Xem mẫu

  1. 8/3/2020 Quản Lý Dự Án Đầu Tư ThS. Đặng Đức Văn Email: ducvanvn@yahoo.com 1 Nội dung Chương 1: Tìm Hiểu Chung Về Quản Lý Dự Án Chương 2: Đội Ngũ Thực Hiện Dự Án Chương 3: Các Đối Tượng Liên Quan Đến Dự Án Chương 4: Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Chương 5: Thiết Lập Hệ Thống Kiểm Soát Và Hoạch Định Dự Án Chương 6: Phân Tích Cấu Trúc Dự Án Chương 7: Ước Tính Công Việc Dự Án Chương 8: Sắp Xếp Công Việc Dự Án 2 Nội dung (tt) Chương 9: Xác Định Trọng Tuyến Của Dự Án Chương 10: Thiết Lập Lịch Trình Dự Án Chương 11: Phân Bổ Nguồn Lực Và Kiểm Soát Dự Án Chương 12: Kết Thúc Dự Án 3 1
  2. 8/3/2020 Tài liệu học tập Larry Richman, Project Management-Step by Step, Amacom, 2006 TS. Nguyễn Thanh Liêm, Quản trị dự án, Nhà xuất bản Tài chính, 2010 Trịnh Thùy Anh, Quản trị dự án, Nhà xuất bản Thống kê, 2010 4 Chương 1: Tìm Hiểu Chung Về Quản Lý Dự Án 5 Dự án là gì? Dự án là một quá trình gồm các công việc, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực và ngân sách. 6 2
  3. 8/3/2020 Quản lý dự án là gì? Có nhiều định nghĩa về quản lý dự án  Theo PMI (Project Management Institute), ''QLDA là sự áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật đối với các công việc của dự án để đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của các đối tượng hữu quan đối với dự án.''  Theo học viện QLDA Anh Quốc, “QLDA là tổng thể các hoạt động từ hoạch định, kiểm soát và phối hợp một DA từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn tất các công việc nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong khuôn khổ thời gian, ngân sách và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng.” 7 Lịch sử của quản lý dự án  QLDA đã có từ xa xưa. Điển hình là các công trình xây kim tự tháp ở Ai Cập.  Thập niên 50s - 60s QLDA được chính thức xem là một khái niệm quản trị. Mở đầu là những hoạt động nghiên cứu những phương pháp và công cụ để quản lý những dự án về không gian vũ trụ như Polaris và Apollo.  Những năm giữa thập niên 60s, các nhà QLDN bắt đầu nghiên cứu những kỹ thuật và cấu trúc tổ chức mới để giúp họ có thể nhanh chóng thích nghi với biến động của môi trường kinh doanh 8 Lịch sử của quản lý dự án (tt) Thập niên 70s-80s phổ biến càng nhiều những thông tin, dữ liệu xung quanh vấn đề QLDA; dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều lý thuyết, phương pháp cũng như tiêu chuẩn về QLDA. Đầu thập niên 90s, tất cả những tổ chức lợi nhuận cũng như phi lợi nhuận hầu như đều áp dụng những quy trình và công cụ QLDA trong công tác quản lý. 9 3
  4. 8/3/2020 Phân biệt CV dự án và CV chức năng Công việc chức năng:  CVCN là những việc thường lệ diễn ra hàng ngày  Đặc điểm tiêu biểu của CVCN o CVCN là những việc hàng ngày, thường kỳ. o Nhà quản lý quản lý 1 chức năng cụ thể và chịu trách nhiệm về những hướng dẫn kỹ thuật. o Nhân lực cũng như các nguồn lực khác được giao phó cho các phòng ban chức năng. o Các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm về nhiệm vụ riêng của phòng ban mình. 10 Sơ đồ cấu trúc của CVCN 11 Công việc dự án CVDA là “một nỗ lực mang tính nhất thời nhằm tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ duy nhất, độc nhất”: o “Nhất thời” vì dự án có thời điểm bắt đầu và kết thúc là rõ ràng. o “Duy nhất, độc nhất” vì sản phẩm hay dịch vụ chúng tạo ra là khác nhau. 12 4
