Xem mẫu

  1. LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 1 v1.0014110228
  2. BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Giảng viên: TS. Vũ Duy Nguyên 2 v1.0014110228
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của Ngân sách nhà nước, vị trí, vai trò của ngân sách nhà nước trong tài chính công; • Chỉ rõ vai trò của ngân sách nhà nước trong phát triển của hệ thống tài chính công và trong sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia. • Trình bày được nội dung, đặc điểm hệ thống ngân sách Việt Nam và một số nước. • Xác định nội dung, đặc điểm của hệ thống pháp lý ngân sách nhà nước; các quy định pháp lý liên quan đến tổ chức quy trình ngân sách nhà nước; hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, thẩm quyền pháp lý liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước. 3 v1.0014110228
  4. KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu bài này, yêu cầu sinh viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau:  Lý luận nhà nước và pháp luật;  Luật Hiến pháp;  Luật Thương mại. 4 v1.0014110228
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình Pháp luật tài chính công; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài; • Đọc, tìm hiểu thêm nội dung các văn bản luật, nghị định liên quan đến pháp luật ngân sách nhà nước. 5 v1.0014110228
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1 Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước 2.2 Những vấn đề chung về pháp luật ngân sách nhà nước 2.3 Pháp luật về tổ chức quản lý ngân sách nhà nước Pháp luật về quản lý nhà nước đối với ngân sách nhà 2.4 nước 6 v1.0014110228
  7. 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1.2.Vai trò của ngân sách 2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị nhà nước trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7 v1.0014110228
  8. 2.1.1. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.  Về phương diện kinh tế: ngân sách nhà nước được hiểu là bản dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của một quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện trong một thời hạn nhất định.  Về phương diện pháp lý: ngân sách nhà nước được quan niệm như là một đạo luật đặc biệt có thời hạn trong một năm. • Đặc điểm của ngân sách nhà nước:  Là một kế hoạch tài chính lớn cần được Quốc hội biểu quyết thông qua khi thi hành.  Không phải là bản kế hoạch thuần túy mà là một đạo luật.  Là một kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia.  Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu nhu cầu của lợi ích chung trong xã hội.  Luôn phản ánh mối quan hệ tương quan giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước. 8 v1.0014110228
  9. 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA • Vai trò ảnh hưởng của ngân sách nhà nước bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực, trong đó đáng kể nhất là sự ảnh hưởng của ngân sách nhà nước tới khu vực công cộng và khu vực tư nhân. • Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường có thể khắc họa ở ba khía cạnh chủ yếu:  Là công cụ phân phối của Nhà nước đối với lợi tức quốc gia.  Là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế.  Là công cụ định hướng tiêu dùng xã hội. 9 v1.0014110228
  10. 2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.2.1. Vai trò về hình thành và 2.2.2. Luật Ngân sách nhà phát triển của Luật Ngân sách nước và Luật Tài chính công - nhà nước sự tương đồng hay khác biệt 2.2.3. Phạm vi điều chỉnh của 2.2.4.Mô hình pháp luật ngân Luật Ngân sách nhà nước sách nhà nước ở Việt Nam 10 v1.0014110228
  11. 2.2.1. VAI TRÒ VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Trong lịch sử phát triển thăng trầm và đầy biến cố của thể chế tài chính công trên thế giới, thuật ngữ “Luật Tài chính công” đã từng được sử dụng với hàm ý chỉ những quy tắc pháp lý do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước. • Có nhiệm vụ chi phối, điều chỉnh việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu phục vụ tối đa cho quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy công quyền. • Là lĩnh vực quan trọng của công pháp và góp phần bổ trợ đắc lực cho hai lĩnh vực quan trọng khác của công pháp là Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 11 v1.0014110228
  12. 2.2.1. VAI TRÒ VỀ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Sự ra đời của Luật Tài chính công trong lịch sử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước về phương diện pháp chế. • Góp phần hỗ trợ cho việc phân biệt ranh giới giữa Luật Tài chính “công” và Luật Tài chính “tư”. • Ở Việt Nam, Luật Tài chính công ra đời khá muộn và vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển. • Năm 1996, Luật Ngân sách nhà nước được ban hành đã quy định quyền lực tối cao trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của Nhà nước thuộc về Quốc hội, trên cơ sở có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân sách nhà nước. 12 v1.0014110228
