Xem mẫu

  1. Giảng viên: Trương Kim Phụng Email: tkphung@tdu.edu.vn
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1. Khái quát về hoạt động thương mại Chương 2. PL về hoạt động mua bán hàng hóa Chương 3. PL về cung ứng dịch vụ thương mại Chương 4. PL về hoạt động trung gian TM Chương 5. Một số hoạt động thương mại khác Chương 6. Pháp luật về xúc tiến thương mại Chương 7. Chế tài thương mại
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự 2015 2. Luật Thương mại 2005 3. Luật Đấu thầu 2013 4. Luật Đấu giá tài sản 2016 5. Luật Quảng cáo 2012 6. Và các văn bản hướng dẫn thi hành 7. Trường Đại học Luật Tp.HCM, 2012. Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb Hồng Đức
  4. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Về Kiến thức: + Giúp người học có hiểu biết một cách đầy đủ về các hoạt động thương mại và phân biệt được từng loại hoạt động thương mại. + Hiểu rõ tính chất luật định phát sinh từ hoạt động thương mại như: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại và các hoạt động thương mại khác. + Biết được các hình thức và nguyên tắc áp dụng chế tài thương mại trong hoạt động thương mại.
  5. - Về Kỹ năng: + Có thể tư vấn hoặc tự mình tham gia các hoạt động thương mại, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong các hoạt động thương mại + Có khả năng bình luận, phân tích, phản biện các quy định pháp luật hoặc các sự kiện thực tế liên quan đến hoạt động thương mại.
  6. - Về nhận thức: + Có nhận thức và thái độ đúng đắn về tự do hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. + Có ý thức chấp hành tốt các quy định pháp luật khi tham gia hoạt động thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho thương nhân, nhà nước, và xã hội.
  7. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN 1.Quá trình: 30% 2.Thi cuối kỳ: 70%
  8. Chương 1. Khái quát về hoạt động thương mại 1. Hoạt động thương mại 2. Áp dụng luật đối với hoạt động thương mại 3. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại 4. Nguồn của Luật Thương mại
  9. 1. Hoạt động thương mại a. Khái niệm Theo Luật TM 1997 “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội”
  10. Hành vi thương mại theo Luật TM 1997 1- Mua bán hàng hoá; 2- Đại diện cho thương nhân; 3- Môi giới thương mại; 4- Uỷ thác mua bán hàng hoá; 5- Đại lý mua bán hàng hoá; 6- Gia công trong thương mại; 7- Đấu giá hàng hoá; 8- Đấu thầu hàng hoá; 9- Dịch vụ giao nhận hàng hoá; 10- Dịch vụ giám định hàng hoá; 11- Khuyến mại; 12- Quảng cáo thương mại; 13- Trưng bày giới thiệu hàng hoá; 14- Hội chợ, triển lãm thương mại.
  11. Khoản 1 Điều 3 Luật TM 2005 “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”
  12. b. Đặc điểm của hoạt động thương mại - Thứ nhất: là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của thương nhân - Thứ hai: không phải mọi hoạt động của thương nhân đều là hoạt động thương mại
  13. c. Các loại hoạt động thương mại -Hoạt động mua bán hàng hoá; -Hoạt động cung ứng dịch vụ -Hoạt động trung gian thương mại -Hoạt động xúc tiến thương mại -Hoạt động thương mại khác
  14. 2. Áp dụng luật thương mại a. Nguyên tắc áp dụng luật Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam PHÁP LUẬT VIỆT Các bên lựa chọn áp NAM dụng
  15. b. Áp dụng pháp luật Việt Nam - Hoạt động thương mại phải áp dụng Luật thương mại và các văn bản pháp luật có liên quan. - Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong các luật riêng thì áp dụng quy định của luật đó - Hoạt động thương mại không được quy định trong luật Thương mại và các Luật chuyên ngành thì áp dụng Luật Dân sự
  16. c. Áp dụng điều ước QT, luật nước ngoài, tập quán thương mại QT - Văn bản PLVN và ĐƯQT quy định khác thì áp dụng ĐƯQT - Trong giao dịch DS có yếu tố nước ngoài mà các bên chọn luật nước ngoài áp dụng thì áp dụng luật nước ngoài (có quyền bảo lưu) - Nếu ĐƯQT dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì áp dụng luật nước ngoài đó.
  17. Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong 2 trường hợp: - Điều ước QT mà VN ký kết có quy định áp dụng - Các bên trong giao dịch thương mại thỏa thuận áp dụng. (Được quyền bảo lưu)
  18. d. Áp dụng luật do các bên lựa chọn -Luật của nước người bán -Luật của tòa án giải quyết -Luật nơi thực hiện hợp đồng -Luật nơi có vi phạm….
  19. 3. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại - Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật - Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận - Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại - Nguyên tắc áp dụng tập quán thương mại - Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng - Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu điện tử
  20. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật - Điều 10. LTM “Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.”
nguon tai.lieu . vn