Việt Nam thời không kiến tuy không phải là những nhà tƣ tƣởng chuyên nghiệp những cũng đã đƣa ra nhiều tƣ tƣởng về quản lý đất nƣớc, quản lý xã hội; trong đó chú trọng quan hệ giữa nhà nƣớc với thần dân, nêu bật vai trò và lực lƣợng to lớn của nhân dân. Nổi bật nhất là Nguyễn Trãi (1380-1442): “Chở thuyền cũng là dân, mà lật thuyền cũng là dân”, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Trƣớc đó rất lâu, Lý Công Uẩn/Lý Thái Tổ (974-1028) đã nói “Trên vâng mệnh trời, dƣới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi”. Trần Quốc Tuấn/Hƣng Đạo Vƣơng (1228-1300) chủ trƣơng “Khoan thƣ sức dân để làm kế rễ sâu gốc vững, đó là thƣợng sách giữ nƣớc”. 3. Tƣ tƣởng quản lý cận-hiện đại phƣơng Tây 3.1 Thuyết quản lý theo khoa học Robert Owen (1771-1859) cho rằng nhân tố quyết định tính cách con ngƣời là ảnh hƣởng của những điều kiện bên ngoài, còn nỗ lực của cá nhân giữ vị trí thứ yếu. Do đó R. Owen chủ trƣơng xây dựng một xã hội trật tự, đề cao vai trò của yếu giáo dục trong phát triển yếu tố con ngƣời. Fredrich Winslow Taylor (1856-1915), ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học-chìa khoá vàng mở ra kỷ nguyên mới cho ngƣời Mỹ, đã đƣa ra định nghĩa “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm, và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đây cũng chính là tƣ tƣởng cơ bản của F. Taylor về quản lý theo khoa học với 4 điểm chính: - Phát triển khoa học để thay thế những thao tác lao động cũ; - Lựa chọn công nhân một cách khoa học; - Gắn công nhân đƣợc chọn với tổ chức lao động khoa học; - Phân chia đều công việc giữa ngƣời quản lý và công nhân, phải có “cách mạng trí tuệ” cả phía ngƣời quản lý và công nhân nhằm tạo ra sự gắn bó công việc giữa hai phía. Thuyết quản lý theo khoa học của F.Taylor đƣợc đánh giá cao ở thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu XX vì nó đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý xí nghiệp, phục vụ tích cực cho sự phát triển của đại công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa. Hạn chế cơ bản trong thuyết quản lý của Taylor là sự hiểu biết còn phiến diện và máy móc về con ngƣời, bị chi phối bởi tƣ tƣởng triết học “con ngƣời kinh tế” khá phổ biến thời điểm đó. 3.2 Thuyết hành chính Đại diện tiêu biểu là Henry Fayol (1841-1925), thuyết hành chính đề cập 5 chức năng cơ bản của quản lý: Dự toán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối 11
  12. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui hợp và kiểm tra. H. Fayol đã đƣa ra tính toàn năng của quản lý và các nguyên tắc quản lý ở xí nghiệp. H. Fayol cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề con ngƣời trong quản lý nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong đào tạo cán bộ quản lý, nhất là các nhà nhà quản lý cao cấp với yêu cầu phải đủ đức, đủ tài một cách chính quy và có hệ thống. Hạn chế chủ yếu của H. Fayon là chƣa chú ý đầy đủ các mặt tâm lý và môi trƣờng xã hội của ngƣời lao động, chƣa chỉ rõ mối quan hệ giũa xí nghiệp và khách hàng-thị trƣờng. 