Xem mẫu

  1. ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH 1
  2. PHẦN I LUẬT HÀNH CHÍNH Chƣơng 1 LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM - NGÀNH LUẬT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 1.1.KHÁI NIỆM 1.1.1.Khái niệm quản lý Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tƣơng ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của ngƣời quản lý và nhằm đạt đƣợc những mục đích đã định từ trƣớc. - Chủ thể quản lý là con ngƣời hay tổ chức của con ngƣời. Những cá nhân hay tổ chức này là những đại diện có quyền uy. - Khách thể quản lý là trật tự quản lý nhất định mà các bên tham gia quan hệ quản lý cụ thể đều hƣớng tới. Trật tự này đƣợc điều chỉnh bởi nhiều quy phạm khác nhau nhƣ quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật... 1.1.2.Khái niệm quản lý nhà nƣớc Quản lý nhà nƣớc là hoạt động của nhà nƣớc trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nƣớc. Quản lý hành chính nhà nƣớc là hình thức hoạt động của nhà nƣớc đƣợc thực hiện trƣớc hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nƣớc, có nội dung là bảo 2
  3. đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nƣớc nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thƣờng xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính - chính trị ở nƣớc ta. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nƣớc là hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nƣớc. - Chủ thể quản lý nhà nƣớc là cá nhân hay tổ chức mang quyền lực nhà nƣớc, bao gồm nhà nƣớc, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội và cá nhân đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền để nhân danh nhà nƣớc thực hiện quyền lực nhà nƣớc thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc là cá nhân hay tổ chức có quyền năng thực hiện quyền lực nhà nƣớc, bao gồm: cơ quan hành chính nhà nƣớc, cán bộ nhà nƣớc có thẩm quyền, các cá nhân thuộc các cơ quan kiểm sát, xét xử và các tổ chức xã hội hoặc cá nhân khác đƣợc nhà nƣớc trao quyền quản lý hành chính nhà nƣớc trong một số trƣờng hợp cụ thể. - Khách thể của quản lý nhà nƣớc là trật tự quản lý nhà nƣớc. Khách thể quản lý hành chính nhà nƣớc là trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc tức là trật tự quản lý trong lĩnh vực chấp hành điều hành. 1.2. ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1.2.1. Đối tƣợng điều chỉnh Đối tƣợng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc. Những quan hệ này đƣợc gọi là quan hệ quản lý hành chính nhà nƣớc hay quan hệ chấp hành - điều hành. Đối tƣợng điều chỉnh của luật hành chính có thể đƣợc chia thành 3 nhóm quan hệ quản lý: Nhóm 1 là các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhóm 2 là nhóm quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan nhà nƣớc xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan. (Ví dụ: Quan hệ giữa thủ trƣởng cơ quan với các cán bộ, công chức trong cơ quan đó). Nhóm 3 là nhóm là các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức đƣợc nhà nƣớc trao quyền thực hiện quản lý hành chính nhà nƣớc trong một 3
  4. số trƣờng hợp cụ thể. (Ví dụ: Thẩm phán chủ toạ phiên toà đƣợc xử phạt hành chính đối với công dân có hành vi gây rối trật tự phiên toà). 1.2.2.Phƣơng pháp điều chỉnh Phƣơng pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phƣơng, đƣợc hình thành từ quan hệ quyền lực phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nƣớc ra những mệnh lệnh bắt buộc thi hành với một bên có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó. Do đó, trong quan hệ quản lý hành chính nhà nƣớc có sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ này. 1.3. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1.3.1.Quy phạm pháp luật hành chính Quy phạm pháp luật hành chính là những quy tắc xử sự chung do cơ quan hay cán bộ nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với những đối tƣợng có liên quan và đƣợc bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cƣỡng chế nhà nƣớc. Quy phạm pháp luật hành chính do nhiều chủ thể ban hành, do nhiều cấp và ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nên có số lƣợng rất lớn và hiệu lực pháp luật của chúng rất khác nhau. Các quy phạm pháp luật hành chính đƣợc thực hiện bằng nhiều cách, nhƣng tập trung nhất và phổ biến nhất là hai hình thức nhƣ chấp hành và áp dụng. - Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế và cá nhân làm theo đúng những yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính. - Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là việc các chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc căn cứ vào pháp luật hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nƣớc. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật hành chính nhất định. 1.3.2. Quan hệ pháp luật hành chính Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội đƣợc quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh giữa những chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. 4
  5. Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc trƣng, đó là: - Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nƣớc. - Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc. - Trong quan hệ pháp luật hành chính, một chủ thể đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc. Chủ thể này là chủ thể bắt buộc, nếu thiếu chủ thể này thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính. - Phần lớn tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính đƣợc giải quyết theo thủ tục hành chính và chủ yếu thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nƣớc hay cán bộ nhà nƣớc có thẩm quyền trong những cơ quan này. - Trong quan hệ pháp luật hành chính, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc chứ không phải trƣớc bên kia Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính gồm: Cơ quan nhà nƣớc; cán bộ, công chức nhà nƣớc; tổ chức xã hội; đơn vị kinh tế; công dân Việt Nam; ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời không có quốc tịch. Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc. Trật tự này đƣợc nhà nƣớc quy định trong pháp luật và đƣợc quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh. Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi hay chấm dứt khi có đủ hai cơ sở là quy phạm pháp luật hành chính và sự kiện pháp lý hành chính. Quy phạm pháp luật hành chính nêu ra các trƣờng hợp, hoàn cảnh giả định và buộc các đối tƣợng có liên quan phải thực hiện những hành vi nhất định. Sự kiện pháp lý hành chính là sự kiện thực tế mà khi xảy ra, pháp luật hành chính gắn nó với việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các chủ thể. 1.4.NGUỒN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Hệ thống nguồn của luật hành chính bao gồm: 5
  6. - Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nƣớc: Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nƣớc; - Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính: Nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Tủ tƣớng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tƣ của bộ trƣởng và thủ trƣởng cơ quan ngang bộ; quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp. - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tƣ của Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. - Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch hoặc liên cơ quan: Nghị quyết liên tịch, thông tƣ liên bộ, liên ngành... Chƣơng 2 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 2.1. KHÁI NIỆM Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc là những nguyên tắc pháp lý bao giờ cũng gắn liền với bản chất chính trị của chế độ xã hội, là một dạng của nguyên tắc pháp lý, là tƣ tƣởng hành động, tạo cơ sở cho việc tổ chức và hành động cho các cơ quan, viên chức và công chức nhà nƣớc trong việc thực hiện nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định cho họ. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc đều xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lê nin, coi nhà nƣớc là công cụ chủ yếu để nhân dân lao động quản lý đất nƣớc, xây dựng chế độ xã hội mới. chính vì vậy, chúng không tồn tại độc lập mà các nguyên tắc hợp thành một thể thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau. 2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 2.2.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nƣớc 6
  7. 2.2.2. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo và quản lý hành chính nhà nƣớc 2.2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ 2.2.3.1.Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 2.2.3.2.Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương phục tùng trung ương 2.2.3.3.Sự phân cấp quản lý 2.2.3.4.Hướng về cơ sở 2.2.3.5.Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 2.2.4. Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc 2.2.5. Những tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa 2.2.6. Nguyên tắc kết hợp quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ 2.2.7. Nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo chức năng Chƣơng 3 NHỮNG HÌNH THỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 3.1. NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 3.1.1. Khái niệm: Hình thức quản lý là biểu hiện bên ngoài các hoạt động quản lý do các chủ thể thực hiện quyền hành pháp tiến hành nhƣ việc ban hành văn bản quản lý, tiến hành các biện pháp tổ chức và tác nghiệp vật chất, kỹ thuật để nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. 3.1.2. Các hình thức quản lý: 3.1.2.1. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật Đây là hoạt động mang tính đặc thù của hoạt động chấp hành - điều hành của các chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc. Hoạt động này đƣợc bắt nguồn từ quyền hành pháp của các chủ thể. Quyền ban hành các văn bản này chính là quyền đặt ra các 7
