Xem mẫu

  1. BÀI 2 NHỮNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU KHI LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ TS. Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105226 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG • Công ty CP xây dựng Đại Dương thực hiện dự án đầu tư xây dựng một công trình tổ hợp văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại, căn hộ và trường học (trường mẫu giáo và tiểu học) tại Hà Nội. • Công trình được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.000 m2, có 34 tầng gồm 4 tầng hầm, 10 tầng cho thuê văn phòng và dịch vụ thương mại, 20 tầng căn hộ. Trường mầm non quy mô 50 cháu và trường tiểu học quy mô 100 học sinh đã đưa vào sử dụng từ năm 2012. Công trình được xây dựng tại quận Ba Đình giáp với quận Đống Đa. Diện tích văn phòng và dịch vụ thương mại đã được cho thuê gần hết (90%). Số căn hộ có người dân đến ở cũng đạt tỷ lệ tương đối cao (gần 75%). 1. Công ty đã quyết định đầu tư dựa trên những căn cứ gì? 2. Tại sao Công ty chọn địa điểm trên để xây dựng công trình? Công ty lựa chọn phương án xây dựng dựa trên những căn cứ gì? 3. Hình thức tổ chức quản lý nào đối với dự án đã được Công ty lựa chọn? v1.0015105226 2
  3. MỤC TIÊU • Sự cần thiết và cách tiến hành nghiên cứu các căn cứ hình thành dự án đầu tư trong quá trình lập dự án. • Vai trò và nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, công nghệ của dự án. • Sự cần thiết và nội dung nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án. v1.0015105226 3
  4. NỘI DUNG Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự v1.0015105226 4
  5. 1. NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư 1.2. Nghiên cứu thị trường sản phẩm của dự án v1.0015105226 5
  6. 1.1. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Môi trường vĩ mô: tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài sẽ thuận lợi cho việc đầu tư, tỷ lệ lạm phát thấp sẽ mang lại hiệu quả cao, tỷ giá hối đoái thấp và ổn định sẽ thức đẩy dự án sản xuất hàng xuất khẩu… • Môi trường chính trị, pháp luật (sự ổn định của chính trị, hệ thống luật pháp sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư). • Môi trường văn hóa xã hội (truyền thống văn hóa, dân số, hạ tầng xã hội…). • Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, trữ lượng khoáng sản…). Có thuận lợi cho việc thực hiện dự án hay không? 6 v1.0015105226 6
  7. 1.1. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ (tiếp theo) Quy hoạch và kế hoạch phát triển: • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương; • Quy hoạch phát triển ngành; • Quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng; • Quy hoạch phát triển đô thị; • Quy hoạch xây dựng. Có thuận lợi cho việc thực hiện dự án hay không? 7 v1.0015105226 7
  8. 1.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN • Khái niệm: là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để đi đến quyết định nên sản xuất kinh doanh mặt hàng gì, cách thức và chất lượng như thế nào, với khối lượng bao nhiêu và lựa chọn phương thức bán hàng, tiếp thị và khuyến mại nào để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của dự án trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. • Mục đích:  Xác định sản phẩm của dự án;  Xác định thị phần của dự án;  Xác định cách thức chiếm lĩnh thị trường. • Vai trò: Là căn cứ quyết định mục tiêu và quy mô của dự án. • Yêu cầu: Thu thập đầy đủ thông tin, thông tin chính xác, có phương pháp phân tích phù hợp. v1.0015105226 8
  9. 1.2.1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG TỔNG THỂ Giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường mà dự án dự kiến chiếm lĩnh. v1.0015105226 9
  10. 1.2.2. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU • Phân đoạn thị trường: là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành những đoạn thị trường nhỏ mà ở đó khách hàng sẽ có sự giống nhau về nhu cầu hoặc ước muốn, qua đó chọn được những đoạn thị trường hấp dẫn đối với dự án. • Xác định thị trường mục tiêu: là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà chủ đầu tư có khả năng đáp ứng một cách có hiệu quả, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đã định. v1.0015105226 10
  11. 1.2.3. XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN Là việc thiết kế sản phẩm của dự án đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu (sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với hàng hoá của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng). v1.0015105226 11
