Xem mẫu

  1. LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228
  2. BÀI 4 PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được định nghĩa, nội dung, đặc điểm của các nguồn chi của ngân sách nhà nước (chi ngân sách nhà nước thường xuyên và chi ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản). • Phân tích được nội dung, cơ sở pháp lý và hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến các nguồn chi của ngân sách nhà nước theo tiêu thức quy trình tổ chức thực hiện chi ngân sách. • Trình bày được định nghĩa, nội dung, đặc điểm của quỹ ngân sách nhà nước, của quản lý các quỹ ngân sách nhà nước; định nghĩa, đặc điểm, phân loại các cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý các quỹ ngân sách nhà nước. 3 v1.0014110228
  4. KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp;  Luật Thương mại. 4 v1.0014110228
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công, Giáo trình Quản lý tài chính công. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài, các câu hỏi trắc nghiệm trong bài giảng. • Đọc, tìm hiểu về những nội dung chi ngân sách nhà nước thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản qua các dự án đầu tư nhà nước, nguồn vốn cung cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. 5 v1.0014110228
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 4.1 Khái quát về chi ngân sách nhà nước 4.2 Pháp luật về chi ngân sách nhà nước thường xuyên Pháp luật về chi đầu tư phát triển của ngân sách 4.3 nhà nước 6 v1.0014110228
  7. 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm 4.1.2. Khái niệm, đặc điểm chi thường xuyên của ngân chi đầu tư của ngân sách sách nhà nước nhà nước 7 v1.0014110228
  8. 4.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm Chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ đã tập trung vào ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu chi có tác động trong ngắn hạn, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng của Nhà nước. • Đặc điểm:  Chi thường xuyên có tính ổn định:  Mối quan hệ giữa Nhà nước và ngân sách nhà nước.  Tính ổn định tương đối của các hoạt động thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.  Tổng mức chi và tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách nhà nước, nội dung và cơ cấu chi ít có sự biến động qua các năm.  Thời gian tác động ngắn, gắn với quá trình tiêu dùng xã hội.  Các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm thuộc chức năng của Nhà nước.  Các nhu cầu chi duy trì sự tồn tại và hoạt động của các cơ quan nhà nước. 8 v1.0014110228
  9. 4.1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Biểu hiện:  Hiệu lực tác động: chủ yếu trong từng năm ngân sách;  Kết quả: không trực tiếp hoặc không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, nhằm thỏa mãn các nhu cầu công cộng, xã hội. • Chi thường xuyên gắn với bộ máy và lựa chọn cung ứng hàng hóa công cộng của Nhà nước.  Đáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên thuộc chức năng của Nhà nước.  Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm quyền và lợi ích cơ bản của các thể nhân, pháp nhân trong xã hội thông qua việc cung cấp hàng hóa công cộng; mỗi thời kỳ Nhà nước có sự lựa chọn khác nhau trong cung ứng hàng hóa công cộng. • Biểu hiện:  Cơ cấu, tổ chức các bộ ngành của Nhà nước.  Phạm vi, mức độ cung cấp hàng hóa công cộng.  Mức độ xã hội hóa cung ứng hàng hóa công cộng. 9 v1.0014110228
  10. 4.1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHI ĐẦU TƯ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm Chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. • Đặc điểm:  Khoản chi lớn, không có tính ổn định: cơ cấu, thứ tự ưu tiên chi.  Theo mục đích kinh tế - xã hội và thời hạn tác động: chi cho tích lũy.  Phạm vi và mức độ tác động: gắn với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. 10 v1.0014110228
  11. 4.2. PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THƯỜNG XUYÊN 4.2.1. Pháp luật về xây dựng 4.2.2. Pháp luật về lập dự đỊnh mức chi toán chi thường xuyên 4.2.4. Pháp luật về quyết toán 4.2.3. Pháp luật về chấp hành và kiểm toán các khoản chi dự toán chi thường xuyên thường xuyên 11 v1.0014110228
  12. 4.2.1. PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI • Khái niệm Định mức chi thường xuyên là mức chi ngân sách nhà nước xác định cho một đơn vị đối tượng tính định mức chi; là căn cứ pháp lý, chuẩn mực để quản lý chi ngân sách nhà nước. • Yêu cầu:  Khoa học;  Thực tiễn;  Thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước cùng loại hình, cùng địa bàn hoặc cùng loại hoạt động;  Pháp lý. • Phân loại:  Căn cứ vào đối tượng định mức chi:  Định mức chi tổng hợp;  Định mức chi chi tiết.  Căn cứ vào mục đích sử dụng:  Định mức phân bổ;  Định mức sử dụng. 12 v1.0014110228