  8. quy tắc hành vi trên cơ sở các văn bản luật và nhằm mục đích để thi hành luật (quyền lập quy). 3.1.2.2. Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật - Hình thức này thể hiện bằng việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nƣớc giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan đến cơ quan, tổ chức hay các nhân trên cơ sở những yêu cầu và điều kiện đã đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. - Hoạt động này làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật. 3.1.2.3.Hoạt động áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp Đây là những hoạt động không liên quan gì đến hoạt động ban hành văn bản quản lý. Các biện pháp này có thể đƣợc thực hiện trƣớc hoặc sau thời gian các chủ thể ban hành văn bản quản lý. Đó là hàng loạt các biện pháp nhƣ: phân tích, nghiên cứu, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm... Ngoài ra, các biện pháp tổ chức còn bao gồm cả việc xây dựng kế hoạch công tác, việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ, phân chia chức năng tổ chức thực hiện quyết định, kiểm tra việc thực hiện quyết định, tiến hành các cuộc họp, hội nghị... 3.1.2.4. Thực hiện các tác nghiệp vật chất kỹ thuật Hoạt động này bao gồm: Văn thƣ, thông tin, chuẩn bị tài liệu, kiểm tra thống kê... Đây là hoạt động có tính chất giúp việc nhƣng có ý nghĩa rất lớn trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học, nhất là công nghệ thông tin vào các khâu trong quá trình quản lý hành chính đem lại hiệu quả rất lớn. 3.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 3.2.1. Khái niệm, đặc điểm của phƣơng pháp quản lý Phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc là những cách thức biện pháp mà nhà nƣớc tác động lên các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm để hƣớng cho các hành vi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính đạt đƣợc mục tiêu do nhà nƣớc đặt ra từ trƣớc. Phƣơng pháp quản lý hành chính có một số đặc điểm sau: - Phƣơng pháp quản lý phản hành chính phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. 8
  9. - Phƣơng pháp quản lý hành chính do chính các chủ thể đƣợc thực hiện quyền hành pháp tiến hành. - Phƣơng pháp quản lý hành chính đƣợc áp dụng trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành của quản lý nhà nƣớc. - Phƣơng pháp quản lý hành chính đƣợc áp dụng nhằm để tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tƣợng quản lý. - Phƣơng pháp quản lý hành chính đƣợc thể hiện dƣới những hình thức cụ thể do pháp luật quy định. 3.2.2. Các phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc 3.2.2.1.Phương pháp thuyết phục Thuyết phục: Là cho đối tƣợng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định. Phƣơng pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng những biện pháp khác nhau nhƣ: Giải thích, nhắc nhở, tổ chức, giáo dục tuyên truyền...nhằm làm cho đối tƣợng hiểu rõ nội dung và mục đích hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc và họ tự nguyện, tự giác hƣớng tới mục tiêu do nhà nƣớc đặt ra từ trƣớc. Phƣơng pháp thuyết phục luôn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, chỉ khi nào phƣơng pháp này không đạt đƣợc mục đích thì mới sử dụng phƣơng pháp cƣỡng chế. 3.2.2.2.Phương pháp cưỡng chế - Cƣỡng chế: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với cá nhân hoặc tổ chức nhất định về mặt tổ chức hoặc mặt tinh thần, nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định, do pháp luật quy định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định về tài sản của cá nhân, tổ chức hoặc phải chịu sự hạn chế về tự cá nhân, tự do thân thể. * Có bốn loại cƣỡng chế nhà nƣớc: Cƣỡng chế dân sự Cƣỡng chế kỷ luật Cƣỡng chế hình sự Cƣỡng chế hành chính Trong 4 hình thức cƣỡng chế trên, cƣỡng chế hành chính là phƣơng pháp đƣợc áp dụng nhiều trong hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc đối với mọi đối tƣợng quản lý. 9
