Xem mẫu

  1. BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
  2. YÊU CẦU CHUNG: TÀI LIỆU: ĐỀ CƯƠNG, GIÁO TRÌNH, SÁCH THAM KHẢO, VĂN BẢN QPPL … KIỂM TRA: 01 BÀI CÁ NHÂN; 01 BÀI THẢO LUẬN NHÓM THI: TỰ LUẬN
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: CHƯƠNG 1: Khái quát chung về BĐS và pháp luật kinh doanh BĐS CHƯƠNG 2: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh BĐS CHƯƠNG 3: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh quyền sử dụng đất, nhà ở và công trình xây dựng trên đất CHƯƠNG 4: Những vấn đề pháp lý về kinh doanh dịch vụ BĐS CHƯƠNG 5: Quản lý nhà nước trong kinh doanh BĐS
  4. PHÂN BỔ THỜI GIAN (2 tín chỉ) STT CHƯƠNG SỐ TIẾT LÝ THUYẾT THẢO LUẬN 1 Chương 1 6 4 2 2 Chương 2 8 6 2 3 Chương 3 8 6 2 4 Chương 4 4 4 0 5 Chương 5 3 3 0
  5. HƯỚNG DẪN HỌC ◼ Tự đọc tài liệu ◼ Thảo luận cùng giảng viên và các sinh viên khác ◼ Trả lời các câu hỏi ôn tập ◼ Tìm hiểu thêm về các vấn đề thực tiễn
  6. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
  7. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM BĐS, THỊ TRƯỜNG BĐS 1.1.1. khái niệm và đặc điểm của bất động sản KHÁI NIỆM: BĐS bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 - Điều 107 – Bộ luật dân sự 2015) ĐẶC ĐIỂM ➢ BĐS có vị trí cố định và không di dời được ➢ BĐS là loại tài sản có tính lâu bền ➢ BĐS có tính dị biệt ➢ Giá trị của BĐS mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu, tâm lý ➢ BĐS là tài sản lớn của mỗi quốc gia, người dân ➢ Khả năng khai thác phụ thuộc nhiều vào năng lực quản lý ➢ Chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước
  8. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thị trường BĐS KHÁI NIỆM Là tổng thể các giao dịch về BĐS giữa các chủ thể có liên quan như: mua, bán, trao đổi, cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng và các dịch vụ có liên quan (như trung gian, môi giới, tư vấn…) giữa các chủ thể trên thị trường có sự quản lý của nhà nước ĐẶC ĐIỂM ◼ Có sự tách biệt giữa hàng hóa và địa điểm giao dịch ◼ TTBĐS có tính vùng và khu vực sâu sắc ◼ TTBĐS thực chất là thị trường giao dịch các quyền và lợi ích chứa đựng trong BĐS ◼ Hoạt động của TTBĐS chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật và chính sách của của nhà nước
  9. 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường BĐS ❖ Trước thời điểm Luật đất đai 2003 ra đời ❖ 2003- 2005: những quy định sửa đổi Luật đất đai 2001 đã mở ra cơ hội phát triển cho TTBĐS ❖ 2005 – 2014: Nghị quyết đại hội Đảng XI và hàng loạt VBQPPL như Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư … tiếp tục hoàn thiện thể chế và khung pháp lý cho TTBĐS tạo điều kiện cho TTBĐS phát triển mạnh mẽ ❖ 2014 – nay: bối cảnh kinh tế có nhiều thuận lợi cho thị trường BĐS,hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo cơ hội cho thị trường BĐS phát triển nhanh chóng.
  10. 1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH BĐS 1.2. 1. Khái quát về kinh doanh BĐS KHÁI NIỆM Là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận Chuyển nhượng để bán,chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; thực hiện các dịch vụ môi giới BĐS; dịch vụ sàn giao dịch BĐS; dich vụ tư vấn BĐS hoăc quản lý BĐS nhằm mục đích sinh lợi (Khoản 1 -Điều 3 Luật Kinh doanh BĐS) ĐẶC ĐIỂM ◼ Về chủ thể: cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện kinh doanh ◼ Về đối tượng kinh doanh: BĐS – một loại tài sản đặc biệt ◼ Về ngành nghề kinh doanh: ngành nghề có điều kiện ◼ Về tính chất: có thể đem lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, cần có sự quản lý của NN ◼ Về quy mô: thường có quy mô lớn đòi hỏi nhà đầu tư có số vốn lớn và khả năng quản lý
  11. CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BĐS ◼ Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh BĐS bình đẳng trước PL, tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thông qua hợp đồng nhưng không trái quy định của PHÁP LUẬT ◼ Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật ◼ Hoạt động kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch. ◼ Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  12. 1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản ❖ Hệ thống VBQPPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành ❖ + Các VBQPPL điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh doanh BĐS (Luật kinh doanh BĐS và các văn bản hướng dẫn thi hành) ❖ + Các VBQPPL chuyên ngành (luật đất đai, Luật nhà ở, Luật xây dựng…) ❖ + Các VBQPPL điều chỉnh chung các giao dịch thương mại ( Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp…) ❖ Các tập quán thương mại ❖ Các điều ước quốc tế ❖ Các án lệ…
nguon tai.lieu . vn