Xem mẫu

  1. Năm 1858 Pháp dùng 13 chiếc chiến hạm đánh chiếm cảng Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược VN Năm 1884 với Hiệp ước Patenôtre, Pháp đã xác lập được quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, chia VN làm 3 kỳ thuộc Liên bang Đông Dương
  2. Chương X. KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐNG TRỊ (1958 – 1945) I. KINH TẾ TỪ KHI PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN TRƯỚC CTTG II (1858 – 1939) 1. Chính sách kinh tế của Pháp ở VN 2. Đặc điểm tình hình kinh tế II. KINH TẾ THỜI KỲ CTTG II (1939-1945) 1. Chính sách “kinh tế chỉ huy” của Nhật – Pháp 2. Đặc điểm tình hình kinh tế
  3. I. KINH TẾ TỪ KHI PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN TRƯỚC CTTG II (1858 – 1939) 1. Chính sách kinh tế của Pháp ở VN • Chính sách ruộng đất: - Nghị định ngày 30-3-1865, quy định Thống đốc Nam kỳ có quyền cho và bán những ruộng đất của nông dân bỏ hoang ở ngoại ô Sài Gòn. - Chính phủ Pháp có quyền cấp, nhượng hoặc bán các đất gọi là “vô chủ” cho người Pháp có nguyện vọng kinh doanh trong nông nghiệp. -> góp phần phá vỡ cơ sở của chế độ ruộng đất công phong kiến Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất.
  4. 1. Chính sách kinh tế của Pháp ở VN • Trong công nghiệp: - Tạo điều kiện cho tư bản Pháp đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp của chính quốc. - Phát triển ở thuộc địa những ngành công nghiệp sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu rẻ, đem lại lợi nhuận lớn nhưng không được cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc Pháp.
  5. 1. Chính sách kinh tế của Pháp ở VN • Trong thương mại: áp dụng chính sách “Đồng hóa thuế quan”: hàng hóa của Pháp nhập khẩu vào Việt Nam được miễn thuế hoàn toàn, còn hàng hóa của các nước khác nhập vào Việt Nam phải nộp thuế như nhập khẩu vào Pháp -> tạo điều kiện cho hàng hóa của Pháp có thể cạnh tranh dễ dàng hơn và giữ vị trí độc quyền trên thị trường Việt Nam.
  6. 1. Chính sách kinh tế của Pháp ở VN • Trong lĩnh vực tiền tệ: - Thực hiện chính sách “Liên hợp tiền tệ”, quy định cho tiền franc Pháp có thể lưu hành hợp pháp ở Việt Nam. - Thành lập Ngân hàng Đông Dương, nắm độc quyền phát hành giấy bạc và gắn đồng Đông Dương vào khu vực tiền phrăng, lấy đồng phrăng làm bản vị. -> Tư bản Pháp nhanh chóng chiếm độc quyền kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ, đầu cơ thu lợi nhuận lớn, kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc sâu sắc vào nền kinh tế Pháp.
  7. * Công cuộc khai thác của Pháp : • Cuộc khai thác lần thứ nhất (1884 – 1918): tư bản Pháp đã nặng về thương mại, chú trọng xuất cảng hàng hóa hơn là xuất cảng tư bản. Pháp đầu tư vào Việt Nam còn ở mức độ thấp và dè dặt, chủ yếu là để cho vay nặng lãi. Phương thức kinh doanh còn rất lạc hậu – phương thức kinh doanh phong kiến.
  8. * Công cuộc khai thác của Pháp : • Cuộc khai thác lần thứ hai (1919 – 1939): Pháp đã chú trọng xuất cảng tư bản hơn xuất cảng hàng hóa, tiếp tục cho vay nặng lãi và tăng cường khai thác thuộc địa, đầu tư vào Việt Nam mạnh hơn; phương thức kinh doanh của Pháp đã có sự thay đổi theo phương thức TBCN. Đến trước CTTG II, kinh tế Việt Nam nói chung thời thuộc Pháp đạt mức sản lượng cao nhất.
  9. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp: • Quá trình tập trung ruộng đất vào trong tay điền chủ Pháp đã diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn. Giai cấp địa chủ (~5% dân số) chiếm đoạt trên 50% tổng số ruộng đất, lập ra các đồn điền. • Nông dân Việt nam hầu hết không có đủ hoặc hoàn toàn không có ruộng đất, họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và nộp địa tô tới hơn 50% thu hoạch cho chủ đất. • Sự thống trị của Pháp không làm thay đổi căn bản tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Việt Nam.
  10. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế a. Sản xuất nông nghiệp: • Chính phủ thuộc địa đã đầu tư một số vốn cho cơ sở hạ tầng như đào kênh thủy lợi, mở mang đường sá, tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác và giao lưu hàng hóa nông sản. • Do ruộng đất tập trung trong tay một số ít địa chủ nên đã giúp cho Pháp có thể dễ dàng nắm được khối lượng lương thực lớn cho xuất khẩu, điều đó làm cho đời sống nông dân không những không được cải thiện mà còn bị bần cùng hóa hơn.
  11. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế b. Sản xuất công nghiệp: • CN do Pháp xây dựng chiếm độc quyền: - Khai thác mỏ là ngành được Pháp chú trọng nhất (khai thác than đá, thiếc, kẽm bac, đồng, sắt, vàng…). - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và thiết bị vận tải được xây dựng khá sớm (xi măng, gạch, ngói…). - Công nghiệp điện nước chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng hơn là cho sản xuất.