  10. Cƣỡng chế hành chính có một số đặc điểm sau: - Các chủ thể tiến hành áp dụng các biện pháp cƣỡng chế là các chủ thể thực hiện quyền lực nhà nƣớc thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc. - Cƣỡng chế hành chính đƣợc áp dụng theo trình tự, thủ tục hành chính. - Cƣỡng chế hành chính hƣớng đến lợi ích công. - Cƣỡng chế hành chính bao gồm: Phòng ngừa, ngăn chặn và xử phạt và các biện pháp xử lý hành chính khác. 3.2.2.3. Phương pháp hành chính Là phƣơng pháp ra mệnh lệnh, phục tùng xuất phát từ đặc điểm của quan hệ quản lý. 3.2.2.4. Phương pháp kinh tế ( phương pháp đòn bẩy kinh tế ) Nhà nƣớc sử dụng lợi ích vật chất để tác động lên đối tƣợng quản lý, nhằm kích thích các đối tƣợng quản lý tự nguyện, tự giác hƣớng tới mục tiêu quản lý: khen thƣởng nâng mức lƣơng trƣớc thời hạn... Chƣơng 4 QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 4.1. QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm 4.1.1.1.Khái niệm Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. 4.1.1.2. Đặc điểm 10
  11. Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật, do vậy nó vừa mang những đặc điểm của một quyết định pháp luật nói chung, đồng thời nó cũng lại mang đặc điểm của một quyết định hành chính nói riêng. Về đặc điểm chung, trƣớc hết phải đề cập tính quyền lực nhà nƣớc. Thứ hai, tính pháp lý của quyết định. Ngoài đặc điểm chung nêu trên, quyết định hành chính còn có những đặc điểm sau đây: - Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật nhƣng mang tính dƣới luật, bởi lẽ các quyết định loại này đều do chủ thể quản lý hành chính nhà nƣớc ban hành nhằm thi hành luật. Do vậy, nội dung của các quyết định quản lý phải phù hợp với Hiến pháp và luật cũng nhƣ các quyết định khác của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên. - Quyết định hành chính là những quyết định đƣợc nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc ban hành, đó là những chủ thể ở trung ƣơng, địa phƣơng, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng nhƣ những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn…Do đó, hiệu lực của loại quyết định này cũng rất phong phú. - Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Ngoài ra, các quyết định hành chính mà về mặt hình thức có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật nhƣ nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tƣ, quyết định... 4.1.2.Phân loại quyết định hành chính 4.1.2.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý: Căn cứ vào tính chất pháp lý thì quyết định hành chính đƣợc chia làm 3 loại: + Quyết định chủ đạo là loại quyết định đƣợc các chủ thể quản lý hành chính ban hành nhằm mục đích đƣa ra các chủ trƣơng, giải pháp lớn mang tính định hƣớng đối với cả nƣớc, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất định. + Quyết định quy phạm: Ban hành quyết định quy phạm là hoạt động mang tính đặc trƣơng của các chủ thể đƣợc sử dụng quyền hành pháp, bới lẽ một trong những biểu hiện của quyền hành pháp đó là hoạt động lập quy. Quyết định quy phạm đƣợc nhiều chủ thể có thẩm quyền khác nhau ban hành với những hình thức, nội dung và mục đích khác nhau. 11
  12. + Quyết định cá biệt: Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định các biệt đƣợc ban hành nhằm mục đích hƣớng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện đƣợc các quyền cũng nhƣ nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vây, đây là hoạt động thƣờng xuyên và cũng nhờ có các quyết định này mà pháp luật đƣợc thi hành. Quyết định cá biệt là loại quyết định để áp dụng pháp luật, nhằm giải quyết một công việc cụ thể đối với một đối tƣợng nhất định. 4.1.2.2. Căn cứ vào chủ thể ban hành quyết định + Quyết định của Chính phủ, Thủ tƣớng chính phủ. + Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ: + Quyết định hành chính của uỷ ban nhân dân: + Quyết định hành chính của cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân: + Quyết định hành chính liên tịch 4.1.3.Trình tự hình thành quyết định Thông thƣờng phải qua các bƣớc sau đây: 4.1.3.1. Sáng kiến ban hành quyết định 4.1.3.2. Dự thảo quyết định. 4.1.3.3. Thông qua dự thảo. 4.1.3.4. Truyền đạt quyết định đến đối tượng 4.1.4. Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định 4.1.4.1.Tính hợp pháp Bất kỳ quyết định hành chính nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Quyết định quản lý hành chính nhà nƣớc phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật; - Quyết định hành chính phải đƣợc ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Điều đó có nghĩa là quyết định hành chính không đƣợc trái với các quyết định của Quốc hội, hội đồng nhân dân cũng nhƣ các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp trên - Quyết định hành chính phải ban hành đúng trình tự, thủ tục và dƣới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật. 4.1.4.2.Tính hợp lý 12
