Xem mẫu

  1. CÁC BIỆN PHÁP MIỄN, GIẢM TNHS; XÓA ÁN TÍCH Ths. Vũ Thị Thúy
  2. * Cơ sở của việc quy định chế định miễn, giảm TNHS  Nguyên tắc nhân đạo: Việc đối xử với người  phạm tội cũng cần nhân từ, độ lượng, khoan  dung; giúp người phạm tội nhận ra sai lầm  của mình và tạo điều kiện cho họ tự sửa chữa,  khắc phục.  Nhà nước không cần buộc người phạm tội  phải chịu TNHS mà vẫn đạt được mục đích  của hình phạt.  Chính sách tiết giảm hình phạt trong luật  hình sự.
  3. I. MIỄN TNHS 1. Khái niệm * Định nghĩa: Miễn TNHS là việc cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà họ đã thực hiện khi có căn cứ luật định.
  4. * Thẩm quyền miễn TNHS :  Trong giai đoạn khởi tố, điều tra:  Cơ quan  Điều tra  Trong giai đoạn truy tố: Viện kiểm sát  Trong giai đoạn xét xử: Tòa án.  Quốc hội: quyết định đại xá (Điều 84  HP1992)
  5. * Ý nghĩa của việc miễn TNHS:  Người được miễn TNHS không phải chịu bất kì  hình thức TNHS nào kể từ khi có quyết định  miễn TNHS của cơ quan Nhà nước có thẩm  quyền có hiệu lực pháp luật (hình phạt, biện  pháp tư pháp, án tích, án phí…)  Người được miễn TNHS không được đương  nhiên loại trừ trách nhiệm pháp lý khác (Dân  sự, Hành chính, Kỷ luật).
  6. 2. Các trường hợp miễn TNHS ở Phần chung: a.  Miễn TNHS trong trường hợp tự ý nửa chừng  chấm dứt việc phạm tội (Điều 19). Lý do:  Về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện chưa  thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của  loại tội phạm được thực hiện.  Về mặt chủ quan: người phạm tội hoàn toàn từ  bỏ hẳn ý định phạm tội của mình => Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm  tội giảm đáng kể, người phạm tội không còn  nguy hiểm cho xã hội nữa.
  7. b. Miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS (Điều 23 LHS).   Định nghĩa (khoản 1): Thời hiệu truy cứu  TNHS là thời hạn do BLHS quy định mà khi  hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị  truy cứu TNHS.  Thời hạn tính thời hiệu truy cứu TNHS  (K.2):   5 năm đối với TP ít nghiêm trọng  10 năm đối với TP  nghiêm trọng  15 năm đối với TP rất nghiêm trọng  20 năm đối với TP đặc biệt nghiêm trọng
  8. * Thời điểm tính thời hiệu truy cứu TNHS:  Kể từ ngày tội phạm được thực hiện.  Nếu trong thời hạn đó người phạm tội lại  phạm tội mới thì thời hiệu tính lại kể từ  ngày người đó phạm tội mới.  Nếu trong thời hạn đó, người phạm tội cố  tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời  hiệu được tính kể từ khi người đó ra tự thú  hoặc bị bắt giữ.
  9. * Điều kiện để được miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu TNHS Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội:  Không phạm tội mới mà BLHS qui định mức  cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy  trên một năm tù, và  Không cố tình trốn tránh và không có lệnh  truy nã.
  10. Nhận định: 7. Người được miễn trách nhiệm hình sự là  người không phạm tội.
  11. Bài tập 23.  A (17 tuổi) phạm hai tội: Tội cố ý gây thương  tích theo khoản 3 Điều 104 BLHS vào ngày  01/01/2005 và tội gây rối trật tự công cộng  theo khoản 1 Điều 245 BLHS vào ngày  01/06/2006.  Anh/chị hãy xác định: Thời điểm hết thời  hiệu truy cứu TNHS đối với các tội mà A  thực hiện nếu sau ngày 01/06/2006 A không  phạm tội mới và không có lệnh truy nã.
  12. c. Miễn TNHS theo quy định tại Điều 25 BLHS:  Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà  hành vi phạm tội không nguy hiểm cho xã hội  nữa   Miễn TNHS do chuyển biến của tình hình mà  người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã  hội nữa   Miễn TNHS trong trường hợp người phạm tội  tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả  vào việc phát hiện và điều tra TP, hạn chế hậu  quả của tội phạm   Miễn TNHS khi có quyết định đại xá 
  13. d. Miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội (K2 Đ 69 BLHS) Điều kiện:   Người PT chưa đủ 18 tuổi tại thời điểm thực hiện  TP;  Tội đã phạm là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm  trọng;  Gây hại không lớn;  Có nhiều tình tiết giảm nhẹ (2 tình tiết giảm nhẹ  trở lên).  Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát,  giáo dục.
  14. 3. Miễn TNHS theo quy định của Phần Các tội phạm BLHS  Điều 80  Điều 289
  15. II. MIỄN HÌNH PHẠT * Định nghĩa: Miễn hình phạt là việc TA không buộc người  phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà họ đã phạm. * Ý nghĩa:  Mục đích của hình phạt vẫn đạt được ngay cả khi  không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội,  khuyến khích và tạo điều kiện cho họ thích nghi nhanh  chóng với trật tự pháp luật, với các quy tắc xử sự của  cuộc sống, giúp họ có điều kiện tự giáo dục, cải tạo để  phục thiện.  Nhà nước tiết kiệm được các biện pháp trừng trị bằng  các biện pháp pháp lý hình sự; tiết kiệm chi phí xã hội  bỏ ra để cải tạo người phạm tội mà vẫn đạt được mục  đích của hình phạt. * Thẩm quyền: Tòa án
  16. 2. Điều kiện miễn hình phạt (Điều 54 BLHS)  Có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1  Đ.46 BLHS.  Người PT thụôc đối tượng đáng được khoan  hồng đặc biệt.  Chưa đến mức được miễn TNHS.
  17. 3. Hậu quả pháp lý  Người đựơc miễn HP thì đương nhiên được  xóa án tích.  Nếu người bi kết án còn phải chấp hành các  quyết định khác của bản án như án phí, bồi  thường thiệt hại… thì họ chỉ được xóa án  tích khi chấp hành xong các nghĩa vụ đã  được ghi trong bản án.
  18. III. ÁN TREO 1. Khái niệm:  * Định nghĩa: Án treo là biện pháp miễn chấp  hành hình phạt tù có điều kiện được áp dụng  đối với người bị xử phạt tù không quá 3 năm, xét  nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy  không cần thiết buộc chấp hành hình phạt tù. * Tính chất pháp lý:  ­ Là biện pháp cưỡng chế hình sự, nhưng không  phải là hình phạt; ­ Là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù 
  19. 2. Điều kiện để xem xét cho hưởng án treo  Bị xử phạt tù không quá 3 năm  Căn cứ vào nhân thân người phạm tội  Có nhiều tình tiết giảm nhẹ  Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình  phạt tù
  20. 3. Thời gian thử thách của án treo  Thời gian thử thách của án treo là thời hạn mà  Tòa án quyết định buộc người bị kết án được  hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của  án treo.  Thời gian thử thách của án treo tối thiểu phải  gấp 2 lần thời gian chấp hành HP tù trong bản  án, không dưới 1 năm và không quá 5 năm. 
nguon tai.lieu . vn