3.2 Thuyết tổ chức trong quản lý Hai đại diện tiêu biểu nhất cho thuyết tổ chức trong quản lý là Max Weber (1864-1920) và Chester Barnard (1886-1961). M. Weber là ngƣời sáng lập ra thuyết tổ chức. Ông đề ra mô hình tổ chức để quản lý các doanh nghiệp lớn, với những yếu tố chủ yếu là sự phân công lao động rõ ràng, sắp xếp vị trí từng ngƣời trong tổ chức, quy định nội quy và thủ tục quản lý, lựa chọn ngƣời một cách nghiêm ngặt cùng với chế độ lƣơng, thƣởng, đề bạt… hợp lý. C. Barnard xây dựng lý thuyết về tổ chức trên cơ sở chủ nghĩa nhân đạo, mong muốn thúc đẩy sự hoàn hảo cá nhân và lý thuyết hệ thống. Theo C. Barnard, 3 yếu tố hợp thành một tổ chức bao gồm: Sự sẵn sàng hợp tác, mục đích chung và có thông tin. Nội dung quan trọng nhất của thuyết tổ chức Barnard là sự phản ánh các lực lƣợng tinh vi và phức tạp hình thành nên hoạt động của con ngƣời trong một tổ chức, là một hình thức hợp tác cơ bản, chặt chẽ của những con ngƣời và có tính khách quan của mỗi cá nhân, trong đó không chỉ chú ý tới yếu tố kinh tế, kỹ thuật, chuyên môn mà còn coi trọng yếu tố đạo đức, tinh thần của tổ chức. 3.3 Trường phái quan hệ con người trong quản lý Trƣờng phái này quan tâm thoả đáng đến các yếu tố tâm lý con ngƣời, tâm lý tập thể và bầu không khí trong tổ chức; phân tích yếu tố tác động qua lại giữa con ngƣời với nhau trong hoạt động của tổ chức. Hai đại diện tiêu biểu là Mary Parker Follet (1868-1933) và Elton Mayo (1880-1949). Tƣ tƣởng quản lý chủ yếu của M. Follet là về khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà phản đối việc thi hành mệnh lệnh thẳng thừng từ chủ quan ngƣời quản lý mà mệnh lệnh phải xuất phát từ “tình thế” và cho rằng, nhà quản lý phải quan tâm đến ngƣời lao động với toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm. Trong quan hệ quản lý, M. Follet đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa những ngƣời lao động và ngƣời quản lý, giữa các nhà lãnh đạo và quản lý nhƣ là một nguồn lực để tăng năng suất và hiệu quả lao động. Elton Mayo đã thực hiện các cuộc nghiên cứu thực nghiệm về hành vi con ngƣời và mối quan hệ của họ với hoạt động quản lý. Kết quả nghiên cứu của E. Mayo cho thấy việc tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên 12
  13. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui trong nhóm, giữa ngƣời quản lý – giám sát và ngƣời lao động là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động. Đóng góp nổi bật cho khoa học quản lý của E. Mayo là chủ đề nhóm xã hội và việc xem xét các hành vi của cá nhân trong mối tác động của một nhóm nhất định, trong đó sự hiểu biết về nhóm xã hội sẽ giúp cho các nhà quản lý nâng cao hiệu suất lao động. Tuy có thiết sót là đã bỏ qua lý thuyết và quá đề cao phƣơng pháp thực nghiệm, các nghiên cứu của E. Mayo đã mở ra “Môn học quan hệ con ngƣời”, đánh dấu bƣớc ngoặt trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý. Sau này, Michael Fullan (2001) trong các nghiên cứu của mình đã đặt vấn đề “Xây dựng các mối quan hệ” vào trung tâm của 5 vấn đề, 5 yếu tố cần và đủ đối với mọi nhà quản lý, nhất là trong môi trƣờng thay đổi nhanh chóng của thế kỷ XXI. M. Fullan cho rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi, cho nên cần quán triệt tƣ tƣởng của Bishop (2000): “Lãnh đạo trong thế kỷ XXI phải dịch chuyển từ công thức “Sản phẩm trên hết” sang công thức “Quan hệ trên hết”. Ở đây, rất cần nhắc lại một tƣ tƣởng nổi tiếng của K.Marx (bản in 1938, tiếng Anh): Bản chất con ngƣời không phải là sự trừu tƣợng trong các cá nhân riêng lẻ. Trong thực tế, đó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. 