  13. - Quyết định hành chính đảm bảo sự phù hợp giữa lợi ích Nhà nƣớc với nguyện vọng của nhân dân, không đƣợc tách rời giữa lợi ích Nhà nƣớc với nguyện vọng của nhân dân; - Quyết định hành chính phải đƣợc xuất phát từ những yêu cầu khách quan của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc, tuyệt đối không đƣợc xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ thể ra quyết định; - Ngôn ngữ trong quyết định phải rõ ràng, chính xác; - Quyết định đƣợc ban hành phải có đủ điều kiện và khả năng thực hiện trong thực tế, tức là phải có tính khả thi; - Quyết định hành chính phải có tính dự báo. 4.2.THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 4.2.1.Khái niêm, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục hành chính 4.2.1.1.Khái niệm Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc đƣợc quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết công việc của quản lý hành chính nhà nƣớc. 4.2.1.2. Đặc điểm - Thủ tục hành chính là một phần của thể chế hành chính, do vậy thủ tục hành chính trƣớc hết phải do các chủ thể có thẩm quyền quy định. - Thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. - Thủ tục hành chính là thủ tục để giải quyết các công việc nội bộ của các cơ quan nhà nƣớc, cũng nhƣ để giải quyết việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân. - Thủ tục hành chính đƣợc thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. - Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. 4.2.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính nhằm để đảm bảo cho các chủ thể thực hiện đƣợc các quy định của quy phạm vật chất. - Thủ tục hành chính góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế hành chính. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nƣớc ta đang tiếp tục công cuộc cải cách nền hành 13
  14. chính quốc gia và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền thì thủ tục hành chính lại càng có vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nƣớc ta đang đề ra nhiều biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính để thủ tục hành chính không cản đƣờng mà trái lại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế phát triển. - Thủ tục hành chính tạo ra các mối quan hệ giữa các chủ thể pháp luật hành chính, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc với cá nhân, công dân. Nhìn một cách tổng quát, thủ tục hành chính có ý nghĩa nhƣ một chiếc cầu nối quan trọng giƣaqx cơ quan nhà nƣớc với dân và các tổ chức khác. 4.2.2.Các loại thủ tục hành chính 4.2.2.1.Thủ tục hành chính nội bộ - Giải quyết các công việc giữa cơ quan nhà nƣớc cấp trên với cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới. - Để giải quyết công việc giữa cơ quan trung ƣơng với cơ quan ở địa phƣơng. Ngoài ra thủ tục hành chính nội bộ còn đƣợc thể hiện ở các thủ tục nhƣ thủ tục ra quyết định,. thủ tục khen thƣơng, kỷ luật... 4.2.2.2.Thủ tục hành chính liên hệ Để thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc các chủ thể quản lý thực hiện quyền lực nhàn nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau trong đó có những hoạt động áp dụng. Hoạt động áp dụng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật hành chính. Do vậy thủ tục liên hệ là những thủ tục rất đa dạng nhằm vào nhiều mục đích khác nhau nhƣ: - Thủ tục giải quyết các yêu cầu hợp pháp của các chủ thể. - Thủ tục tiến hành áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính. - Thủ tục nhằm vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại tố cáo. 4.2.2.3.Thủ tục văn thư Thủ tục văn thƣ là những thủ tục để thực hiện các hoạt động nhƣ nhận tin, xử lý tin, lƣu trữ...hoặc các hoạt động có liên quan đến việc ra các quyết định hành chính... 4.2. 3.Cải cách thủ tục hành chính Cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp để cải cách nền hành chính nhà nƣớc hiện nay. Thủ tục hành chính đang là trở ngại lớn cho các hoạt động giao lƣu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Bởi lẽ: 14
  15. - Thủ tục hành chính rƣờm rà, chồng chéo. - Thủ tục hành chính đặt ra không dựa vào quy luật khách quan, nhiều khi dựa vào yếu tố chủ quan. - Các thủ tục hành chính không đồng bộ, không thống nhất do đó dẫn đến việc thực hiện pháp luật không nghiêm. - Thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực quy định thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện cho các chủ thể dễ dàng vi phạm pháp luật. *Phương hướng cải cách thủ tục hành chính từ năm 2011 – 2020: Chương 5 CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC I. Khái niệm – đặc điểm – phân loại CQHCNN 1. Khái niệm cơ quan HCNN Căn cứ vào chức năng của CQNN, có thể nêu khái niệm về CQHCNN nhƣ sau: “Cơ quan hành chính là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.” 2. Đặc điểm CQHCNN (để phân biệt với các cơ quan nhà nước khác trong Bộ máy nhà nước): có 4 đặc điểm - Cơ quan hành chính có chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nƣớc. - Cơ quan hành chính đƣợc xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp; - Cơ quan hành chính có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc; áp lực cung ứng các dịch vụ công vì mục tiêu xây dựng một nhà nƣớc phục vụ đã đặt ra nhu cầu xây dựng hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. - Cơ quan hành chính có số lƣợng lớn về nhân lực. 3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc * Theo cơ sở pháp lý thành lập: 2 loại - Cơ quan hiến định; - Cơ quan đƣợc thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dƣới luật * Theo tính chất thẩm quyền : 2 loại - Cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chung: - Các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền chuyên môn: * Theo chế độ hoạt động: 2 loại - Cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo kết hợp cá nhân phụ trách; - Cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt động theo chế độ thủ trƣởng. (?) Những ƣu, nhƣợc điểm của chế độ thủ trƣởng và chế độ tập thể cá nhân phụ trách? II. Hệ thống bộ máy hành chính nhà nƣớc nƣớc CHXHCNVN 1.Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng 2.Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng Các khía cạnh pháp lý của mỗi cơ quan HCNN cần làm rõ: 15
  16. - Vị trí pháp lý; - Cơ cấu tổ chức – thành lập; - Nhiệm vụ- quyền hạn; - Phƣơng thức hoạt động. 1.Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng: a/ Chính phủ * Vị trí, tính chất pháp lý: Vị trí pháp lý của Chính phủ qua các Bản Hiến pháp: HP 1946, HP 1959, HP 1980 và HP 1992. Theo HP 1946, Chính phủ đƣợc quy định là cơ quan hành chính cao nhất của nứoc Việt nam dân chủ cộng hoa (Điều 43 HP). Kể từ Hiến pháp 1959 trở đi, bộ máy nhà nƣớc ta đƣợc tổ chức trên cơ sở tiếp thu nguyên tắc tập quyền XHCN và mô hình bộ máy nhà nƣớc xô viết. Hiên pháp 1959, tại điều 71 quy định: Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, và là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc VNDCCH Theo Hiến pháp 1980, Chính phủ đƣợc gọi là Hội đồng bộ trƣởng và Điều 104 HP 1980 quy định: Hội đồng bộ trƣởng là Chính phủ của nƣớc CHXHCN Việt nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định mô hình tập quyền, tuy nhiên Chính phủ đã đƣợc xác định độc lập tƣơng đối so với quy định của HP 1980. Chính phủ theo quy định của HP 1992. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc CHXHCN Việt Nam (Đ.109) Vị trí pháp lý của Chính phủ đƣợc thể hiện ở hai tƣ cách: - Là cơ quan chấp hành của QH; -Là cơ quan hành chính NN cao nhất Theo Hiến pháp 2013: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. => Thứ nhất: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội - Chính phủ do Quốc hội thành lập và bãi miễn - Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các văn bản của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội - Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trƣớc Quốc hội, báo cáo trƣớc UBTVQH; - Chính phủ và các Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ chịu sự giám sát của Quốc hoi và UBTVQH trực tiếp hoặc thông qua các Uy ban của Quốc hội. - QH có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ - QH có quyền huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội. => Thứ hai, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất - Thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi cả nƣớc; - Thống nhất lãnh đạo và đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng, bảo đảm cho bộ máy hành chính nhà nƣớc hoạt động hiệu lực và hiệu quả; - Đảm bảo đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân cả nƣớc. b/ Thành phần, cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập Chính phủ - Thành phần của Chính phủ Theo Điều 95 của HP2013 và Điều 3 của Luật tổ chức Chính phủ thì thành phần CP đƣợc gọi là cơ cấu thành viên của Chính phủ - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ: Điều 2 của Luật tổ chức Chính phủ - Trình tự thành lập: 16