  5. 8/3/2020 Công việc dự án (tt) Những đặc điểm tiêu biểu của CVDA o Dự án mang tính độc nhất và nhất thời. o Một nhà QLDA quản lý 1 dự án cụ thể. o Nhân lực cũng như các nguồn lực khác không được giao phó liên tục, thường xuyên cho nhà QLDA. o Nhà QLDA chịu trách nhiệm về dự án trên các phương diện thời gian, chi phí và chất lượng 13 Công việc dự án (tt) VD về quan hệ giữa CVCN và dự án: 14 Các hình thức tổ chức dự án Hình thức chức năng Hình thức dự án thuần túy Hình thức ma trận 15 5
  6. 8/3/2020 Hình thức chức năng Dự án được chia ra làm nhiều phần và được phân công tới các đơn vị chức năng. Dự án sẽ được tổng hợp bởi nhà quản lý chức năng cấp cao. 16 Hình thức chức năng (tt) 17 Hình thức chức năng (tt)  Ưu điểm: o Được sự hỗ trợ tối đa về trí lực và kỹ thuật cho việc giải quyết các vấn đề của dự án. o Sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất. o Gia tăng hiệu quả do chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa. o Quan hệ theo chiều dọc rõ ràng, xác định rõ các vai trò và trách nhiệm. o Kiểm soát chất lượng dễ dàng. o Ổn định và phát triển nghề nghiệp lâu dài cho nhân viên. 18 6
  7. 8/3/2020 Hình thức chức năng (tt)  Nhược điểm: o Không có quyền lực dự án tập trung, do đó không có ai chịu trách nhiệm cuối cùng cho dự án. o Tổ chức nhóm dự án lỏng lẻo. o Bộ phận chức năng thường có xu hướng quan tâm nhiều đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính của nó hơn là vấn đề của dự án. 19 Hình thức chức năng (tt)  Nhược điểm: o Luân chuyển thông tin trong nội bộ gặp nhiều khó khăn, ra quyết định chậm chạp. o Khó khăn trong việc tích hợp nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. o Quản lý đóng vai trò phụ so với kỹ thuật. o Hạn chế trong các mối liên hệ với bên ngoài, thiếu sự quan tâm đến khách hàng. 20 Hình thức dự án thuần túy Dự án được tổ chức thành 1 đơn vị độc lập, trong đó một nhà quản lý chịu trách nhiệm quản lý 1 nhóm/tổ gồm các nhân viên được chọn từ những bộ phận chức năng khác nhau trên cơ sở làm việc toàn thời gian. 21 7
  8. 8/3/2020 Hình thức dự án thuần túy (tt) 22 Hình thức dự án thuần túy (tt)  Ưu điểm: o Có sự kiểm soát chặt chẽ do có quyền lực dự án. o Có đội ngũ dự án ổn định, tạo sự chuyên tâm của các thành viên trong dự án. o Ra quyết định nhanh chóng, các cấp truyền thông giảm bớt, truyền thông nhanh và chính xác hơn. o Hệ thống tích hợp tốt, mối liên hệ trực tiếp giữa các chuyên môn khác nhau. o Cân bằng giữa chất lượng, thời gian và chi phí. o Quan tâm đến yêu cầu của khách hàng 23 Hình thức dự án thuần túy (tt) Nhược điểm: o Trùng lắp các nỗ lực và nguồn lực. o Ít ổn định nghề nghiệp cho những thành viên tham gia dự án. o Có xu hướng hy sinh chất lượng kỹ thuật cho những biến số hiện hữu hơn như tiến độ và chi phí. o Dễ phát sinh không nhất quán với hệ thống quản lý, các chính sách và thủ tục với tổ chức mẹ. 24 8
