Xem mẫu

Bài giảng luật kinh tế Biên tập bởi: Lê Thị Bích Ngọc Bài giảng luật kinh tế Biên tập bởi: Lê Thị Bích Ngọc Các tác giả: Lê Thị Bích Ngọc Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/63800bff MỤC LỤC 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về luật kinh tế ở việt nam 2. Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước 3. Pháp luật về doanh nghiệp tập thể 4. Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 5. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 6. Pháp luật về hợp đồng kinh tế 7. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp 8. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Tham gia đóng góp 1/115 Những vấn đề lý luận cơ bản về luật kinh tế ở việt nam Luật kinh tế theo quan niệm truyền thống Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế XHCN hoặc giữa các tổ chức xã hội chủ nghĩa với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao. Đối tượng điều chỉnh: • Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa. • Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế XHCN với nhau. => Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế là những quan hệ kinh tế vừa mang yếu tố tài sản vừa mang yếu tố tổ chức kế hoạch. Những yếu tố này thể hiện trong các nhóm quan hệ ở mức độ khác nhau Cụ thể: • Trong nhóm quan hệ quản lý kinh tế: Yếu tố tổ chức kế hoạch là tính trội còn yếu tố tài sản không đậm nét vì trong quan hệ lãnh đạo yếu tố tài sản chỉ thể hiện ở những chỉ tiêu pháp lệnh mà nhà nước cân đối vật tư tiền vốn cho các tổ chức kinh tế XHCN để các tổ chức kinh tế này thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước giao. • Trong nhóm quan hệ ngang: Yếu tố tài sản lại thể hiện rõ nét còn yếu tố tổ chức kế hoạch mờ nhạt hơn Yếu tố tổ chức kế hoạch trong quan hệ ngang chỉ thể hiện ở chỗ: ◦ Nhà nước bắt buộc các đơn vị kinh tế có liên quan phải ký kết hợp đồng kinh tế. 2/115 ◦ Khi ký kết hợp đồng kinh tế phải dựa vào chỉ tiêu pháp lệnh. Trường hợp kế hoạch nhà nước thay đổi hoặc huỷ bỏ thì hợp đồng đã ký cũng phải thay đổi hoặc sửa đổi theo (như vậy quan hệ hợp đồng theo cơ chế cũ không được hiểu theo đúng nghĩa truyền thống: Tự do khế ước, tự do ý chí). => phương pháp điều chỉnh Để phù hợp với đặc điểm của đối tượng điều chỉnh, luật kinh tế áp dụng phương pháp điều chỉnh riêng. Theo quan niệm truyền thống phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế là phương pháp kết hợp hài hoà giữa phương pháp thoả thuận bình đẳng với phương pháp mệnh lệnh hành chính . Nghĩa là khi điều chỉnh 1 quan hệ kinh tế cụ thể, luật kinh tế phải sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp thoả thuận và mệnh lệnh => Chủ thể của luật kinh tế Đặc trưng của nền kinh tế XHCN là dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và được quản lý bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung vì vậy hoạt động kinh tế không do từng công dân riêng lẻ thực hiện mà do tập thẻe người lao động của các tổ chức kinh tế nhà nước và tập thể, các cơ quan kinh tế và các tổ chức xã hội khác thực hiện. Chủ thể của luật kinh tế gồm: Pháp nhân là 1 khái niệm được sử dụng để ám chỉ 1 loại chủ thể pháp lý độc lập để phân biệt với các chủ thể của con người (bao gồm cá nhân và tập thể). Như vậy pháp nhân là 1 thực thể trìu tượng được hư cấu, thể hiện tình trạng tách bạch về mặt tài sản của nó với tài sản còn lại của chủ sở hữu, người đã sáng tạo ra nó Theo quan niệm truyền thống thì cá nhân không được công nhận là chủ thể của luật kinh tế bởi lẽ trong nền kinh tế XHCN không tồn tài thành phần kinh tế tư nhân. Ngày nay Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì những quy định của luật kinh tế trước đây không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường- một nền kinh tế có những bản sắc khác hẳn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đó là 3/115 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn