Xem mẫu

BÀI GIẢNG MÔN “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH” MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...........................2 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH.................................................................10 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG KINH DOANH......................19 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TRONG KINH DOANH...............................................32 CHƯƠNG 5: DÒNG TIỀN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.............................................48 CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH.....................................................................73 Trang 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Khái niệm: Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo định nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó. 1.2. Ý nghĩa và nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh cũng như thế yếu để cũng cố, phát huy hay khắc phục. Nó còn là công cụ cải tiến công tác quản trị trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp phát huy mọi tiềm năng, thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.3. Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh: Trang 2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng chính là kết qủa kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hoá những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai, những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào phân tích những kết quả đã đạt được từ những hoạt động liên tục và vẫn còn tiếp diễn của DN, và dựa trên kết quả phân tích để để ra các quyết định quản trị ngắn hạn lẫn dài hạn thích hợp. 1.4. Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh: Nhà quản trị: phân tích để có quyết định về quản trị. Người cho vay: phân tích để có quyết định tài trợ vốn. Nhà đầu tư: phân tích để có quyết định đầu tư, liên doanh. Các cổ đông: phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp – nơi họ có phần vốn góp của mình. 1.5. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh : Đánh giá giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, so với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường. Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch . Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. Trang 3 Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất các biện pháp quản trị. Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và bằng các loại đồ thị. 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1. Phương pháp tính toán kỹ thuật của phân tích: Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. a) Phương pháp chi tiết: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận cấu thành, từng bộ phận lại biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi kết quả hoạt động kinh doanh. Ví du: trong phân tích chỉ tiêu giá thành bao gồm các bộ phận như: chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, nhiên liệu, chi phí tiền lương, khấu hao thiết bị máy móc, chi phí sản xuất chung… Đến lượt mình từng bộ phận lại bao gồm nhiều chi tiết cụ thể khác nhau. Như chi phí sản xuất chung trong chỉ tiêu giá thành lại bao gồm: lương chính, phụ của nhân viên quản lý phân xưởng, bao mòn tài sản cố định dùng chung cho phân xưởng, chi phí phục vụ và quản lý phân xưởng… Trang 4 Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Ví dụ: trong sản xuất, sản lượng sản phẩm thực hiện từng tháng, từng quý trong năm không đều nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số mua bán từng thời gian trong năm cũng không bằng nhau. Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp ta đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh. Chi tiết theo địa điểm: kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các phân xưởng, tổ đội sản xuất… hay các cửa hàng, trạm, trại, xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. b) Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra. Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn