Xem mẫu

  1. LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228
  2. BÀI 3 PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được định nghĩa về nguồn thu ngân sách nhà nước, nội dung, đặc điểm và phân loại các nguồn thu cho ngân sách nhà nước. • Trình bày được nội dung, đặc điểm cơ sở pháp lý liên quan đến các nguồn thu ngân sách nhà nước: pháp luật thuế, phí, lệ phí và các nguồn vốn vay khác. • Chỉ rõ được sự khác biệt giữa các nguồn thu và vai trò, vị trí, bản chất của từng nguồn thu trên giác độ pháp lý. 3 v1.0014110228
  4. KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp;  Luật Thương mại. 4 v1.0014110228
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc Giáo trình Pháp luật tài chính công. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. • Đọc, tìm hiểu về những tình huống liên quan đến các sắc thuế, các loại phí và các khoản vay trong và ngoài nước của Chính phủ huy động vào ngân sách nhà nước. 5 v1.0014110228
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1 Một số vấn đề lý luận về thu ngân sách nhà nước 3.2 Pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ thuế 3.3 Pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ phí và lệ phí Pháp luật về thu ngân sách nhà nước từ các khoản 3.4 vay nợ 6 v1.0014110228
  7. 3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1.2. Những vấn đề cơ 3.1.1.Những vấn đề cơ bản về phí và lệ phí thuộc bản về thuế ngân sách nhà nước 3.1.3.Những vấn đề cơ bản về vốn vay nợ thuộc ngân sách nhà nước 7 v1.0014110228
  8. 3.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ • Khái niệm: thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. • Bản chất của thuế: là loại quan hệ phân phối gắn với Nhà nước, loại quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế. • Đặc điểm của thuế:  Thuế là khoản thu nộp bắt buộc.  Thuế gắn với yếu tố quyền lực.  Thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. • Phân loại thuế căn cứ vào:  Mục đích điều tiết: thuế trực thu và thuế gián thu.  Đối tượng tính thuế: thuế tài sản, thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.  Đối tượng nộp thuế: thuế đánh vào chủ thể nước ngoài và thuế đánh vào cá nhân, tổ chức trong nước. 8 v1.0014110228
  9. 3.1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng không thuần túy. • Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân. • Đặc điểm của phí, lệ phí:  Khoản thu bắt buộc phát sinh thường xuyên;  Khoản thu mang tính chất hoàn trả trực tiếp. • Vai trò:  Góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước;  Đảm bảo công bằng giữa các thể nhân, pháp nhân;  Phục vụ công việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế xã hội;  Thực hiện tiết kiệm, nâng cao ý thức người dân. 9 v1.0014110228
  10. 3.1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. • Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. • Những vấn đề cơ bản về vốn vay ODA thuộc ngân sách nhà nước. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc. 10 v1.0014110228
  11. 3.1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Những vấn đề cơ bản về vốn vay trong nước thuộc ngân sách nhà nước, gồm có các loại trái phiếu sau:  Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư cụ thể.  Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh.  Trái phiếu chính quyền địa phương là loại trái phiếu có kỳ hạn từ một năm trở lên, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành hoặc uỷ quyền phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương. 11 v1.0014110228
  12. 3.2. PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ THUẾ 3.2.1. Một số vấn đề chung 3.2.2. Pháp luật về thuế về pháp luật thuế tiêu dùng 3.2.3. Pháp luật về thuế 3.2.4.Pháp luật về thuế thu nhập đất đai và thuế khác 12 v1.0014110228
  13. 3.2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ • Khái niệm: Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước. • Phương pháp điều chỉnh của luật thuế: phương pháp mệnh lệnh quyền uy của cơ quan công quyền. • Nguồn của pháp luật thuế: các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật. • Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế:  Các cơ quan quản lý và thu thuế;  Đối tượng nộp thuế. • Vai trò của pháp luật thuế:  Pháp luật thuế tạo cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước.  Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế, thực hiện đường lối trong một thời kỳ nhất định của Nhà nước.  Nhà nước có thể sử dụng công cụ pháp luật thuế để kiểm tra gián tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. 13 v1.0014110228
