Xem mẫu

  1. MARKETING CƠ BẢN Giảng viên: ThS. Nguyễn Cẩm Giang Bộ môn: Quản trị Kinh doanh- 206a C9 Email: giang.nguyencam@hust.edu.vn
  2. MARKETING CƠ BẢN Chương 1: Tổng quan về Marketing
  3. Mục tiêu của chương 1 Sau chương này, sinh viên có thể: •  Biết những khái niệm cốt lõi của marketing •  Hiểu được bản chất của marketing •  Tổng hợp những triết lý kinh doanh và đánh giá được hai triết lý đang phổ biến •  Phân tích được vai trò của marketing đồng thời những thách thức đối với hoạt động marketing ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐3  
  4. Nội dung của chương 1 1.1. Thuật ngữ marketing 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh 1.3. Những khái niệm cốt lõi 1.4. Vai trò của marketing 1.5. Những thách thức đối với hoạt động marketing ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐4  
  5. 1.1. Thuật ngữ marketing ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   5  
  6. 1.1.1. Định nghĩa marketing 1.1.1.1. Định nghĩa mang tính xã hội “ Marketing là những hoạt động mang tính xã hội của các cá nhân và nhóm người, nhằm có được những thứ họ cần và họ muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi một cách tự do các sản phẩm hữu hình và các dịch vụ có giá trị với những người khác” (Philip Kotler, 2009) Philip Kotler: •  Là Giáo sư Khoa Marketing trường Đại học Nothwestern, Mỹ. •  Là một trong những chuyên gia hàng đầu về marketing, sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và được dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐6  
  7. Định nghĩa của Philip Kotler cho thấy: •  Marketing là một dạng hoạt động xã hội, tức là hoạt động của con người tác động lên con người; •  Sự thỏa mãn nhu cầu là mục đích của hoạt động marketing; •  Marketing có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào khi một chủ thể xã hội (cá nhân hoặc tổ chức) cố gắng trao đổi một thứ gì đó với một chủ thể xã hội khác; •  Trao đổi là phương tiện để đạt được sự thỏa mãn và là bản chất của hoạt động marketing. Thông qua trao đổi, các chủ thể xã hội thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐7  
  8. 1.1.1. Định nghĩa marketing 1.1.1.2. Định nghĩa mang tính quản trị “ Marketing là một chức năng của tổ chức và là một tập hợp các quá trình nhằm tạo ra, truyền thông và phân phối giá trị tới các khách hàng và nhằm quản trị các quan hệ với khách hàng theo những cách thức có lợi cho tổ chức và các bên liên quan tới tổ chức đó” (AMA, 2012) AMA: American Marketing Association ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐8  
  9. Định nghĩa này cho thấy: •  Marketing là hoạt động quản trị của tổ chức •  Khách hàng mục tiêu là đối tượng tác động của hoạt động marketing •  Mục đích của hoạt động marketing là thoả mãn khách hàng và đạt mục tiêu của tổ chức •  Phạm vi hoạt động của marketing là các quyết định về thiết kế sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến bán ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐9  
  10. 1.1.2. Phân biệt các khái niệm Marketing vs tiếp thị Marketing vs tiêu thụ/ bán hàng Chuẩn  bị  sản   Bán  hàng   Dịch  vụ  sau   Sản  xuất   xuất   (Gêu  thụ)   bán  hàng   MARKETING   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐10  
  11. 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   11  
  12. 1.2. Marketing với tư cách là một triết lí kinh doanh Định hướng Định     MarkeGng  vị   Định hướng sản  phẩm   hướng   MarkeGng   sản xuất Xã  hội   bán  hàng   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐12  
  13. •  Quan điểm định hướng sản xuất khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm được bán rộng rãi và giá hạ. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm hướng sản xuất thường tập trung sức lực vào việc nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối. Chưa  xuất  hiện  khái  niệm  về  markeGng   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐13  
  14. •  Quan điểm định hướng sản phẩm khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích sản phẩm có chất lượng cao nhất, công dụng nhiều hay có những tính năng mới. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm hướng sản phẩm thường tập trung sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến chúng. Chưa  xuất  hiện  khái  niệm  về  markeGng   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐14  
  15. •  Quan điểm định hướng bán hàng khẳng định rằng nếu cứ để yên thì người tiêu dùng thường sẽ không mua sản phẩm của công ty với số lượng khá lớn. Vì vậy, tổ chức cần phải có nhiều nỗ lực tiêu thụ và xúc tiến bán. Hình  thành  khái  niệm  về  markeGng  cổ  điển   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐15  
  16. •  Quan điểm định hướng marketing khẳng định rằng chìa khóa để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu và mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thỏa mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh Ra  đời  khái  niệm  về  markeGng  hiện  đại   ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐16  
  17. •  Quan điểm marketing vị xã hội quan tâm tới những lợi ích cho xã hội, công đồng. Quan điểm này khẳng định rằng, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không chỉ cần tập trung đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn cần phải xem xét những trách nhiệm với xã hội. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐17  
  18. 1.2.1. Quan điểm định hướng marketing (4 nguyên tắc) 1.2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn và tập trung •  Lựa chọn: nhà quản trị marketing phải kĩ càng trong việc lựa chọn được thị trường mục tiêu cho công ty •  Tập trung: doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực vào những thị trường mục tiêu đã chọn. Nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, trong khi những đối thủ cạnh trạnh ngày càng nhiều. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐18  
  19. 1.2.1. Quan điểm định hướng marketing (4 nguyên tắc) 1.2.1.2. Nguyên tắc mang lại giá trị cho khách hàng •  Lấy khách hàng làm mục tiêu là nhiệm vụ căn bản của marketing. Mọi quyết định của doanh nghiệp cần dựa trên những hiểu biết về khách hàng. •  Một số khẩu hiệu định hướng theo khách hàng là: v  Khách hàng là ông chủ / Khách hàng là vua / Khách hàng là thượng đế. v  Hãy yêu quý khách hàng chứ không phải sản phẩm của bạn. v  Hãy tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng chúng. v  Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐19  
  20. 1.2.1. Quan điểm định hướng marketing (4 nguyên tắc) 1.2.1.3. Nguyên tắc tạo sự khác biệt Nguyên tắc khác biệt nhấn mạnh rằng doanh nghiệp cần cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ họ cảm thấy có giá trị mà không thể có được khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp khác. ©    Nguyễn  Cẩm  Giang   Chương 1: Giới thiệu chung   M1-­‐20  
nguon tai.lieu . vn