  17. * Thủ tƣớng Chính phủ (Đ.98 HP 2013 và Đ.3 luật tổ chức Chính phủ) * Các Phó TTg và các Bộ trƣởng (Luật TCCP) * Thủ tƣớng phải là ĐBQH, các Phó TTg và các thành viên khác thì không nhất thiết. (?) QH hay CTN là ngƣới quyết định đối với chức danh Bộ trƣởng (?) Vì sao TTg phải là ĐBQH, còn các thành viên khác thì không nhất thiết c/ Nhiệm vụ, quyền hạn chung: - Quy định tại Luật Tổ chức CP (Điều 8–18). - Một số quyền han quan trọng nhƣ: + Trình dự án luật truớc QH, dự án pháp lệnh trƣớc UBTVQH; + Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dƣới hình thức nghị định… + Chỉ đạo hoạt động bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng. + Phân chia địa giới hành chính dƣới cấp tỉnh… d/ Hình thức hoạt động: 3 hình thức Thứ nhất, hội nghị tập thể của CP thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề quan trọng; Thứ hai, sự lãnh đạo của TTgCP đối với công tác của CP; Thứ ba, hoạt động của các Phó thủ tƣớng, các Bộ trƣởng. 2/ Bộ, cơ quan ngang bộ a/ Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 99 HP 2013; Điều 2 Nghị định 36/CP ngày 18/4/2012: - Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nƣớc; - Quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; - Đại diện phần vóp góp của NN tại doanh nghiệp có sở hữu NN b/ Cơ cấu tổ chức của Bộ - thành lập * Cơ cấu thành viên (Đ5 – NĐ 36) (hiện chỉ có 1 bộ có 4 thứ trưởng là Bộ KHCN, có Bộ có đến 9 thứ trưởng là Bộ Tài chính, 4 Bộ có 7 thứ trưởng: CA, XD, GTVT, Thanh tra, có 7 Bộ có 5 thứ trưởng và còn lại là 6 thứ trưởng) * Cơ cấu bộ phận: - Vụ, thanh tra Bộ, văn phòng Bộ; - Cục, tổng cục - Cơ quan đại diện của Bộ ở địa phƣơng và nƣớc ngoài - Các tổ chức sự nghiệp; * Phương thức thành lập; c/ Nhiệm vụ, quyền hạn chung: Điều 4 – Điều 14 NĐ36/CP + Để thực hiện chức năng, nhiệm vu, Bộ trƣởng có nhiều quyền hạn, trong đó quan trọng nhất là quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật dƣới hình thức quyết định, thông tƣ. + Kiểm tra, thanh tra các Bộ khác trong việc thực hiện các quy định của Bộ mình + Đình chỉ và bãi bỏ một số VB của một số chủ thể theo thẩm quyền  Những bất cập về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ: - Quá nhiều Nghị định điều chỉnh về các Bộ, cơ quan ngang Bộ - Có những Bộ không có chức năng quản lý nhà nƣớc nhƣng Bộ trƣởng vẫn là thành viên CP và có quyền ban hành VBQPPL - Sự chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các Bộ; sự phối hợp giữa các Bộ d/ Hình thức họat động: - Là cơ quan họat động theo chế độ thủ trƣởng nên họat động của Bộ chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua Bộ trƣởng. - Ngoài ra còn các Thứ trƣởng và các thành viên khác của Bộ. => Bàn về trách nhiệm của Bộ trƣởng 3/ cơ quan thuộc chính phủ Cơ quan thuộc chính phủ gồm hai loại: Cơ quan quản lý ngành hoặc lĩnh vực và cơ quan sự nghiệp. 17
  18. + Do Chính phủ thành lập, sáp nhập, giải thể; + Ngƣời đứng đầu cơ quan do Thủ tƣớng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm; + không có quyền biểu quyết tại phiên họp của Chính phủ; + không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay chỉ còn 8 cơ quan thuộc Chính phủ + Thông tấn xã Việt nam + Đài tiếng nói Việt nam + Đài Truyền hình Việt nam + Bảo hiểm xã hội VN + Ban quản lý lăng Chủ tịch HCM + Viện khoa học Xã hội và nhân văn quốc gia + Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia + Học viện hành chính – chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2/ Cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng: a/ Ủy ban nhân dân các cấp (UBND) *Vị trí, tính chất pháp lý: Điều 123 Hiến pháp, Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003: “Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương” Điều 114 HP 2013: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND có hai vị trí - Vị trí thứ nhất, Là cơ quan chấp hành cơ quan quyền lực cùng cấp: + Do HĐND cùng cấp bầu và bãi miễn + Có nhiệm vụ triễn khai thực hiện các văn bản của HĐND + Chịu sự giám sát của HĐND + HĐND có quyền bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên UBND - Vị trí thứ hai, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng: + Quản lý nhà nƣớc các ngành, lĩnh vực trong phạm vi địa phƣơng + Đảm bảo việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, + Góp phần đảm bảo tính thống nhất của bộ máy HC từ trung ƣơng đến địa phƣơng + Chăm lo đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân địa phƣơng *Cơ cấu thành viên của UBND – thành lập: - Cơ cấu thành viên: + Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Các Phó chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân; Số lượng Phó chủ tịch và thành viên UBND các cấp được quy định tại Nghị định 107/2004/CP - Thành lập: + Chủ tịch UBND các cấp + Các Phó Chủ tịch và các UV (Chủ tịch UBND bắt buộc phải là ĐBHĐND cùng cấp, các thành viên khác không nhất thiết trừ trƣờng hợp pháp luật quy định khác.) + Thủ tục phê chuẩn *Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Ủy ban nhân dân: UBND cấp tỉnh: Điều 82 - Điều 96 Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 UBND cấp huyện: Điều 97 - Điều 110 Lụât Tổ chức HĐND và UBND UBND cấp xã: Điều 111 - Điều 116 Luật Tổ chức HĐND và UBND => Một số quyền hạn quan trọng của UBND và Chủ tịch UBND: - UBND có quyền ban hành VBQPPL - Chủ tịch UBND có quyền phê chuẩn kết quả bầu UBND cấp dƣới của HĐND 18