  13. 4.2.1. PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI (tiếp theo) • Định mức phân bổ:  Xác định loại hình đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội để xây dựng định mức.  Xác định đối tượng tính định mức cho mỗi loại hình đơn vị, lĩnh vực kinh tế xã hội.  Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức hiện hành.  Xác định khả năng nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhà nước.  Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi, quyết định định mức chính thức. • Định mức sử dụng:  Xác định nội dung (mục) chi xây dựng định mức.  Xác định nhu cầu chi theo nội dung (mục) chi, tổng hợp nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cho mỗi đơn vị, mỗi ngành, bộ.  Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện định mức hiện hành.  Xác định khả năng nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.  Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi, quyết định định mức chi chính thức. 13 v1.0014110228
  14. 4.2.2. PHÁP LUẬT VỀ LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN • Lập dự toán chi thường xuyên là việc tính toán, xác định các chỉ tiêu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước trong kỳ (năm) kế hoạch và dự kiến các biện pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó. • Phương pháp xác định:  Phân bổ từ trên xuống;  Tổng hợp từ dưới lên;  Kết hợp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên;  Trong đó, phương pháp chủ yếu là các đơn vị cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước đề xuất theo nhiệm vụ và trần ngân sách nhà nước giao hàng năm. 14 v1.0014110228
  15. 4.2.2. PHÁP LUẬT VỀ LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN • Cơ sở:  Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp an ninh - quốc phòng,... trong năm kế hoạch.  Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - kế hoạch kỳ (năm) kế hoạch.  Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước và phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.  Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương.  Chính sách, chế độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hiện hành và dự kiến nhưng thay đổi trong kỳ (năm) kế hoạch.  Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện năm báo cáo và những năm trước đó. 15 v1.0014110228
  16. 4.2.2. PHÁP LUẬT VỀ LẬP DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (tiếp theo) Quốc hội Chính phủ Dự toán Bộ Tài chính 1 Dự toán Dự toán Dự toán Sở Tài UBND Tỉnh HĐND Tỉnh III II I chính Dự toán 2 Dự toán Dự toán Dự toán Phòng UBND huyện HĐND huyện III II I tài chính Dự toán 3 TC xã UBND xã HĐND xã  v1.0014110228 16
  17. 4.2.3. PHÁP LUẬT VỀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN • Yêu cầu:  Thực hiện tốt nhất các chỉ tiêu dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước đã được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định và cấp có thẩm quyền giao.  Đảm bảo chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tuân thủ đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước và phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội của năm kế hoạch. • Căn cứ:  Dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước được cơ quan quyền lực nhà nước quyết định và cấp có thẩm quyền giao.  Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước.  Thực trạng kinh tế - xã hội của năm kế hoạch. 17 v1.0014110228
  18. 4.2.3. PHÁP LUẬT VỀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (tiếp theo) • Biện pháp:  Tăng cường tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hiện hành.  Tổ chức các hình thức cấp phát kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phù hợp với quá trình phát triển và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội.  Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán theo quy định.  Thực hiện các biện pháp tích cực đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi thường xuyên của ngân sách nhà nước theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao.  Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. 18 v1.0014110228
  19. 4.2.3. PHÁP LUẬT VỀ CHẤP HÀNH DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN (tiếp theo) • Nội dung: Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xác nhận kết quả tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. • Yêu cầu:  Lập và gửi đầy đủ, kịp thời các loại báo cáo tài chính theo đúng chế độ quy định.  Đúng mẫu biểu, nội dung ghi trong dự toán được giao và chi tiết theo đúng mục lục ngân sách nhà nước.  Số liệu phải đầy đủ, chính xác, trung thực, có thuyết minh đầy đủ, rõ ràng, có xác nhận của kho bạc nhà nước đồng cấp. 19 v1.0014110228
  20. 4.2.4. PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT TOÁN VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN CHI THƯỜNG XUYÊN (tiếp theo) • Báo cáo quyết toán (BCQT) của đợn vị dự toán không được quyết toán chi lớn hơn thu.  Thủ trưởng đơn vị dự toán có trách nhiệm duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán dưới cấp trực thuộc; báo cáo quyết toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp.  Kiểm toán nhà nước kiểm toán tính đúng đắn, hợp pháp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo đúng quy định. • Phương pháp lập và tổng hợp từ đơn vị cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước.  Đối với đơn vị dự toán:  Trình tự lập và gửi: cấp III => cấp II => cấp I => cơ quan tài chính đồng cấp.  Thẩm quyền duyệt: đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. 20 v1.0014110228
nguon tai.lieu . vn