Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ DỰ ÁN Biên soạn: Nguyễn Quốc Ấn Giảng viên chính Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  2. Tài liệu tham khảo: - QUẢN LÝ DỰ ÁN. Cao Hào Thi (chủ biên), Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2004. - QUẢN LÝ DỰ ÁN. G. Hirsch, Đặng Hữu Đạo và các cộng sự. Nxb Giáo dục, 1994. - THIẾT LẬP & THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Nhóm tác giả. Nxb Thống Kê, 2006.
  3. QUẢN TRỊ KINH DOANH  Hai xu hướng trong Quản trị kinh doanh.  Vị trí môn học Quản lý dự án.
  4. QUẢN LÝ DỰ ÁN  Cái gì?  Khi nào?  Ở đâu?  Tại sao?  Làm thế nào?
  5. QUẢN LÝ DỰ ÁN  Nguyên tắc đánh giá: 70% + 30%.  Bài tập tình huống.  Thuyết trình.  Thi cuối khóa.
  6. • C. 1: DỰ ÁN: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG • C. 2: LỰA CHỌN DỰ ÁN. • C. 3: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. • C. 4: HOẠCH ĐỊNH TIẾN ĐỘ DỰ ÁN. • C. 5: QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN. • C. 6: KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT.
  7. CHƯƠNG I DỰ ÁN: Những vấn đề chung
  8. 1.ĐỊNH NGHĨA DỰ ÁN - Dự án: là một tập hợp có tổ chức của các hoạt động và các quy trình đã được tạo ra để thực hiện các mục tiêu riêng biệt trong các giới hạn về nguồn lực, ngân sách và các kỳ hạn đã được xác lập trước. - Một dự án là thực hiện một nỗ lực tạm thời để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hay kết quả đặc biệt.”
  9. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN 2.1. Tính chất của dự án: Tính duy nhất. Tính tạm thời. Tính phức tạp & đa ngành. Tính bất định.
  10. Tính chất của dự án Dự án có tính duy nhất do:  Mục tiêu của dự án là duy nhất.  Hoạt động của dự án không lặp lại.  Đòi hỏi dự án phải thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
  11. Tính chất của dự án Dự án có tính tạm thời vì:  Dự án được xây dựng dựa trên các số liệu dự báo .  Các hoạt động và bộ máy quản lý của dự án chỉ có tính chất giai đoạn.  Yêu cầu dự án phải thay đổi theo kịp diễn biến thực tế của thị trường (hay môi trường).
  12. Tính chất của dự án  Dự án phải được kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong từng giai đoạn.
  13. Tính chất của dự án Dự án thường bao gồm nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau:  Đòi hỏi nhiều kỷ năng khác nhau.  Thường có sự va chạm giữa các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.  Quản trị gia dự án phải có khả năng tổng hợp và dung hòa các ý kiến khác nhau: cần kỷ năng quản trị.
  14. Tính chất của dự án Dự án có tính bất định vì là một hoạt động của tương lai.  Dự trù các tình huống khác nhau.  Có các phương án phòng chống rủi ro.
  15. 2.2. Các yếu tố xác định một dự án - Mục tiêu của dự án: cụ thể, dễ hiểu, đo lường được, đồng thuận, khả thi, thời gian giới hạn (SMART). * Specific. * Measurable. * Agree upon. * Realisable. * Time bound.
  16. Các yếu tố xác định một dự án - Các điều kiện ràng buộc: + Chất lượng của các sản phẩm đầu ra. + Thời gian + Chi phí (nguồn lực). - Các yếu tố rủi ro
  17. 2.3. Giới hạn quy mô dự án: Quy mô dự án được giới hạn căn cứ trên việc xác định các công việc chỉ thuộc về một dự án. Quy mô của dự án càng nhỏ, khả năng thành công của dự án càng cao.
  18. 3. Phân biệt dự án, chương trình và danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư : lợi ích lớn nhất, rủi ro thấp nhất (chiến lược đầu tư). Chương trình : đạt được các mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Dự án : mục tiêu duy nhất.
  19. Định nghĩa chương trình  Một chương trình là một tập hợp các dự án, trong đó mỗi dự án có mục tiêu cụ thể và cùng nhóm lại để thực hiện một mục tiêu chung.  Một chương trình là một nhóm các dự án liên quan được điều phối để đạt được lợi ích cao nhất và quản lý tốt nhất, mà sẽ không có được nếu thực hiện riêng lẻ.
  20. Danh mục đầu tư Một Danh mục đầu tư là một tập hợp các dự án và/ hoặc chương trình và các phần việc khác được nhóm lại để thúc đẩy hiệu quả công việc nhằm đạt đến chiến lược kinh doanh.
nguon tai.lieu . vn