  19. - Chủ tịch UBND có quyền điều động, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó CT UBND cấp dƣới trực tiếp - CT UBND có quyền đình chỉ và bãi bỏ VB sai trái theo quy định pháp luật.. * Hình thức họat động của UBND: Là cơ quan họat động theo chế độ thủ trƣởng kết hợp tâp thể. Họat động UBND đƣợc thực hiện thông qua: Tập thể UBND; Chủ tịch UBND; Các Phó Chủ tịch và các thành viên UBND. * Việc thí điểm bỏ HĐND quận, huyện, phƣờng b/ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp * Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Điều 3 Nghị định 13/CP, Nghị định 14/CP ngày 4/2/2008: - Là cơ quan tham mƣu giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý ở địa phƣơng - Thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của Chủ tịch UBND * Tổ chức cơ quan chuyên môn: - Các cơ quan chuyên môn đƣợc tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc. chiều ngang trực thuộc UBND, chiều dọc trực thuộc cơ quan chuyên môn có thẩm quỳên cấp trên. -Cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh: Điều 5 Nghị định 13/CP, NĐ 14/CP - Các loại cơ quan chuyên môn: + Cơ quan chuyên môn thống nhất; + Cơ quan chuyên môn đặc thù - Thành lập: + Cơ quan + Thủ trƣởng cơ quan, Phó thủ trƣởng * Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND: Điều 4 Nghị định 13/CP, Điều 4 Nghị định 14/CP * Phƣơng thức hoạt động: chế độ thủ trƣởng Chương 6 CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC I. Khái niệm – đặc điểm – phân loại cán bộ, công chức, viên chức 1. Khái niệm: - Định nghĩa CB, CC: Điều 4 Luật CBCC + Định nghĩa cán bộ + Định nghĩa công chức + Định nghĩa cán bộ, công chức cấp xã - Định nghĩa viên chức: Điều 2 Luật VC SS phạm vi công chức theo Pháp lệnh CBCC và Luật 2. Một số đặc điểm của CB, CC, VC (Gồm có những đặc điểm chung và các đặc điểm riêng) Những đặc điểm chung: - Là công dân VN thƣờng trú tại Việt Nam; - Làm việc trong khu vực công (NN) Về bộ máy lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập: 1/ thuộc : - Ban bí thƣ -> Thủ trƣởng - Bộ chính trị -> Cấp phó trƣởng - UBTVQH -> Ngƣời đứng đầu các đơn vị trực thuộc 2/ thuộc TW nhƣng không thuộc 3 nhóm bên : - Thủ trƣởng 19 - Phó thủ trƣởng 2/ thuộc Địa Phƣơng : - Thủ trƣởng
  20. * Một số đặc điểm riêng cơ bản để phân biệt tƣơng đối cán bộ và công chức và viên chức c. Phân loại CC: - Ý nghĩa: - Các căn cứ phân loại công chức - Phân loại theo ngạch đƣợc bổ nhiệm (4 loại): + Công chức loại A:ngạch chuyên viên cao cấp + Công chức loại B: ngạch chuyên viên chính; + Công chức loại C: ngạch chuyên viên + Công chức loại D: ngạch cán sự & nhân viên  Các công chức này còn chờ bổ nhiệm chức vụ, chức danh tùy vào năng lực, hồ sơ ,… của từng người. - Phân loại theo vị trí công tác (2 loại): + Công chức lãnh đạo, quản lý + Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý - Các căn cứ phân loại viên chức (Điều 3 NĐ29) - Phân loại theo chức danh nghề nghiệp: + Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; + Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II + Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III + Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV - Phân loại theo vị trí việc làm (2 loại): + Viên chức quản lý ( Trưởng khoa, Trưởng phòng ) + Viên chức chuyên môn nghiệp vụ II. Công vụ (xem giáo trình) 1. Khái niệm công vụ 2. Các nguyên tắc của công vụ III. Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức 1/ Tuyển dụng công chức, viên chức * Cán bộ ( đặc biệt, có các quy chế riêng của nhà nƣớc ) - đƣợc bầu cử và bổ nhiệm theo hiến pháp. - đƣợc theo các luật về tổ chức bộ máy nhà nƣớc , các quy chế điều lệ của tổ chức Chính Trị, CT-XH. * Công chức, viên chức (Luật CBCC và Luật VC) - Điều kiện dự tuyển: + Điều kiện chung + Điều kiện riêng - Hình thức tuyển dụng: + Thi tuyển + Xét tuyển ( xét tuyển trực tiếp đƣợc áp dụng đối với ngƣời có 5 năm tình nguyện công tác trở lên „ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời‟ ) - Quy trình tuyển dụng: thông báo tuyển dụng => nhận hồ sơ dự tuyển => tổ chức sơ tuyển (nếu có quá nhiều hồ sơ) => tổ chức thi tuyển/ xét tuyển => thông báo trúng tuyển và nhận việc * Chế độ tập sự, của công chức, VC - Chế độ tập sự của công chức CC loại C: tập sự 12 tháng CC loại D: tập sự 06 tháng - Chế độ tập sự của viên chức: (Đ 27 Luật VC) 20
nguon tai.lieu . vn