  12. 1.2.4. DỰ BÁO CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN • Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án:  Phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án trong quá khứ và hiện tại;  Dự báo cầu sản phẩm dự án trong tương lai;  Dự báo cung sản phẩm dự án trong tương lai. • Các phương pháp dự báo có thể áp dụng:  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp ngoại suy thống kê;  Dự báo cầu thị trường bằng mô hình hồi quy tương quan;  Dự báo cầu thị trường bằng hệ số co giãn cầu;  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp định mức;  Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. • Trên cơ sở xác định được cầu và cung của thị trường trong tương lai, xác định được chênh lệch giữa cầu và cung. Chênh lệch giữa cầu và cung trong tương lai sẽ chi phối trực tiếp đến quy mô của dự án và thị phần của dự án tương lai. v1.0015105226 12
  13. 1.2.5. NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TIẾP THỊ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN • Khâu tiếp thị sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề: làm thế nào để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của dự án đang xét thay vì sử dụng sản phẩm của dự án khác? • Tiếp thị là xác định bằng cách nào với chi phí bao nhiêu để có thể tiêu thụ được sản phẩm của dự án. • Những công việc cần làm:  Xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án;  Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm;  Lựa chọn các phương thức linh hoạt để đẩy mạnh sức mua (phiếu thưởng, gói hàng chung, quà tặng...);  Tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. v1.0015105226 13
  14. 1.2.6. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ CHIẾM LĨNH THỊ TRƯỜNG • Một dự án đầu tư có hiệu quả thực sự tức là dự án sản xuất ra sản phẩm được thị trường chấp nhận, được tiêu thụ với số lượng lớn, nghĩa là dự án đó giành được thị phần nhất định. • Những công việc cần làm:  Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh;  Xác định chiến lược cạnh tranh:  Chiến lược sản phẩm;  Chiến lược về giá sản phẩm;  Chiến lược tiếp thị. v1.0015105226 14
  15. 2. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Hình thức đầu tư 2.2. Quy mô, công suất dự án 2.3. Công nghệ kỹ thuật của dự án 2.4. Nguyên vật liệu đầu vào 2.5. Cơ sở hạ tầng 2.6. Địa điểm thực hiện dự án 2.7. Giải pháp xây dựng 2.8. Tác động của dự án đến môi trường v1.0015105226 15
  16. 2.1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Các hình thức đầu tư: • Đầu tư mới: đầu tư để xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máy móc mới toàn bộ. • Đầu tư cải tạo, mở rộng: trên cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, chủ đầu tư cải tạo hoặc thay thế tài sản cố định đã cũ, lạc hậu. Có thể chia làm đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Chú ý: • Nếu sản phẩm của dự án chưa từng có trên thị trường thì hình thức đầu tư mới sẽ được lựa chọn. • Nếu sản phẩm của dự án đã có trên thị trường thì chủ đầu tư lựa chọn một trong hai hình thức đầu tư sao cho đảm bảo hiệu quả đầu tư. v1.0015105226 16
  17. 2.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ, CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN • Khái niệm công suất của dự án: Công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép. • Căn cứ lựa chọn công suất của dự án:  Nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án;  Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư;  Các thông số kỹ thuật và kinh tế của các máy móc hiện có;  Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào;  Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ đầu tư;  Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất. v1.0015105226 17
  18. 2.3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CHO DỰ ÁN • Căn cứ lựa chọn:  Yêu cầu về chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của dự án;  Công suất của dự án;  Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ hiện có trên thị trường;  Khả năng cung cấp đầu vào về vốn, vật tư, máy móc, nhân lực, nguyên vật liệu;  Trình độ hiện đại của công nghệ định áp dụng;  Yêu cầu về bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện lao động;  Các kết quả của tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án công nghệ. • Sau khi lựa chọn được công nghệ tối ưu, cần vẽ sơ đồ công nghệ, trong đó chỉ rõ các công đoạn, nguyên lý hoạt động. v1.0015105226 18
  19. 2.4. NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO Nguyên tắc lựa chọn: • Phải chọn những nguyên vật liệu có đặc tính và chất lượng phù hợp với chất lượng sản phẩm của dự án. • Là những vật liệu thông dụng, dễ tìm kiếm trên thị trường trong nước và thế giới. • Giá cả hợp lý (gồm giá thu mua, vận chuyển, bảo quản...). v1.0015105226 19
  20. 2.4. NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO (tiếp theo) Bảng: Nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu cho dự án Năm sản xuất Nguồn Đơn Năm I Năm II Năm ... STT Tên nguyên vật liệu gốc giá Số Số Trị Số Trị giá Trị giá lượng lượng giá lượng I Nguyên vật liệu nhập khẩu 1 2 II Nguyên vật liệu trong nước 1 2 ... III Tổng cộng v1.0015105226 20
nguon tai.lieu . vn