  13. 2.2.2. LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - SỰ TƯƠNG ĐỒNG HAY KHÁC BIỆT • Thuật ngữ “Luật Tài chính công” và thuật ngữ “Luật Ngân sách” được công nhận và sử dụng phổ biến trên thế giới. • Tuy nhiên, việc khẳng định sự tương đồng hay khác biệt giữa hai khái niệm này vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận.  Ở Nhật Bản: 2 khái niệm này đồng nhất.  Ở Pháp, Hoa Kỳ: khái niệm Luật Tài chính công lại được quan niệm rộng hơn so với nội hàm Luật Ngân sách. • Có thể khẳng định rằng giữa khái niệm “Luật Tài chính công” và khái niệm “Luật Ngân sách” tuy có cùng bản chất và là hai khái niệm thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất tùy thuộc vào quan niệm làm luật của các nhà làm luật ở từng nước. 13 v1.0014110228
  14. 2.2.2. LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG - SỰ TƯƠNG ĐỒNG HAY KHÁC BIỆT (tiếp theo) • Tính thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất giữa hai khái niệm này được thể hiện trên 2 khía cạnh:  Luật Tài chính công và Luật Ngân sách là hai khái niệm có cùng bản chất và đôi khi người ta có thể sử dụng chúng như là hai khái niệm thay thế. Sự tương đồng thể hiện: cả hai đều thuộc về lĩnh vực công và bao gồm những quy phạm pháp luật quy định về việc tạo lập, quản lý và sử dụng các nguồn vốn quỹ tiền tệ của chủ thể Nhà nước.  Luật Tài chính công thường có phạm vi điều chỉnh rộng hơn trong khi Luật Ngân sách có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. 14 v1.0014110228
  15. 2.2.3. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Luật Ngân sách nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động ngân sách nhà nước, bao gồm 4 nhóm sau: • Nhóm 1: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, phê chuẩn, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. • Nhóm 2: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. • Nhóm 3: các quan hệ xã hội trong quá trình tạo lập quỹ ngân sách nhà nước. • Nhóm 4: các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng quỹ ngân sách nhà nước. 15 v1.0014110228
  16. 2.2.4. MÔ HÌNH PHÁP LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Mô hình pháp luật ngân sách Việt Nam tương đồng với mô hình Luật Ngân sách hay Luật Tài chính công ở các nước trên thế giới. Mô hình này bao gồm các định chế cơ bản sau:  Chế định về lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.  Chế định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.  Chế định về thu nộp ngân sách nhà nước.  Chế định về chi tiêu ngân sách nhà nước. 16 v1.0014110228
  17. 2.3. PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.3.1. Pháp luật về lập dự 2.3.2. Pháp luật về chấp toán ngân sách nhà nước hành ngân sách nhà nước 2.3.3. Pháp luật về quyết toán ngân sách nhà nước 17 v1.0014110228
  18. 2.3.1. PHÁP LUẬT VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Hoạt động dự toán ngân sách nhà nước bao gồm hai nội dung:  Xây dựng dự toán ngân sách: là việc tính toán và xác định cụ thể các khoản thu - chi của năm ngân sách.  Quyết định dự toán ngân sách nhà nước: là khâu quan trọng trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước, tạo lập ý nghĩa pháp lý cho bản dự toán đã được xây dựng. • Đặc điểm của hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước:  Hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng.  Hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành theo một quy trình với thủ tục chặt chẽ.  Có quy mô lớn và thực hiện trên phạm vi cả nước.  Được thực hiện vào trước năm ngân sách. 18 v1.0014110228
  19. 2.3.1. PHÁP LUẬT VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (tiếp theo) • Nguyên tắc lập dự toán ngân sách nhà nước:  Đảm bảo tính toàn diện của ngân sách trên cơ sở điều kiện thực tế của nền kinh tế: phải dự trù và tính toán được các khoản thu chi của nhà nước trong năm ngân sách theo cách thức thống nhất.  Đảm bảo cân bằng thu - chi trong dự toán ngân sách: tất cả các khoản chi trong tài khoản ngân sách phải cân bằng với các khoản thu có trong tài khoản ngân sách. • Các chủ thể tham gia:  Quốc hội và các cơ quan trực thuộc Quốc hội;  Hội đồng nhân dân các cấp;  Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ;  Uỷ ban nhân dân các cấp;  Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước và các đơn vị, tổ chức khác liên quan đến Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách. 19 v1.0014110228
  20. 2.3.2. PHÁP LUẬT VỀ CHẤP HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC • Khái niệm: Chấp hành ngân sách là quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua theo những trật tự, nguyên tắc luật định. • Đặc điểm:  Luôn có sự tham gia của Nhà nước, gắn với lợi ích của Nhà nước.  Tạo ra năng lực tài chính thực tế thông qua hoạt động thu ngân sách và sử dụng nguồn vật chất này vào việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. • Nguyên tắc chấp hành dự toán ngân sách nhà nước:  Nguyên tắc chung:  Nguyên tắc cân bằng thu chi.  Cân đối giữa thu và chi ngân sách.  Nguyên tắc thống nhất.  Chỉ được thực thu, thực chi khi có quy định của pháp luật. 20 v1.0014110228
nguon tai.lieu . vn