Xem mẫu

  1. BÀI 4 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN TS. Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105226 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Lựa chọn hình thức quản lý dự án • Công ty Hoàng Anh đã lập xong một dự án chung cư cao tầng và tiến hành triển khai đầu tư vào dự án này. • Có hai phương án được đề xuất: công ty tự quản lý quá trình đầu tư hoặc thuê một công ty tư vấn quản lý quá trình đầu tư. • Lãnh đạo công ty chọn phương án tự quản lý đầu tư nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong công ty. Tuy nhiên quản lý quá trình đầu tư này như thế nào đang là câu hỏi đau đầu cho những người quản lý công ty. 1. Nếu tự quản lý quá trình thực hiện đầu tư thì có thuận lợi và bất cập gì? 2. Những thách thức nếu công ty Hoàng Anh tự tiến hành quản lý? 3. Thế nào là quản lý thành công dự án trên? v1.0015105226 2
  3. MỤC TIÊU • Hiểu được các khái niệm cơ bản về quản lý dự án; • Hiểu được các nội dung, chức năng và mục tiêu của quản lý dự án; • Nắm vững các công cụ chính trong quản lý dự án; • Hiểu được khái niệm chu kỳ quản lý dự án. v1.0015105226 3
  4. NỘI DUNG Quản lý dự án, mục tiêu của quản lý dự án Chu kỳ quản lý dự án Nội dung và chức năng của quản lý dự án Công cụ kỹ thuật chính trong quản lý dự án v1.0015105226 4
  5. 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1.1. Khái niệm thứ nhất về quản lý dự án 1.2. Khái niệm thứ hai về quản lý dự án v1.0015105226 5
  6. 1.1. KHÁI NIỆM THỨ NHẤT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN Quản lý dự án là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để thỏa mãn yêu cầu của dự án. Kiến thức kỹ năng? • Quản lý tổng thể • Quản lý phạm vi • Quản lý thời gian 4 lĩnh vực • Quản lý chi phí cơ bản • Quản lý chất lượng • Quản lý nhân lực • Quản lý thông tin 4 lĩnh vực • Quản lý rủi ro hỗ trợ • Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (Đấu thầu) v1.0015105226 6
  7. 1.1. KHÁI NIỆM THỨ NHẤT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) Quản lý dự án Sức ép của những giới hạn về các yếu tố Kết quả Kết quả mong muốn Mục tiêu tổng hợp Chi phí cho phép Chi phí Thời gian cho phép C = f(P, T, S) Thời gian v1.0015105226 7
  8. 1.1. KHÁI NIỆM THỨ NHẤT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) 9 kiến thức kỹ năng QLDA Quản lý tổng thể Quản lý phạm vi Quản lý thời gian Lập kế hoạch Xác định phạm vi Xác định công việc Thực hiện kế hoạch Lập kế hoạch phạm vi Dự tính thời gian Quản lý những thay đổi Quản lý thay đổi phạm vi Quản lý tiến độ Quản lý chi phí Quản lý chất lượng Quản lý nhân lực Lập kế hoạch nguồn lực Lập kế hoạch chất lượng Lập kế hoạch nhân lực Tính toán chi phí Đảm bảo chất lượng Tuyển dụng Lập dự toán Quản lý chất lượng Phát triển nhóm Quản lý chi phí Quản lý hoạt động mua sắm Quản lý thông tin Quản lý rủi ro Lập kế hoạch mua sắm Lập kế hoạch QLTT Nhận diện rủi ro Lựa chọn nhà cung cấp Phân phối thông tin Phân tích, đánh giá rủi ro Quản lý hợp đồng Báo cáo tiến độ Quản lý rủi ro Quản lý tiến độ cung ứng v1.0015105226 8
  9. 1.1. KHÁI NIỆM THỨ NHẤT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) Công cụ kỹ thuật? Nhằm hỗ trợ người quản trị dự án và nhóm dự án trong nhiều khía cạnh của quản trị dự án. Các công cụ kỹ thuật có thể là: • Tuyên bố dự án (Project Charter), Báo cáo phạm vi dự án, WBS. • Biểu đồ GANTT, sơ đồ mạng (PERT), phân tích đường găng (CPM). • Dự kiến chi phí và đánh giá chi phí thực hiện. • … v1.0015105226 9
  10. 1.2. KHÁI NIỆM THỨ HAI VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển một dự án trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được những yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. v1.0015105226 10
  11. 2. CHU KỲ QUẢN LÝ DỰ ÁN 2.1. Các tiến trình quản lý dự án 2.2. Chu trình quản lý dự án v1.0015105226 11
  12. 2.1. CÁC TIẾN TRÌNH CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN Các tiến trình quản lý dự án được xếp vào 5 nhóm: Tiến trình hoạch định Tiến trình khởi động Tiến trình thực thi Tiến trình điều khiển Tiến trình kết thúc v1.0015105226 12