3.5. Thuyết hành vi trong quản lý Thuyết hành vi trong quản lý do G. B. Wattson (1875-1958) đề xƣớng năm 1913 và đƣợc đại diện tiêu biểu là Herbert Simon phát triển thành một một học thuyết tâm lý học tƣ sản hiện đại, hình thành trƣờng phái hành vi trong quản lý. Cũng vận dụng khoa học tâm lý vào quản lý giống nhƣ thuyết quan hệ con ngƣời, nhƣng những ngƣời theo thuyết hành vi quy những hiện tƣợng tâm lý vào những phản ứng của con ngƣời, đƣợc biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi, chú trọng tới trạng thái kích thích-phản ứng mà không cần tính đến trạng thái ý thức và động cơ của con ngƣời. Douglas Mc. Gregor (1906-1964) là một ngƣời phát triển thuyết hành vi, với luận thuyết nổi tiến về thuyết X và thuyết Y mâu thuẫn nhau về giả thiết (Con ngƣời có bản chất ác (X) và bản chất thiện (Y) để xem xét hành vi con ngƣời một cách hoàn thiện, đi từ cái riêng đến cái chung, từ cái bắt buộc đến tự giác). 3.6 Trường phái quản lý tác nghiệp Ra đời từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, trƣờng phái quản lý tác nghiệp đề xƣớng việc xem xét lại quan điểm và cách thức quản lý để phù hợp với điều kiện mới của xã hội phát triển: xã hội hậu công nghiệp (post-industrial society) hay xã hội thông tin. Với sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học mới nhƣ Điều khiển học, Công nghệ thông tin, các nhà quản lý tác nghiệp mà tiêu biểu là Peter Duker, đã đề 13
  14. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui cao tầm quan trong của quản lý nhƣ là một thể chế có ƣu thế thích ứng với những thay đổi của thời đại. Khái niệm “Nhà lãnh đạo thích ứng” (Adaptive leader) nhằm chỉ những ngƣời quản lý xã hội mới “Suy nghĩ toàn cầu-hành động cụ thể” (think globally while acting locally). Conceive, recognize, know, imagine CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG I 1. Tại sao con ngƣời nói chung, ngƣời làm công tác văn thƣ nói riêng phải nghiên cứu về Tổ chức và quản lý? Liên hệ vai trò của quản lý trong lớp, trƣờng của bạn. 2. Tại sao nói “Quản lý vừa là một khoa học, vừa mang tính nghệ thuật? 3. Chọn ra một tƣ tƣởng quản lý mà bạn thấy phù hợp, trình bày và phát triển nó. 4. Sƣu tầm các câu chuyện, ca dao tục ngữ liên quan đến ứng xử-giao tiếp trong quan hệ đời sống . 14
  15. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Chƣơng II: CÁC YẾU TỐ, NGUYÊN TẮC, CÔNG CỤ, PHƢƠNG PHÁP QUẢN LÝ (7 tiết, Lý thuyết: 4, Thảo luận: 3) I. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý. Bởi vì, tất cả các nhà quản lý dù hoạt động trong một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nƣớc, trong một nhà thờ, một tổ chức từ thiện, hay một trƣờng học đều chịu ảnh hƣởng ở các mức độ khác nhau từ các yếu tố và các lực lƣợng môi trƣờng xung quanh họ. Chỉ xét môi trường bên ngoài, hoạt động quản lý đã chịu ảnh hƣởng bởi vô số yếu tố: Về kinh tế: Các yếu tố vốn cơ bản, nguồn lao động, các mức giá, năng suất, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý, chính sách tài chính và thuế của nhà nƣớc, khách hàng… Về kỹ thuật công nghệ: Sự xuất hiện các sản phẩm mới, công cụ-vật liệu- máy móc mới, dịch vụ mới… Về mặt xã hội: Thái độ, lòng tin và giá trị về mặt xã hội, sự bùng nổ mới về những niềm tin xã hội, lợi ích của các quy tắc đạo đức, hành vi đạo lý… Về chính trị và luật pháp: Hệ tƣ tƣởng của đảng chính trị cầm quyền, thiết chế và thể chế nhà nƣớc, hệ thống văn bản Luật và dƣới luật… Các yếu tố bên trong ảnh hƣởng tới quản lý cũng rất đa dạng. Tập trung nhất là những vấn đề thuộc về chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý, các mối quan hệ liên quan đến nhu cầu và việc đáp ứng/thoả mãn các nhu cầu đó, tức là vấn đề lợi ích và động cơ làm việc. Những vấn đề này sẽ đƣợc trình bày ở các phần tƣơng ứng. II. Các nguyên tắc quản lý Nguyên tắc quản lý là các quy định, các chuẩn mực có tính chỉ đạo mà nhà quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý Các nguyên tắc quản lý do con ngƣời định ra, vừa phản ảnh quy luật khách quan, vừa mang dấu ấn chủ quan của con ngƣời. Có những nguyên tắc quản lý chung và những nguyên tắc quản lý đặc thù, tuỳ thuộc từng lĩnh vực quản lý khác nhau. Sau đây là một số nguyên tắc phổ biến. 1. Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích Quản lý, suy cho cùng là quản lý con ngƣời. Một điều rất cơ bản là động lực của quản lý, gồm cả chủ thể và đối tƣợng quản lý, chính là lợi ích. Do đó kết hợp hài hoà các lợi ích của con người là vấn đề có tính nguyên tắc xuyên suốt quá trình quản lý, bao gồm lợi ích của ngƣời lao động trực tiếp, lợi ích của tổ chức và lợi ích của toàn xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích sẽ đảm bảo hệ thống đƣợc vận hành thuận lợi, hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu quan hệ lợi ích bị rối loạn sẽ là nguyên nhân rối loạn tổ chức, phá vỡ hệ thống quản lý. 15
  16. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui 2. Nguyên tắc tập trung dân chủ Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng quản lý. Nguyên tắc này đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ƣu giữa dân chủ và tập trung, càng mở rộng dân chủ thì yêu cầu tập trung thống nhất ngày càng cao, khắc phục tình trạng tự do vô chính phủ cũng nhƣ tập trung quá mức dẫn đến tập trung quan liêu. Tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải đƣợc thực hiện trong khuôn khổ tập trung. Tập trung dân chủ là một nguyên tắc rất quan trọng trong quản lý, nó có tính khách quan, phổ quát song việc thực hiện không đơn giản, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, ý chí, phẩm chất đạo đức và phong cách của ngƣời quản lý. 3. Nguyên tắc kết hợp sử dụng toàn diện các phƣơng pháp quản lý Nguyên tắc này thể hiện sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý thông qua việc vận dụng các quy luật-động lực tổ chức hành chính, quy luật kinh tế và quy luật tâm lý. Đối tƣợng quản lý là con ngƣời, luôn sự tác động của nhiều mối quan hệ, có nhiều nhu cầu khác nhau và luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Do vậy, tuỳ theo đối tƣợng, hoàn cảnh mà sử dụng tổng hợp và toàn diện các phƣơng pháp quản lý với sự thay đổi liều lƣợng tác động một cách linh hoạt, phù hợp. 4. Nguyên tắc kết hợp “Diện” và “Điểm” Đây là nguyên tắc quy định phƣơng pháp làm việc của ngƣời quản lý, đòi hỏi phải nắm tình hình một cách bao quát, toàn diện, không bỏ sót một chi tiết nào dù rất nhỏ (“Diện). Đồng thời, từ sự phân tích tình thế của hệ thống một cách toàn diện mà tìm ra các khâu xung yếu, các vấn đề then chốt, các công việc cấp bách để tập trung giải quyết dứt điểm và có hiệu quả (“Điểm”). Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp hệ thống vận hành cân đối, hoàn chỉnh và khắc phục đƣợc tình trạng phân tán, dàn trải nguồn lực. 5. Nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắc hiệu quả quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng.. Nguyên tắc này đòi hỏi ngƣời quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, từ đó đề ra các quyết định tối ƣu để tạo ra các thành quả có lợi nhất cho hệ thống. Vận dụng nguyên tắc trong quản lý đòi hỏi ngƣời quản lý phải nắm vững nội dung và thực chất của nguyên tắc, nắm vững sự thay đổi của đối tƣợng để từ đó sáng tạo những hình thức và biện pháp thích hợp để tác động vào đối tƣợng quản lý, đồng thời cũng tự mình tôn trọng và thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý. 16