  14. 3.2.2. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG • Thuế tiêu dùng bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác. • Đặc trưng cơ bản:  Chủ thể nộp thuế là cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.  Người chịu thuế cuối cùng sẽ là người tiêu dùng khi mua hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.  Tính công bằng trong thuế tiêu dùng là công bằng theo chiều ngang. 14 v1.0014110228
  15. 3.2.2. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG (tiếp theo) • Nội dung của thuế tiêu dùng hiện hành:  Thuế giá trị gia tăng:  Đối tượng chịu thuế: tất cả các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế GTGT trừ các đối tượng được quy định cụ thể tại điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.  Chủ thể nộp thuế: là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng chịu thuế GTGT.  Căn cứ tính thuế bao gồm giá tính thuế và thuế suất.  Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ thuế, phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.  Hoàn thuế GTGT trong các trường hợp sau: số thuế GTGT đầu ra ít hơn số thuế GTGT đầu vào trong quá trình kinh doanh; khi cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc chấm dứt hoạt động; trong các trường hợp đặc biệt. 15 v1.0014110228
  16. 3.2.2. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG (tiếp theo)  Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:  Đối tượng chịu thuế: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.  Chủ thể nộp thuế: nhóm chủ thể nhân danh chính mình để nộp thuế, nhóm chủ thể được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế.  Căn cứ tính thuế: giá tính thuế và thuế suất. Đối với trường hợp áp dụng thuế tuyệt đối thì bao gồm số lượng hàng hóa và mức thuế tuyệt đối. 16 v1.0014110228
  17. 3.2.2. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG (tiếp theo)  Phương pháp xác định giá tính thuế: áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định giá trị và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế: • Phương pháp 1: xác định theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu. • Phương pháp 2: xác định theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt. • Phương pháp 3: xác định theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự. • Phương pháp 4: xác định theo giá trị khấu trừ. • Phương pháp 5: xác định theo trị giá tính toán. • Phương pháp 6: suy luận ra giá tính thuế.  Quy định về thuế suất: thuế suất thuế xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất nhập khẩu.  Ưu đãi miễn giảm thuế bao gồm: miễn thuế, xét miễn thuế và xét giảm thuế. 17 v1.0014110228
  18. 3.2.2. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU DÙNG (tiếp theo)  Thuế tiêu thụ đặc biệt:  Đối tượng chịu thuế TTĐB: là những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khích sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng.  Chủ thể nộp thuế TTĐB: là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.  Căn cứ tính thuế: giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. 18 v1.0014110228
  19. 3.2.3. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP • Khái niệm: thuế thu nhập là loại thuế được thu trên thu nhập của cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh, đây là loại thuế trực thu đánh thẳng vào thu nhập và lợi nhuận. • Đặc trưng của thuế thu nhập:  Đối tượng đánh thuế của thuế thu nhập là thu nhập (tức là đánh trực tiếp).  Có diện đánh thuế rộng trên cả hai khía cạnh: đối tượng đánh thuế và đối tượng phải kê khai nộp thuế.  Thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết kinh tế, điều hòa thu nhập xã hội.  Là loại thuế phức tạp có tính ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn hơn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác. • Vai trò thuế thu nhập:  Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.  Là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.  Là công cụ góp phần khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. 19 v1.0014110228
  20. 3.2.3. PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP (tiếp theo) • Khái niệm pháp luật thuế thu nhập: là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận. • Đặc thù của pháp luật thuế thu nhập:  Pháp luật thuế thu nhập là công cụ chủ yếu điều chỉnh, phân phối lại thu nhập trong xã hội, đặc biệt giữa các tầng lớp dân cư.  Là loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao sao với thuế gián thu.  Mang tính quốc gia và quốc tế sâu sắc. • Nội dung pháp luật về thuế thu nhập:  Nội dung pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.  Nội dung pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 20 v1.0014110228
nguon tai.lieu . vn