Xem mẫu

  1. LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228
  2. BÀI 5 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò của quỹ ngân sách nhà nước, của quản lý quỹ ngân sách nhà nước. • Phân tích được cơ sở pháp lý liên quan đến quỹ ngân sách nhà nước và quản lý quỹ ngân sách nhà nước, hệ thống kho bạc nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước. 3 v1.0014110228
  4. KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Lý luận nhà nước và pháp luật; • Luật Hiến pháp; • Luật Thương mại. 4 v1.0014110228
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công, Giáo trình Quản lý tài chính công. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài, các câu hỏi trắc nghiệm trong bài giảng. • Đọc tài liệu liên quan giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ và phương hướng cải cách của hệ thống kho bạc nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước. 5 v1.0014110228
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG Một số vấn đề lý luận về quỹ ngân sách nhà nước 5.1 và quản lý quỹ ngân sách nhà nước 5.2 Pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước 6 v1.0014110228
  7. 5.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5.1.1. Khái niệm, đặc điểm quỹ 5.1.2. Khái niệm, đặc điểm quản ngân sách nhà nước lý quỹ ngân sách nhà nước 7 v1.0014110228
  8. 5.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm:  Theo Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.  Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có tên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp. • Đặc điểm:  Quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, thuộc sở hữu của Nhà nước.  Quỹ ngân sách nhà nước có nguồn hình thành đa dạng: thuế, phí, lệ phí; hoạt động kinh tế của Nhà nước, …  Quỹ ngân sách nhà nước có mục đích sử dụng rất phong phú, dựa trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và được thể hiện thông qua các khoản chi chính mà quỹ ngân sách nhà nước đảm nhận. 8 v1.0014110228
  9. 5.1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Quản lý quỹ ngân sách nhà nước là quá trình tác động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến quỹ ngân sách nhà nước, nhằm làm cho quỹ ngân sách nhà nước được hình thành và sử dụng đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ sót nguồn thu và tình trạng thất thoát ngân quỹ, bảo đảm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm quỹ ngân sách nhà nước. • Yêu cầu:  Phải đảm bảo tập trung đầy đủ, đúng hạn các khoản thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước.  Phải đảm bảo thực hiện các khoản chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, tránh thất thoát tài sản trong quỹ ngân sách nhà nước.  Phải thực hiện tốt công tác điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước, bảo đảm khả năng thanh toán của các đơn vị cũng như toàn hệ thống. 9 v1.0014110228
  10. 5.1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Đặc điểm:  Là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.  Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt với hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của các chủ thể khác.  Quản lý quỹ ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động quản lý việc tập trung các khoản thu ngân sách; cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách và tổ chức điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc ngân hàng. 10 v1.0014110228
  11. 5.2. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5.2.1. Khái niệm pháp luật 5.2.2. Các nguyên tắc pháp quản lý quỹ ngân sách lý trong quản lý quỹ ngân nhà nước sách nhà nước 5.2.3. Nội dung về tổ chức 5.2.4. Nội dung quản lý quỹ và hoạt động của kho bạc ngân sách nhà nước nhà nước 11 v1.0014110228
  12. 5.2.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Pháp luật quản lý quỹ ngân sách nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều hành quản lý quỹ ngân sách nhà nước. • Đặc điểm:  Luôn có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó, cơ quan chủ quản chính là kho bạc nhà nước.  Luôn gắn liền với các khoản tiền có trên tài khoản ngân sách nhà nước các cấp, chính là quỹ ngân sách nhà nước. • Các quan hệ xã hội do các quy phạm pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước điều chỉnh gồm:  Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.  Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.  Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý, điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước. 12 v1.0014110228
  13. 5.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC a. Nguyên tắc chung • Nguyên tắc thống nhất trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Thống nhất trong hệ thống cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương về chính sách, chế độ, phương thức quản lý; trình tự thủ tục thu, chi ngân sách. • Nguyên tắc phân cấp trong quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Kho bạc nhà nước thống nhất quản lý, trực tiếp điều chuyển vốn theo trình tự: Kho bạc nhà nước Trung ương => Kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương=> Kho bạc nhà nước quận, huyện, thị xã trực thuộc. • Nguyên tắc hiệu quả trong việc quản lý ngân sách nhà nước. 13 v1.0014110228