  17. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui III. Phương pháp quản lý 1. Lý luận chung 1.1 Khái niệm Phƣơng pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tƣợng quản lý nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đến mục tiêu. Phƣơng pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thƣờng đƣợc thay đổi theo đối tƣợng và tình huống quản lý. Nhà quản lý giỏi thực hiện tốt chức năng (quản lý) của mình nhờ nhận thức đúng và sử dụng tốt các phƣơng pháp quản lý. 1.2 Những đặc trưng cơ bản của phương pháp quản lý: Đối tƣợng tác động của các phƣơng pháp quản lý là những CON NGƢỜI, với những phức tạp vốn có của nó. Đối tƣợng quản lý là những con ngƣời cụ thể, luôn có cá tính, thói quen, tình cảm, truyển thống, kinh nghiệm, sức lực, tài năng, ƣu điểm-nhƣợc điểm… trong các thời điểm, địa điểm khác nhau, trong mối tƣơng quan lợi ích cá nhân và tập thể. Do vậy chủ thể quản lý phải biết phát huy đƣợc ƣu điểm, kìm chế những khuyết điểm; lôi cuốn thúc đẩy mọi ngƣời trong tổ chức tham gia công việc chung, đem hết sức lực tài năng làm việc cho tổ chức. Bên cạnh đó, mỗi con ngƣời cũng có tác động trở lại đối với tổ chức. Sức mạnh của tổ chức chính do tổng hợp sức mạnh của các thành viên mà có. Sự tác động đến con ngƣời với ý nghĩa là một thực thể đa dạng luôn biến đổi là đặc trƣng căn bản nhất của các phƣơng pháp quản lý. Ngoài ra, quản lý diễn ra trên tất cả các ngành,các cấp, các loại hình tổ chức khác nhau hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng nghỉ, do đó phƣơng pháp quản lý mang tính đa dạng và phong phú. Điều này đòi hỏi ngƣời quản lý khi vận dụng các phải hết sức nhạy bén, năng động, không thể máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. 2. Các phƣơng pháp quản lý chủ yếu Việc phân chia các nhóm phƣơng pháp quản lý chủ yếu ở đây dựa vào nội dung tác động đến đối tƣợng quản lý. 2.1 Phƣơng pháp tổ chức – hành chính Đây là phƣơng pháp dựa vào quyền uy tổ chức của nhà quản lý để bắt buộc ngƣời dƣới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lý Phƣơng pháp nầy gắn liền với việc xác lập các cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức. Trên cơ sở cơ cấu và cơ chế của tổ chức đƣợc xác lập và vận hành mà quyền uy của ngƣời quản lý thể hiện từ trên xuống dƣới, tạo nên sự chấp hành vô điều kiện các nhiệm vụ tổ chức giao cho mỗi ngƣời. Phƣơng pháp tổ chức – hành chính tạo ra sự bắt buộc, cƣỡng chế đối với ngƣời thừa hành. Mọi thành viên của tổ chức phải bằng mọi cách hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, không vì lý do cá nhân mà cản trở việc hoàn thành các nhiệm vụ của 17
  18. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui tổ chức. Phƣơng pháp này có ƣu thế là có thể thực hiện công việc chung một cách nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, việc quá đề cao phƣơng pháp tổ chức – hành chính sẽ dẫn đến tình trạng quan liêu, độc đoán. Để khắc phục, khi xác lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, nhà quản lý phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ và quan tâm đến các điều kiện cụ thể của các thành viên trong tổ chức. Phƣơng pháp tổ chức – hành chính hƣớng tác động từ yêu cầu chung đến các thành viên qua các biện pháp chính: - Thiết lập cơ cấu tổ chức với vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi cấp, mỗi bộ phận, mỗi thành viên. Nhờ đó, quyền lực đƣợc thông suốt và có hiệu lực từ trên xuống dƣới. - Điều chỉnh các hoạt động của tổ chức một cách nhịp nhàng, đồng bộ, nhất quán và đúng hƣớng thông qua các điều luật, nội quy, quy chế, điều lệ. - Đánh giá các kết quả quản lý một cách nghiêm túc, chính xác, công bằng, tạo điều kiện cho việc thƣởng phạt nghiêm minh đối với tất cả các thành viên. Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của phƣơng pháp tổ chức – hành chính, chủ thể quản lý phải chuyên môn hoá các chức năng, nhiệm vụ; chú trọng tích luỹ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Hệ thống quyền lực của tổ chức phải đƣợc phân công, uỷ quyền rõ ràng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Bản thân từng ngƣời quản lý phải chuyển hoá đƣợc quyền lực đƣợc giao trở thành quyền uy thực sự, đƣợc mọi thành viên trong tổ chức phục tùng một cách tự giác. 2.2 Phƣơng pháp kinh tế Đây là phƣơng pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý thông qua lợi ích kinh tế. Phƣơng pháp kinh tế phải thông qua việc chọn lựa và sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế nhƣ giá cả, lãi suất, tiền lƣơng, tiền thƣởng, lợi nhuận… để tác động đến điều kiện hoạt động của con ngƣời. Thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế, ngƣời ta tự động tính toán thiệt hơn để tự quyết định hành động của mình; mỗi ngƣời phát huy tài năng, sức lực của mình, tự chủ lấy công việc của mình, không có sự can thiệp trực tiếp của tổ chức. Phƣơng pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con ngƣời hành động. Lợi ích đó thể hiện qua thu nhận của mỗi ngƣời, lấy lại từ thành quả chung, phù hợp với mức độ đóng góp của mỗi ngƣời. Nếu ngƣời quản lý quá coi trọng lợi ích chung, coi nhẹ lợi ích cá nhân sẽ làm triệt tiêu động lực của họ. Ngoài tiền lƣơng và tiền thƣởng, phúc lợi cũng là lợi ích bổ sung cho thu nhập của con ngƣời. Nhu cầu vật chất là điều kiện cơ bản thuộc về cuộc sống của mọi ngƣời, do đó mỗi khi thực hiện một công việc cụ thể, con ngƣời rất quan tâm đến lợi ích vật chất và thu nhập. Do vậy, ngƣời quản lý phải hết sức coi trọng việc vận dụng phƣơng pháp kinh tế. 18
  19. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Tuy nhiên, phƣơng pháp kinh tế cũng có những hạn chế. Nếu lạm dụng phƣơng pháp kinh tế, con ngƣời dễ bị dẫn tới chỗ chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất cá nhân, thậm chí lệ thuộc vào vật chất, vào đồng tiền mà quên đi tinh thần, đạo lý, có thể dẫn đến những hành vi phạm pháp. Động lực từ lợi ích cá nhân của mỗi ngƣời nếu không đƣợc định hƣớng và kiểm soát, nó sẽ dẫn đến chỗ làm ăn phi pháp, phi đạo lý. 2.3 Phƣơng pháp tâm lý-giáo dục Đây là phƣơng pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý thông qua các quan hệ tâm lý, tƣ tƣởng, tình cảm. Phƣơng pháp tâm lý-giáo dục dựa vào uy tín của ngƣời quản lý để lôi cuốn mọi ngƣời trong tổ chức hăng hái, tích cực tham gia công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng ngƣời, từ đó góp phần đạt tới mục tiêu của tổ chức. Phƣơng pháp này chủ yếu vận dụng các quy luật, nguyên tắc tâm lý và giáo dục, nhờ đó ngƣời quản lý nắm đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn, tìm cảm, lý tƣởng của mỗi ngƣời và có biện pháp thích hợp để tạo lập trong mỗi thành viên niềm say mê, phấn khởi, ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo đối với công việc. Động cơ làm việc của mỗi ngƣời là mong muốn đƣợc thực hiện theo một cách nhất định. Sự mong muốn này đƣợc thúc đẩy bởi nhu cầu bên trong của mỗi ngƣời kết hợp với sự tác động bên ngoài của ngƣời quản lý và của môi trƣờng. Từ nhu cầu bên trong đến động cơ làm việc của con ngƣời, hình thành một quá trình tâm lý với các bƣớc: nhu cầu, chuẩn mực, mục đích, kế hoạch, năng lực và động