  9. 8/3/2020 Hình thức ma trận Cấu trúc này là sự kết hợp của hai dạng cấu trúc tổ chức dạng chức năng và dự án. Cấu trúc ma trận có thể được xem như là cấu trúc dạng dự án đặt chồng lên cấu trúc dạng chức năng tạo nên giao diện chung giữa nhóm dự án và các thành phần chức năng. Trong cấu trúc ma trận, việc lặp lại các CV trong dự án thuần túy được loại bỏ bởi việc phân bổ các nguồn lực cụ thể của mỗi đơn vị chức năng đến từng dự án.25 Hình thức ma trận (tt) A,B C,D E,F G 26 Hình thức ma trận (tt)  Ưu điểm: o Sử dụng hiệu quả nguồn lực (so với hình thức dự án) o Động lực và cam kết của nhân viên được cải thiện (so với hình thức dự án) o Tổng hợp dự án tốt (so với hình thức chức năng) o Luồng thông tin được cải thiện (so với hình thức chức năng) o Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng (so với hình thức chức năng) và nhanh chóng nhu cầu bên trong tổ chức mẹ (so với hình thức dự án) 27 9
  10. 8/3/2020 Hình thức ma trận (tt) Ưu điểm: o Giúp dễ đạt được các mục tiêu dự án (so với hình thức chức năng). o Cân đối nguồn lực tốt nhất để đạt mục tiêu về thời gian, chi phí, thành tích của những dự án riêng biệt khi có nhiều dự án cùng được thực hiện (so với hình thức chức năng và hình thức dự án). 28 Hình thức ma trận (tt) Nhược điểm: o Sự tranh chấp về quyền lực o Gia tăng các mâu thuẫn o Khó khăn trong giám sát và kiểm soát o Vi phạm nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh vì nhân viên dự án có đồng thời 2 cấp trên, nhà quản lý chức năng của họ và nhà quản lý dự án 29 Lựa chọn hình thức tổ chức dự án Tùy thuộc vào điều kiện của công ty, khả năng nguồn lực, quy mô và yêu cầu cụ thể của dự án, quan điểm của những người ra quyết định mà lựa chọn. Tuy nhiên có thể theo nguyên tắc sau: Mô hình chức năng: dự án nhỏ, thời gian thực hiện ngắn, đơn giản về kỹ thuật Mô hình dự án: dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật, công nghệ Mô hình ma trận: dự án ở mức trung bình về quy mô và yêu cầu kỹ thuật 30 10
  11. 8/3/2020 Chương 2: Đội Ngũ Thực Hiện Dự Án 31 Giám đốc dự án Vai trò của giám đốc dự án Các kỹ năng cần có của giám đốc dự án 32 Vai trò của giám đốc dự án  Quản lý dự án để bảo đảm hoàn thành dự án đúng chất lượng và thời gian trong điều kiện ngân sách hạn chế.  Quản lý các mối quan hệ giữa người và người trong các tổ chức của dự án. Khuyến khích, động viên các thành viên tham gia dự án.  Hoạch định thời gian, nguồn lực và ngân sách cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án.  Chỉ huy dự án, giám sát, báo cáo tiến độ dự án, giải quyết những vấn đề phát sinh, kiểm soát sự thay đổi và quản lý rủi ro của dự án.33 11
  12. 8/3/2020 Những kỹ năng cần có của giám đốc dự án Kỹ năng quản lý dự án (Project management skills) Kỹ năng con người (People skills) Kỹ năng thống nhất – tổng hợp (Integration skills) Kỹ năng kỹ thuật (chuyên môn) (Technical skills) Am hiểu về tổ chức (Knowledge of the organization) 34 Những kỹ năng cần có của giám đốc dự án 35 Kỹ năng quản lý dự án Khả năng hoạch định Xác định dự án Phân tích cấu trúc dự án Ước tính các hoạt động của dự án Sắp xếp các công việc dự án Tính toán trọng tuyến dự án Thiết lập lịch trình dự án Lập kế hoạch nguồn lực Lập kế hoạch ngân sách Xây dựng qui trình giám sát và kiểm soát 36 12