  12. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế b. Sản xuất công nghiệp: - Công nghiệp dệt là ngành công nghiệp nhẹ lớn nhất của Pháp tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có Công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm xay xát gạo, rượu, bia, đường, công nghiệp chế biến lâm sản. - Công nghiệp Pháp đã gắn thị trường Việt Nam với thị trường thế giới, thúc đẩy sự hình thành khu vực sản xuất công nghiệp của tư bản Việt Nam, nhưng cũng đã làm phá sản nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống.
  13. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế b. Sản xuất công nghiệp: • Sản xuất CN và TCN của người Việt Nam: - Được mở rộng và có quy mô lớn hơn trước: đáng kể nhất là các ngành dệt nhuộm, xay xát lúa, sản xuất đồ gốm, gạch, sửa chữa cơ khí, in ấn, sản xuất sơn, xà phòng… - Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ bé: Đầu những năm 40, tổng số vốn của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng số vốn và sử dụng 9% tổng số lao động làm thuê trong công nghiệp. Sản xuất chủ yếu dựa trên kỹ thuật lạc hậu và nguyên liệu trong nước, phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa.
  14. * Tình hình thủ công nghiệp Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chia thành hai xu hướng: • Các ngành bị công nghiệp Pháp chèn ép, cạnh tranh không phát triển lên được, hoặc đi đến phá sản như nghề dệt vải; làm giấy, làm đường mật… thậm chí có nghề bị cấm phải rút lui vào bí mật như nghề nấu rượu. • Một số nghề thủ công nghiệp sản xuất các mặt hàng không có sự cạnh tranh của công nghiệp Pháp, đồng thời do tính độc đáo của sản phẩm thủ công nghiệp truyền thống VN đi liền với giá rẻ nên đã được Pháp khuyến khích và khai thác cho xuất khẩu để thu lợi nhuận (nuôi tằm, dệt tơ lụa).
  15. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế c. Giao thông vận tải: • Trong giai đoạn 1900-1935, trung bình hằng năm chính phủ thuộc địa dành 18% ngân sách để đầu tư vào việc hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế, trong đó có việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải. • Đường thủy, Pháp đã cho đào thêm khoảng 2.500 km kênh mới, xây dựng và cải tạo nhiều cảng sông biển, đồng thời đã lập nhiều công ty vận tải chạy trong sông và các đội tàu vận tải viễn dương.
  16. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế c. Giao thông vận tải: • Đường sắt là phương tiện giao thông hoàn toàn mới do người Pháp đem đến Việt Nam. Năm 1940, tổng số chiều dài đường sắt ở Việt Nam là 3.080 km, số phương tiện có 250 đầu máy, 3.620 toa xe. • Đường bộ năm 1940, chiều dài đường ôtô là 21.026 km, trong đó có 4.573 km rải nhựa, 13.896 km rải đá, còn lại là đường đất. Hệ thống đường ôtô mang tính chất chính trị và quân sự nhiều hơn.
  17. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế c. Giao thông vận tải: • Về hàng không, tổng số sân bay được xây dựng thời Pháp lên tới 42 cái, trong đó chủ yếu là sân bay quân sự. • Về căn bản hệ thống giao thông vận tải chủ yếu để phục vụ cho mục đích chính trị, kinh tế và quân sự của thực dân Pháp. Mật độ đường giao thông còn thưa thớt. Phân bố các tuyến đường không đều chất lượng đường rất kém, khả năng thông xe rất thấp. Phương tiện vận tải ít ỏi, cũ kỹ, lạc hậu. Giá cước vận tải là quá đắt đối với số đông người sản xuất nhỏ.
  18. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế d. Thương nghiệp: • Ngoại thương: Pháp thi hành chính sách “Đồng hóa thuế quan”. Cán cân thương mại của Việt Nam thời Pháp thường xuất siêu. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì 80% là hàng công nghệ phẩm tiêu dùng. • Nội thương: Việc kinh doanh ở thị trường nội địa chủ yếu nằm trong tay người nước ngoài, trong đó Pháp thực hiện chế độ độc quyền 3 loại sản phẩm quan trọng là muối, rượu và thuốc phiện.
  19. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế e. Tài chính – tiền tệ: • Tài chính: chủ yếu dựa trên chế độ thuế rất nặng nề. Ngân sách nhà nước thuộc địa được chia thành ngân sách Liên bang Đông Dương và ngân sách địa phương. • Thuế trực thu: Chủ yếu là thuế thân và thuế điền (chiếm 50% ngân sách). • Thuế gián thu nộp vào ngân sách chung của Đông Dương, gồm các loại chủ yếu như: thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, thuế quan.
  20. 2. Đặc điểm tình hình kinh tế e. Tài chính – tiền tệ: • Về chi tiêu ngân sách: Phần lớn các khoản thu ngân sách dùng để chi cho bộ máy quản lý hành chính (50%), đóng góp cho chính quốc 10%, chi cho các công trình công cộng 10%. Phần chi cho sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ bé. • Tiền tệ: Năm 1875, Tổng thống Pháp ban hành Sắc lệnh thành lập Ngân hàng Đông Dương và giao cho độc quyền phát hành một loại tiền mới lưu hành ở cả 3 nước Đông Dương, được gọi là đồng Đông Dương.
nguon tai.lieu . vn