cơ. Ngƣời quản lý phải biết và điều chỉnh đƣợc các bƣớc hành thành động cơ làm việc của mổi ngƣời. Những yếu tố tạo ra động lực làm việc còn nảy sinh từ nội dung công việc và các yếu tố liên quan, bao gồm: sự thách thức, sự công nhận, sự thành đạt, tinh thần trách nhiệm, khả năng thành đạt và thăng tiến. (Vấn đề nhu cầu - động cơ liên quan chặt chẽ đến chức năng quản lý thứ 3: lãnh đạo-động viên, sẽ đƣợc trình bày chi tiết hơn ở chƣơng 3). Động cơ làm việc của con ngƣời thuộc về tâm lý, tinh thần của mỗi ngƣời, chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau, ít bộc lộ ra bên ngoài nên khó nhận biết. Ngƣời quản lý có thể hiểu đƣợc động cơ làm việc của mỗi ngƣời từ nhiều góc độ khác nhau. Một cách thông thƣờng là làm việc gần gũi với họ, thông qua các biểu hiện bên ngoài để tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy họ làm việc. Động cơ làm việc của con ngƣời trong tổ chức còn chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi uy tín, phong cách, đạo đức, tác phong công tác và sinh hoạt của bản thân ngƣời quản lý. Uy tín của ngƣời quản lý là sự công nhận tự nguyện vai trò của nhà quản lý trong tổ chức, nó thể hiện qua sự tôn trọng, quan tâm, lòng bao dung, khả năng thu hút mọi ngƣời đến với mình. Đó là phẩm chất cần gầy dựng, gìn giữ và phát huy của ngƣời quản lý. 19
  20. Quản lý học đại cương ThS Lương Văn Vui Cần chú ý khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp tâm lý-giáo dục. Đó là không khí thân mật quá trớn trong tổ chức, dẫn tới xuê xoa, không đảm bảo quy tắc làm việc, quy chế cơ quan đơn vị. Cũng cần lƣu tâm rằng việc thực hiện phƣơng pháp này tốn nhiều thời gian, tâm trí của nhà quản lý. 3. Vận dụng các phƣơng pháp quản lý Phƣơng pháp quản lý nào cũng có ƣu điểm và hạn chế của nó. Một nhà quản lý có kinh nghiệm và muốn có hiệu quả quản lý cao nhất thiết phải kết hợp nhuần nhuyễn, thuần thục và linh hoạt các phƣơng pháp quản lý với nhau, phù hợp với từng đối tƣợng quản lý, điều kiện hoàn cảnh và thời điểm. Cần kết hợp phát huy lợi thế của các phƣơng pháp quản lý để khống chế, hạn chế những khiếm khuyết của chúng. Đã có một thời gian khá dài, các nhà quản lý nƣớc ta tuyệt đối hoá, cƣờng điệu hoá phƣơng pháp tổ chức-hành chính và phƣơng pháp tâm lý-giáo dục, coi nhẹ phƣơng pháp kinh tế. Hệ luỵ trong thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp là tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính hình thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của các thành viên. Trong điều kiện xây dựng đất nƣớc hiện nay, trong nền kinh tế thị trƣờng, các quy luật kinh tế-xã hội đƣợc nhận thức đầy đủ hơn. Lợi ích cá nhân chính đáng của ngƣời lao động đã đƣợc coi trọng vì lợi ích thiết thân của mỗi ngƣời chính là điểm xuất phát để xác lập hệ thống lợi ích tập thể và xã hội. Do vậy, phƣơng pháp kinh tế trở thành phƣơng pháp tác động chủ yếu đối với mọi ngƣời, cần đƣợc nhà quản lý đầu tƣ vận dụng đúng mức. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG II 1. Trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý, theo bạn yếu tố nào là ít quan trọng nhất, giải thích. 2. Chọn ra một nguyên tắc quản lý mà theo ban, là nguyên tắc quan trọng nhất. Hãy lý giải sự chọn lựa và thử đƣa các ứng dụng-vận dụng vào thực tế. 3. Nắm thật kỹ các phƣơng pháp quản lý về khái niệm, ƣu điểm, hạn chế, cách vận dụng. Theo bạn, ở trƣờng chúng ta/ở địa phƣơng của bạn, việc vận dụng các phƣơng pháp này hiện nay đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? 20
nguon tai.lieu . vn