  13. 2.2. CHU TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN Lập kế hoạch Thiết lập mục tiêu Điều tra nguồn lực Xây dựng kế hoạch Điều phối thực hiện Giám sát Điều phối tiến độ thời gian Đo lường kết quả Phân phối nguồn lực So sánh với mục tiêu Phối hợp các hoạt động Báo cáo Khuyến khích và động viên Giải quyết các vấn đề cán bộ công nhân viên v1.0015105226 13
  14. 2.2. CHU TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) • Lập kế hoạch: là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic. • Điều phối thực hiện: là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trong là điều phối và quản lý thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó bố trí tiền vốn nhân lực và thiết bị phù hợp. • Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. v1.0015105226 14
  15. 2.2. CHU TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN • Các mục tiêu thuộc về dự án:  Thời gian;  Chi phí;  Chất lượng công việc. • Các mục tiêu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng:  Các mục đích ban đầu có đạt được không?  Các sản phẩm/dịch vụ do dự án cung cấp có phù hợp với nhu cầu thị trường, được người tiêu dùng đón nhận không?  Lợi nhuận của khách hàng đạt được là bao nhiêu? có đạt được các dự kiến như đã đặt ra ban đầu không? v1.0015105226 15
  16. 2.2. CHU TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN (tiếp theo) MỤC TIÊU CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN Các mục tiêu đánh giá sự hài lòng của Các mục tiêu thuộc về dự án khách hàng Lợi nhuận Chi phí Mục tiêu Mục tiêu cấp 2 cấp 1 Các đích Sản phẩm/ Thời gian Chất lượng ban đầu dịch vụ thực hiện dự án v1.0015105226 16
  17. 3. CÁC NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN Quản lý tổng thể Quản lý phạm vi Quản lý thời gian Lập kế hoạch Xác định phạm vi Xác định công việc Thực hiện kế hoạch Lập kế hoạch phạm vi Dự tính thời gian Quản lý những thay đổi Quản lý thay đổi phạm vi Quản lý tiến độ Quản lý chi phí Quản lý chất lượng Quản lý nhân lực Lập kế hoạch nguồn lực Lập kế hoạch chất lượng Lập kế hoạch nhân lực Tính toán chi phí Đảm bảo chất lượng Tuyển dụng Lập dự toán Quản lý chất lượng Phát triển nhóm Quản lý chi phí Quản lý hoạt động mua sắm Quản lý thông tin Quản lý rủi ro Lập kế hoạch mua sắm Lập kế hoạch QLTT Nhận diện rủi ro Lựa chọn nhà cung cấp Phân phối thông tin Phân tích, đánh giá rủi ro Quản lý hợp đồng Báo cáo tiến độ Quản lý rủi ro Quản lý tiến độ cung ứng v1.0015105226 17
  18. 3.1. QUẢN LÝ TỔNG THỂ • Lập kế hoạch tổng thể là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự lô gích và việc chi tiết hóa các mục tiêu dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình để thực hiện các công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau được kết hợp một cách chặt chẽ. • Quy trình quản trị tổng thể:  Phát triển kế hoạch dự án: lấy kết quả của các quy trình lập kế hoạch khác và đưa thành một tài liệu nhất quán và kết dính – kế hoạch dự án.  Thực thi kế hoạch dự án: thực hiện kế hoạch dự án.  Điều khiển sự thay đổi tổng thể: điều phối những thay đổi trong toàn bộ dự án. v1.0015105226 18
  19. 3.2. QUẢN LÝ PHẠM VI DỰ ÁN • Phạm vi: điều gì cần làm và điều gì không làm. • Quản trị phạm vi dự án là việc xác định và kiểm soát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định các công việc nào thuộc về dự án, công việc nào không thuộc phạm vi dự án. • Quy trình quản trị phạm vi:  Khởi động: bắt đầu một dự án hoặc chuyển sang giai đoạn tiếp theo.  Lập kế hoạch phạm vi.  Xác định phạm vi: chia nhỏ các sản phẩm trung gian.  Kiểm tra phạm vi.  Điều khiển sự thay đổi phạm vi. v1.0015105226 19
  20. 3.3. QUẢN LÝ THỜI GIAN DỰ ÁN • Quản trị thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối thời gian và kiểm soát tiến độ các công việc của dự án nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. • Gồm những quy trình nhằm bảo đảm hoàn thành dự án đúng thời hạn. • Quy trình gồm:  Xác định các hoạt động;  Sắp xếp thứ tự các hoạt động;  Dự tính nguồn lực cho từng công việc;  Ước lượng thời gian cho mỗi hoạt động;  Phát triển lịch biểu;  Điều khiển lịch biểu. v1.0015105226 20
nguon tai.lieu . vn