  13. 8/3/2020 Kỹ năng quản lý dự án (tt) Thực hiện dự án Kiểm soát việc thực hiện mục tiêu của dự án Báo cáo về tình hình thực hiện dự án Kiểm soát những thay đổi trong quá trình thực hiện dự án Đánh giá dự án Quản lý rủi ro Đối với kỹ năng này GĐDA cần luôn trau dồi và nâng cao bằng cách đọc sách báo, tham dự các seminar, hội thảo. 37 Kỹ năng con người Quản lý mâu thuẫn Giao tiếp hiệu quả 38 Kỹ năng thống nhất – tổng hợp Đảm bảo các yếu tố của dự án phối hợp, lắp ghép hài hòa với nhau. Các giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu: lập kế hoạch, thực hiện, báo cáo, giám sát… tới khi kết thúc dự án phải được kết hợp nhuần nhuyễn. Đôi khi giám đốc dự án phải đứng trước những sự lựa chọn đòi hỏi những quyết định khôn ngoan để đạt được mục tiêu của dự án. 39 13
  14. 8/3/2020 Kỹ năng kỹ thuật chuyên môn Giám đốc dự án trước tiên cần phải là chuyên gia về lĩnh vực mà mình quản lý. Nhưng không yêu cầu giám đốc dự án phải hết sức thông thạo tất cả những kiến thức chuyên môn. Nhiệm vụ chính của giám đốc dự án là theo dõi, giám sát toàn bộ dự án. 40 Am hiểu về tổ chức Hiểu biết về văn hóa, chính sách công ty Hiểu được tính cách, nhu cầu, mong muốn của nhân viên. 41 Trách nhiệm – Giải trình – Quyền hạn Những vấn đề phát sinh trong quản lý dự án nói chung thường đến từ sự mất cân bằng giữa 3 yếu tố : trách nhiệm – giải trình – quyền hạn. 42 14
  15. 8/3/2020 Trách nhiệm (Responsibility) Trách nhiệm: là sự thỏa thuận, cam kết giữa 2 hay nhiều đối tượng nhằm đi đến một kết quả nào đó. Giám đốc dự án có trách nhiệm hoàn thành dự án. Giám đốc dự án phải phân công tất cả các công việc của dự án đi kèm trách nhiệm 1 cách rõ ràng tới các thành viên dự án. 43 Giải trình (Accountability) Giải trình là hệ quả của phần được phân công. Khi một thành viên dự án chịu trách nhiệm về 1 công việc nào đó, anh ta phải giải trình về công việc mình chịu trách nhiệm. Giải trình chính là nguồn gốc của chủ yếu của thông tin và động cơ thực hiện nhiệm vụ, nó cũng giúp tăng hiệu quả làm việc của các thành viên dự án. 44 Quyền hạn (Authority) Quyền hạn là quyền 1 cá nhân sở hữu nhằm hoàn thành trách nhiệm được giao. Quyền sử dụng những nguồn lực hợp lý để hoàn thành công việc. Quyền hạn cần tương xứng với trách nhiệm được giao và giải trình. Nếu 1 cá nhân có kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn hạn chế, giám đốc dự án nên giao quyền hạn cho người này dần dần và phải tăng cường kiểm tra ngay từ đầu. 45 15
  16. 8/3/2020 Các thành viên khác Thành viên dự án là những người làm việc trực tiếp hay gián tiếp với giám đốc dự án để hoàn thành mục tiêu của dự án. Thành viên dự án đóng rất nhiều vai trò khác nhau: kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân công trường,… Mỗi dự án là “độc nhất” nên vai trò của thành viên dự án cũng vậy. Mỗi thành viên phải hiểu kỹ về vai trò và trách nhiệm của mình trước khi bắt tay vào thực thi dự án. 46 Chương 3: Các Đối Tượng Liên Quan Đến Dự Án 47 Các đối tượng Chủ đầu tư (Client) Khách hàng (Customer) Cổ đông (Stakeholder) 48 16