  14. 5.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) b. Nguyên tắc cụ thể • Trong quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước:  Các khoản thu ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước.  Các khoản thu ngân sách nhà nước phải được nộp đầy đủ, đúng hạn vào quỹ ngân sách nhà nước.  Các khoản thu ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán và quyết toán kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ.  Công khai hóa trình tự, thủ tục tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước. • Trong việc cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi ngân sách nhà nước kho bạc nhà nước chỉ thực hiện cấp phát ngân sách cho những khoản chi trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định  Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.  Chi kịp thời, trực tiếp cho đối tượng sử dụng ngân sách nhà nước.  Hạch toán mọi khoản chi bằng đồng Việt Nam. 14 v1.0014110228
  15. 5.2.2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ TRONG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) b. Nguyên tắc cụ thể (tiếp theo) • Trong việc điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước giúp đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống kho bạc nhà nước  Phải tiến hành căn cứ theo định mức tồn quỹ, kế hoạch điều hòa vốn, nguồn thu, nhu cầu chi trên thực tế.  Việc điều chuyền vốn từ kho bạc nhà nước cấp trên xuống cấp dưới không được vượt quá số chênh lệch vốn kho bạc nhà nước chỉ được thực hiện khi có lệnh điều chuyển vốn đúng quy định của pháp luật (Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan). 15 v1.0014110228
  16. 5.2.3. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC a. Vị trí và chức năng của kho bạc nhà nước •Chức năng:  Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính ngoài ngân sách mà Nhà nước được giao.  Tổng kế toán nhà nước.  Thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. •Các hoạt động:  Mở tài khoản và quản lý tài khoản của các đơn vị dự toán kho bạc nhà nước, đảm nhận hoạt động cung ứng các hoạt động thanh toán qua kho bạc nhà nước.  Thực hiện quản lý quỹ ngân sách nhà nước, thực thi các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, điều hòa vốn trong hệ thống kho bạc nhà nước.  Hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, thông qua hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước. 16 v1.0014110228
  17. 5.2.3. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC (tiếp theo) b. Nhiệm vụ, quyền hạn của kho bạc nhà nước • Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:  Các dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định về lĩnh vực quản lý của kho bạc nhà nước.  Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án về quản lý quỹ kho bạc nhà nước, quỹ ngoài ngân sách do Nhà nước quản lý. • Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:  Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của kho bạc nhà nước.  Kế hoạch hoạt động hàng năm của kho bạc nhà nước. • Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của kho bạc nhà nước. • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của kho bạc nhà nước. 17 v1.0014110228
  18. 5.2.3. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC (tiếp theo) b. Nhiệm vụ, quyền hạn của kho bạc nhà nước (tiếp theo) • Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật. • Được trích tài khoản của các cá nhân, tổ chức mở tại kho bạc nhà nước để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu ngân sách nhà nước. • Tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan có liên quan. • Tổ chức thực hiện công tác thống kê kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. • Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ kho bạc nhà nước tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống. • Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu. 18 v1.0014110228
  19. 5.2.3. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC (tiếp theo) b. Nhiệm vụ, quyền hạn của kho bạc nhà nước (tiếp theo) • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị xử lý đối với các hành vi vi phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. • Hiện đại hóa hệ thống kho bạc nhà nước. • Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo sự phân công. • Thực hiện công tác tổ chức cán bộ. • Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh theo chế độ của Nhà nước. • Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu đã được phê duyệt. • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và quy định theo pháp luật. 19 v1.0014110228
  20. 5.2.3. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC (tiếp theo) c. Cơ cấu tổ chức, điều hành, lãnh đạo của kho bạc nhà nước • Về cơ cấu tổ chức  Cấp Trung ương:  Vụ Tổng hợp - pháp chế;  Vụ Tổ chức cán bộ;  Vụ Kiểm soát chi ngân sách nhà nước;  Vụ Tài vụ - quản trị;  Vụ Huy động vốn;  Văn phòng;  Vụ Kế toán Nhà nước;  Thanh tra;  Vụ Hợp tác quốc tế;  Cục Công nghệ thông tin;  Sở Giao dịch kho bạc nhà nước. 20 v1.0014110228
nguon tai.lieu . vn