Xem mẫu

  1. LOGO LOGO CHƯƠNG VI: Tính toán khấu hao và phân tích dự án sau thuế GV: Lê Đức Anh 1
  2. Nội dung 1. Giới thiệu chi phí khấu hao 2. Mô hình khấu hao đều - SL 3. Thuế lợi tức 4. Dòng tiền tệ sau thuế - CFAT 5. So sánh phương án theo CFAT 2
  3. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation • Định nghĩa: Sự giảm dần giá trị của một tài sản cố định • Ví dụ: Bạn mua chiếc điện thoại, với giá 5 triệu đồng vào ngày hôm nay, ta có giá trị của chiếc điện thoại giảm dần theo thời gian như sau: Năm Giá thị trường Giá trị giảm đi 0 4,000,000 1 3,500,000 500,000 2 3,000,000 500,000 3 2,000,000 1,000,000 4 1,000,000 1,000,000 3
  4. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation • Tại sao cần phải xem xét chi phí khấu hao? - Là một khoản khấu trừ vào tiền thuế của DN. Tiền thuế = (Lợi tức – Các khoản khấu trừ) . (Thuế suất) - Chi phí khấu hao trong thời đọan càng lớn thì tiền thuế trong thời đoạn đó càng nhỏ. - Khấu hao để thu lại, để hoàn trả lại nguồn vốn hay phần giá trị bị giảm đi của tài sản. - Không phải là một khoản thực chi. 4
  5. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation Các yếu tố cần xem xét khi khấu hao tài sản  Thời gian khấu hao (how long?)  Giá trị còn lại (salvage value)  Cơ sở tính chi phí khấu hao (cost basis)  Phương pháp khấu hao (how?) 5
  6. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation Những tài sản có thể khấu hao:  Tài sản sử dụng trực tiếp cho hoạt động SXKD hoặc tạo ra nguồn thu nhập cho Cty.  Tài sản phải có thời hạn sử dụng hữu hạn và có tuổi thọ kinh tế lớn hơn 1 năm  Tài sản phải bị hao mòn, bị giảm dần giá trị theo thời gian. Tài sản được tính khấu hao phải thỏa cả 3 điều kiện trên 6
  7. Giới thiệu chi phí khấu hao - depreciation Cơ sở tính chi phí khấu hao Chi phí mua máy móc mới (giá trên hóa đơn) $10,000 + Phí vận chuyển $1,000 + Phí lắp đặt $500 Cơ sở chi phí để tính khấu hao $11,500 7
  8. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL) • Chi phí khấu hao hằng năm: D = (P-SV)/N  D: chi phí khấu hao hằng năm  P: giá trị đầu tư ban đầu của tài sản (cost basis)  SV: giá trị còn lại của tài sản  N: số năm tính khấu hao • Giá trị bút toán ở cuối năm x: BVX= P –D.x = P –[(P-SV).x / N] 8
  9. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL) • Ví dụ: Một tài sản được mua với giá 15trĐ, khấu hao đều trong 12 năm, giá trị còn lại sau 12 năm là 1,5trĐ.Tính Chi phí khấu hao hàng năm và giá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 3? 9
  10. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL) Để khuyến khích đầu tư, một số luật thuế có quy định cho phép tăng thêm khoản khấu hao cho năm đầu vận hành (có thể đến 20% giá trị đầu tư ban đầu của tài sản, tuy nhiên thường không vượt quá một giá trị tới hạn nào đó) 10
  11. Mô hình khấu hao đều – straight line (SL) • Ví dụ: Một tài sản được mua với giá 20trĐ, khấu hao đều trong 10 năm, SV là 3tr. Cho phép tăng thêm khoản khấu hao cho năm đầu vận hành là 20% giá trị đầu tư ban đầu nhưng không vượt quá 2tr. Chi phí khấu hao hàng năm và giá trị bút toán của tài sản vào cuối năm 5? 11
  12. Thuế TNDN • Định nghĩa: là loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp - Năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới. - Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. 12
  13. Thuế TNDN • Thu nhập chịu thuế: Gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa và thu nhập khác như: - TN từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản. - TN từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản - TN từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý TS - TN từ lãi tiền gửi, cho vay vốn. - … 13
  14. Thuế TNDN • Thuế suất:  Thuế suất TNDN là 25%, trừ trường hợp quy định khác.  Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh 14
  15. Thuế TNDN • Cách tính thuế: Thuế = (TI) * (TR) - TI: thu nhập chịu thuế (Taxable Income) - TR: thuế suất (Tax Rate) • Cách tính thu nhập chịu thuế (lợi tức chịu thuế) TI = (Tổng doanh thu) – (Chi phí hdkd) – (Chi phí khấu hao) + (TN khác, nếu có) 15
  16. Thuế TNDN • Ví dụ: Trong năm 2010, công ty Yakult có doanh thu 20 tỉ đồng, tổng chi phí sản xuất và khấu hao là 10 tỉ đồng. Tính tiền thuế công ty này phải đóng. Biết thuế TNDN là 25%. TI = 20 – 10 = 10 (tỉ đồng) Thuế = TI * TR = 10 * 0.25 = 2,5 tỉ đồng 16
  17. Thuế TNDN • Khoản dôi vốn (capital gains): là khoản TN xảy ra khi đem bán một TSCĐ với giá SP1 lớn hơn giá mua ban đầu FC. Khoản dôi vốn = SP1 - FC • Khoản hụt vốn (Capital loss): là khoản chi phí xảy ra khi giá bán SP3 nhỏ hơn giá trị bút toán BV tại thời điểm bán tài sản đó Khoản hụt vốn = BV – SV3 • Khoản dôi khấu hao (recapture depreciation – RD): là khoản thu nhập xảy ra khi giá bán SP2 lớn hơn giá trị bút toán BV tại thời điểm bán tài sản đó. Khoản dôi khấu hao = SP2 - BV 17
  18. Thuế TNDN • Khoản dôi vốn – hụt vốn: FC: Giá mua ban đầu SP1, SP2, SP3: Giá bán BV: Giá trị bút toán 18
  19. Dòng tiền sau thuế - CFAT • Suất thu lợi sau thuế: • Chuỗi dòng tiền tệ  Trước thuế: CFBT (Cash Flow Before Tax)  Sau thuế: CFAT (Cash Flow After Tax) • Không vay vốn (100% vốn công ty)  Dòng tiền trước thuế: CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)  Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – (Khấu hao)  Thuế: = (TI) * (TR)  Dòng tiền sau thuế: CFAT = CFBT – (thuế) 19
  20. Dòng tiền sau thuế - CFAT Có vay vốn:  Dòng tiền trước thuế: CFBT = (Doanh thu) – (Chi phí)  Thu nhập chịu thuế: TI = CFBT – (khấu hao) – (tiền trả lãi)  Thuế: = (TI) * (TR)  Dòng tiền sau Thuế: CFAT = CFBT – (thuế) – (tiền trả lãi) – (tiền trả vốn) 20
nguon tai.lieu . vn