  17. 8/3/2020 Chủ đầu tư (Client) Chủ đầu tư là cá nhân (tập thể) yêu cầu xây dựng dự án. Chủ đầu tư có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau – thường từ bên trong tổ chức như ban lãnh đạo cấp cao, trưởng phòng ban nào đó, hoặc các giám đốc dự án khác. Cần xác định được cá nhân (tập thể) nào có quyền thông qua dự án và đưa ra những hướng đi, giải pháp cho dự án. 49 Khách hàng (Customer) Khách hàng của dự án là đối tượng sử dụng sản phẩm sau cùng của dự án (hàng hóa, dịch vụ,…). Cần có được cam kết của họ về trách nhiệm đối với dự án. Các thành viên thực thi dự án nên trao đổi qua lại với khách hàng trong suốt vòng đời của dự án để xác định nhu cầu của khách hàng. 50 Cổ đông (Stakeholder) Cổ đông là những đối tượng có quyền lợi từ dự án. Chúng ta cần xác định họ là ai và định nghĩa nhu cầu của họ đối với dự án. Họ có thể là thành viên trong cùng công ty nhưng trực thuộc phòng ban khác, các nhà thầu, chính phủ, cổ đông công ty… Và dự án cũng sẽ thất bại nếu không đáp ứng nhu cầu của họ 51 17
  18. 8/3/2020 Chương 4: Thẩm Định Dự Án Đầu Tư 52 Phân loại dự án đầu tư Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư: Dự án độc lập nhau Dự án thay thế nhau (loại trừ) Dự án bổ sung (phụ thuộc nhau) 53 Dự án độc lập nhau Là những dự án có thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác dự án độc lập nhau là các dự án không cùng mục tiêu hoặc việc ra quyết định lựa chọn dự án này không làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại. 54 18
  19. 8/3/2020 Dự án thay thế nhau (loại trừ nhau) Là những dự án không thể tiến hành đồng thời hay nói cách khác đó là những dự án có cùng mục tiêu, nhưng cách thức thực hiện khác nhau. Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia. 55 Dự án bổ sung nhau Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện cùng lúc với nhau (hoặc cả 2 đều không thực hiện) Ví dụ: dự án khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường để vận chuyển khoáng sản. Chúng phải được nghiên cứu cùng 1 lượt. 56 Phân loại dự án đầu tư (tt) Căn cứ vào mức độ chi tiết của các nội dung trong dự án: Dự án tiền khả thi Dự án khả thi 57 19
  20. 8/3/2020 Dự án tiền khả thi Được lập cho những quy mô đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài. Do đó không thể nghiên cứu tính toán ngay dự án khả thi mà phải thông qua nghiên cứu sơ bộ, lập dự án sơ bộ. Tác dụng của dự án tiền khả thi: cơ sở để chủ đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự án chi tiết hay không? 58 Dự án khả thi  Là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính toán có căn cứ và mang tính hợp lý.  Tác dụng của dự án khả thi: o Căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. o Cơ sở để nhà đầu tư xin vay vốn hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư khác. o Cơ sở để nhà đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện quá trình đầu tư nhằm đạt mục tiêu. o Căn cứ để các đối tác đầu tư quyết định có nên góp vốn hay không. 59 Dòng tiền của dự án Khái niệm dòng tiền Các loại dòng tiền o Dòng tiền ra o Dòng tiền vào o Dòng tiền ròng o Dòng tiền tự do 60 20
nguon tai.lieu . vn