Xem mẫu

  1. LUẬT NGÂN HÀNG Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 1 v1.0014107209
  2. BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Giảng viên: ThS. Hoàng Văn Thành 2 v1.0014107209
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI "Từ tình huống trên, theo các bạn vấn đề báo cáo tỷ lệ nợ xấu trong ngành Ngân hàng thuộc trách nhiệm của ai? của Thống đốc  Ngân hàng hay của Bộ Tài chính? Để trả lời được câu hỏi trên, mời các bạn cùng học bài 2. Pháp luật về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. " 3 v1.0014107209
  4. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày được vị trí pháp lý và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Mô tả được cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Phân tích được các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4 v1.0014107209
  5. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học được tốt bài học này, người học phải học xong các môn sau: • Luật Thương mại; • Luật Hành chính. 5 v1.0014107209
  6. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc các văn bản pháp luật như: ➢ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. ➢ Nghị định số 156/2013/NĐ – CP ngày 11/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Việt Nam. • Đọc tài liệu tham khảo. • Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ. • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 6 v1.0014107209
  7. CẤU TRÚC NỘI DUNG Vị trí pháp lý, chức năng của Ngân hàng Nhà nước 2.1 Việt Nam Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo điều hành của Ngân hàng 2.2 Nhà nước Việt Nam Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nhà nước 2.3 Việt Nam 7 v1.0014107209
  8. 2.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1.1. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 8 v1.0014107209
  9. 2.1.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) 9 v1.0014107209
  10. 2.1.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM • Chức năng của cơ quan quản lý nhà nước: ➢ Chức năng về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ➢ Chức năng về quản lý ngoại hối. • Nhiệm vụ, quyền hạn: ➢ Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. ➢ Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia đệ trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội. ➢ Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động. 10 v1.0014107209
  11. 2.1.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (tiếp theo) • Chức năng của Ngân hàng trung ương: ➢ Chức năng phát hành tiền; ➢ Chức năng ngân hàng các tổ chức tín dụng; ➢ Chức năng cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. • Nhiệm vụ, quyền hạn: ➢ In, đúc, bảo quản và phát hành tiền. ➢ Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. ➢ Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. ➢ Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước. 11 v1.0014107209
  12. 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2.2. Lãnh đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12 v1.0014107209
  13. 2.2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Thống đốc Các phó thống đốc Chi nhánh Văn phòng Ngân hàng đại diện Nhà nước Việt Ngân hàng Đơn vị Vụ, Cục Nam tỉnh, Nhà nước sự nghiệp Thành phố Việt Nam trực thuộc tại thành phố trung ương Hồ Chí Minh 13 v1.0014107209
  14. 2.2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (tiếp theo) Quốc hội Bộ Giáo dục - Đào tạo UBND cấp tỉnh Sở Giáo dục - Đào tạo UBND cấp huyện Phòng Giáo dục – Đào tạo 14 v1.0014107209
  15. 2.2.2. LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM • Đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Thống đốc. Thống đốc là thành viên Chính phủ, mang hàm bộ trưởng, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam → Cơ chế lãnh đạo cá nhân. • Nhiệm vụ, quyền hạn: ➢ Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ➢ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách. ➢ Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 15 v1.0014107209
  16. 2.3. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.3.1. Thực hiện chính sách 2.3.2. Phát hành tiền giấy, tiền tệ quốc gia tiền kim loại 2.3.3. Cấp, sửa đổi, bổ 2.3.4. Cho vay, bảo lãnh, sung, thu hồi giấy phép của tạm ứng cho ngân sách các tổ chức tín dụng nhà nước 2.3.5. Quản lý ngoại hối và 2.3.6. Thanh tra, giám sát hoạt động ngoại hối ngân hàng 16 v1.0014107209
  17. 2.3.1. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA • Khái niệm Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. (Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) • Chủ thể có thẩm quyền Chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà Chính phủ Quốc hội nước Việt Nam 17 v1.0014107209
  18. 2.3.1. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA (tiếp theo) Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Tái cấp vốn Lãi suất Chính sách Tỷ giá hối đoái tiền tệ quốc gia Dự trữ bắt buộc Nghiệp vụ thị trường mở 18 v1.0014107209
  19. 2.3.1. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA (tiếp theo) • Tái cấp vốn ➢ Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. ➢ Các hình thức tái cấp vốn: ▪ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; ▪ Chiết khấu giấy tờ có giá; ▪ Các hình thức tái cấp vốn khác. (Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) • Lãi suất ➢ Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. ➢ Các loại lãi suất: ▪ Lãi suất tái cấp vốn; ▪ Lãi suất cơ bản; ▪ Lãi suất trần. (Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) 19 v1.0014107209
  20. 2.3.1. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA (tiếp theo) • Tỷ giá hối đoái ➢ Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng nội tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài. ➢ Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. ➢ Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. (Điều 13 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) • Dự trữ bắt buộc ➢ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. ➢ Dự trữ bắt buộc được tính bởi tỷ lệ % trên vốn huy động của các tổ chức tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. ➢ Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. (Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010) 20 v1.0014107209
nguon tai.lieu . vn