Xem mẫu

  1. LUẬT NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0014107209
  2. BÀI 7 PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 2 2 v1.0014107209
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo) Theo các bạn, Pháp luật hiện nay có cho phép người dân được rút  tiền ở ngân hàng và cất giữ dưới dạng ngoại tệ không? Xin mời các bạn cùng đến với bài học số 7. Pháp luật về ngoại hối để có kiến thức trả lời thắc mắc trên nhé. 3 v1.0014107209
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Chỉ ra được bản chất về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối. • Mô tả được các nội dung về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Trình bày được các quy định về kinh doanh ngoại hối. 4 v1.0014107209
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt môn học này, người học phải học xong các môn sau: • Luật Dân sự; • Luật Doanh nghiệp; • Luật Thương mại. 5 v1.0014107209
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc văn bản pháp luật, tài liệu tham khảo như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013. • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 6 v1.0014107209
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG 7.1 Khái niệm ngoại hối và hoạt động ngoại hối 7.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối 7.3 Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của 7.4 tổ chức tín dụng 7 v1.0014107209
  8. 7.1. KHÁI NIỆM NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI 7.1.2. Khái niệm hoạt 7.1.1. Khái niệm ngoại hối động ngoại hối 8 v1.0014107209
  9. 7.1.1. KHÁI NIỆM NGOẠI HỐI • Ngoại hối bao gồm: ➢ Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ). ➢ Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác. ➢ Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. ➢ Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. ➢ VND trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. (Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Việt Nam 2010) 9 v1.0014107209
  10. 7.1.2. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI • Định nghĩa: Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. (Khoản 3 Điều 6 Luật Ngân hàng Việt Nam 2010) • Đặc điểm ➢ Về chủ thể, bao gồm người cư trú và người không cư trú ➢ Về đối tượng, các loại ngoại hối được phép lưu thông. ➢ Về nội dung, bao gồm các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các hoạt động sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 10 v1.0014107209
  11. 7.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI HỐI 7.2.1. Các chủ thể 7.2.2. Đối tượng có thẩm quyền quản lý chịu sự quản lý nhà nước nhà nước về ngoại hối về ngoại hối 7.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối 11 v1.0014107209
  12. 7.2.1. CÁC CHỦ THỂ CÓ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI HỐI • Chính phủ ➢ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối; ➢ Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối; ➢ Xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm quyền. • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ➢ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối. ➢ Chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc thẩm quyền. ➢ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến ngoại hối. ➢ Cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoại hối. ➢ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại hối quy định tại Nghị định này và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo. ➢ Xử lý các hành vi vi phạm về ngoại hối thuộc thẩm quyền. 12 v1.0014107209
  13. 7.2.2. ĐỐI TƯỢNG CHỊU SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI HỐI • Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. • Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối. 13 v1.0014107209
  14. 7.2.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGOẠI HỐI • Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối. • Chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối. • Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hối. • Chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối. 14 v1.0014107209
  15. 7.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI 7.3.1. Pháp luật điều chỉnh 7.3.2. Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai đối với giao dịch vốn 7.3.2. Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối ở Việt Nam 15 v1.0014107209
  16. 7.3.1. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI GIAO DỊCH VÃNG LAI • Khái niệm Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển nhượng vốn. Các hoạt động bao gồm thanh toán và chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú nhưng không vì mục đích chuyển vốn để đầu tư. • Các loại giao dịch vãng lai: ➢ Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: Thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua tổ chức tín dụng. ➢ Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam. ➢ Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài. ➢ Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất nhập cảnh. 16 v1.0014107209
  17. 7.3.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI GIAO DỊCH VỐN • Khái niệm Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú với mục đích đầu tư. • Các loại giao dịch vốn: ➢ Đầu tư trực tiếp; ➢ Đầu tư gián tiếp và các giấy tờ có giá; ➢ Vay và trả nợ nước ngoài; ➢ Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài; ➢ Các hình thức đầu tư khác. 17 v1.0014107209
  18. 7.3.3. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM • Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng. • Người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp như: tiếp nhận ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào hoặc từ các nguồn thu ngoại tệ ở trong nước, chuyển ngoại tệ để bán cho các tổ chức tín dụng được phép. • Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được cất giữ, mang theo người, cho tặng, thừa kế, bán cho các tổ chức tín dụng được phép chuyển, mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài. • Người không cư trú là tổ chức, cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi. 18 v1.0014107209
  19. 7.4. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 7.4.1. Hoạt động cung ứng 7.4.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối dịch vụ ngoại hối của tổ chức của ngân hàng tín dụng phi ngân hàng 7.4.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức khác 19 v1.0014107209
  20. 7.4.1. HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG • Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền lựa chọn, giao dịch hợp đồng tương lai… • Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của pháp luật. • Phát hành và làm đại lí phát hành thẻ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. • Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế cho người cư trú và người không cư trú, thực hiện các nghiệp vụ nhận và chi trả ngoại tệ. • Chiếu khấu, tái chiếu khấu các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ. • Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác. 20 v1.0014107209
nguon tai.lieu . vn