Xem mẫu

  1. BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG PHỐI HỢP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN NGÀNH THUỘC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHUYÊN ĐỀ 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THUỘC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
  2. I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
  3. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC  Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện công việc tốt nhất.
  4. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC  Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện công việc.  Phân tích công việc là một quá trình xác định và ghi chép lại các thông tin liên quan đến bản chất của từng công việc cụ thể
  5. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC  Đây là quá trình xác định trách nhiệm, nhiệm vụ liên quan đến công việc và các kỹ năng kiến thức cần có để thực hiện tốt công việc. Đây cũng là quá trình xác định sự khác biệt của một công việc này với công việc khác  Việc chuẩn bị mô tả chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm công việc, yêu cầu về trình độ kỹ năng công việc và các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích công việc.
  6. CỤ THỂ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NHẰM TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU ĐÂY  Thực hiện những công tác gì?  Khi nào công việc được hoàn tất?  Công việc được thực hiện ở đâu?  Làm công việc đó như thế nào?  Tại sao phải thực hiện công việc đó?  Để thực hiện công việc đó cần hội đủ những tiêu chuẩn trình độ nào?
  7. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC  Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc, như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao;  Các loại máy máy móc trang bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc.
  8. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Xác định các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm khi thực hiện công việc.  Bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng cho nhân viên.  Loại bỏ những bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc.
  9. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Định hướng cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn và hoàn thiện việc bố trí nhân viên.  Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên và lập kế hoạch cho các chương trình đào tạo.  Lên kế hoạch bổ nhiệm và thuyên chuyển công tác cho nhân viên.
  10. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Phân tích các đặc điểm kỹ thuật của công việc và chỉ ra loại nhân công cần thiết để thực hiện công việc một cách hoàn hảo – Xác định điều kiện để tiến hành công việc tiết kiệm thời gian và sức lực cho người thực hiện và quá trình đánh giá hiệu quả làm việc.
  11. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoàn thành công việc giúp nhà quản trị có cơ sở để làm kế hoạch và phân chia thời biểu công tác.  Qua mô tả công việc có thể chỉ ra được những yếu tố có hại cho sức khoẻ và an toàn của người lao động.  Nếu những yếu tố có hại này không thể khắc phục được thì cần thiết phải thiết kế lại công việc để loại trừ chúng.
  12. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Xây dựng mối tương quan của công việc đó với công việc khác. Tạo cơ sở để cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau nhiều hơn.  Các phẩm chất, kỹ năng nhân viên phải có để thực hiện công việc đó.
  13. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHẰM:  Xây dựng hệ thống đánh giá công việc, xếp hạng công việc làm cơ sở cho việc xác định hệ thống tiền lương và mức thù lao cần thiết cho mỗi công việc.  Giảm bớt số người cần phải thay thế do thiếu hiểu biết về công việc hoặc trình độ của họ.  Mục tiêu cụ thể của phân tích công việc là xây dựng Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn công việc
  14. Tóm lại: Không biết phân tích công việc, nhà quản trị sẽ không thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận cơ cấu trong doanh nghiệp; không thể đánh giá đựơc chính xác yêu cầu của các công việc đó, do đó, không thể trả lương, kích thích họ kịp thời, chính xác. Doanh nghiệp mới được thành lập và chương trình phân tích được thực hiện đầu tiên  Có thêm một số công việc mới  Công việc thay đổi do tác động của khoa học – kỹ thuật  Những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc.
  15. II. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
  16. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC Bước 1: Xác định chính sách của công ty, mục đích của phân tích công việc, từ đó xác định các hình thức thu thập thông tin phân tích công việc hợp lý nhất. Bước 2: Thông qua bản câu hỏi thu thập các thông tin cơ bản
nguon tai.lieu . vn