Xem mẫu

  1. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án BÀI 4 THẨM ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA DỰ ÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư. 2. Luật đầu tư công. 3. Luật đầu tư. 4. Luật xây dựng. 5. Nghị định 15/2014/NĐ-CP: Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 6. Dự thảo Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng (ban hành năm 2014).  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Nghiên cứu công tác thẩm định kỹ thuật;  Nghiên cứu công tác thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự của dự án. Mục tiêu Kết thúc bài 4, sinh viên cần nắm rõ những kiến thức sau:  Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định kỹ thuật của dự án, bao gồm thẩm định công suất; thẩm định công nghệ, trang thiết bị; thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào; thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự án; thẩm định các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường.  Mục đích, yêu cầu và nội dung thẩm định vấn đề tổ chức quản lý, vấn đề tuyển dụng lao động và dự tính quỹ lương của dự án. 62 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  2. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án Tình huống dẫn nhập Dự án xây dựng cơ sở chế biến đá xây dựng ở công ty Đại Dương Công ty cổ phần xây dựng Đại Dương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến đá xây dựng công suất 400 tấn/h tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dây chuyền khai thác và chế biến đá vôi thành vật liệu xây dựng có công suất thiết kế 640.000 m3 đá/năm với sản phẩm của dự án, sơ đồ dây chuyền công nghệ và các loại thiết bị được thể hiện ở hình 4.1 và bảng 4.1, bảng 4.2. Bảng 4.1: Khối lượng đá và sản phẩm sau khi chế biến Sản phẩm Khối lượng 3 Đá 12 240.000 m /năm Đá 24 148.000 m3/năm 3 Đá 10,5 80.000 m /năm 3 Đá mạt 70.000 m /năm 3 Đá hộc 70.000 m /năm Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá xây dựng của dự án Bãi đá bán thành phẩm Máy kẹp hàm Tách tạp chất Máy kẹp hàm 1100 x1450 Sàng phân loại Vận chuyển, tiêu thụ Bảng 4.2: Thống kê các thiết bị chính STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1 Cấp liệu tấm 2000  1500(TQ) Bộ 02 2 Máy kẹp hàm (TQ) Cái 02 3 Máy đập búa Cái 02 4 Sàng rung phân loại Bộ 01 5 Băng tải cao su Mét 180 6 Hệ thống điều khiển điện tự động (Nhật) Bộ 02 7 Ô tô Huyndai 10 tấn Cái 06 3 8 Máy xúc lật loại 25 m Cái 02 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 63
  3. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 9 Máy xúc đào bánh xích PC 350 Cái 03 10 Giàn khoan tự hành Cái 02 Dự án khai thác đá tại mỏ đá hang Cồng, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Dự án được xây dựng tại xã Thanh Hải trên diện tích 33.484 m2. Các khu chức năng độc lập và liên hệ với nhau bằng hệ thống đường giao thông nội bộ tạo sự thuận tiện trong việc quản lí và vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. Bảng 4.3: Bố trí diện tích đất sử dụng STT Tên hạng mục công trình Đơn vị Diện tích 1 Nhà điều hành M2 310 2 Nhà nghỉ công nhân M2 242 3 Nhà ăn M2 210 4 Nhà thường trực bảo vệ M2 37 5 Gara xe đạp, xe máy M2 90 6 Gara ô tô M2 90 7 Bể chứa nước M2 162 8 Nhà vệ sinh M2 86 9 Trạm biến áp M2 75 10 Khu chế biến đá xây dựng thông thường M2 18.750 11 Sân, đường nội bộ M2 2.342 12 Bồn hoa, cây xanh M2 10.640 13 Xưởng sửa chữa M2 450 Các công trình xây dựng của dự án sử dụng kết cấu bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Nguồn điện cho các công trình lấy từ nguồn 35kV của khu vực xã Thanh Hải. Hệ thống chống sét và nối đất được sản xuất theo công nghệ mới nhất. Nước cho quá trình sản xuất được lấy từ hệ thống giếng khoan. Dự án có hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường như tiếng ồn, bụi, nước thải… theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và động thực vật… Dự án tuyển dụng 130 lao động, được phân bổ sử dụng theo bảng 4.4 và cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất được bố trí theo hình 4.2. Lao động chủ yếu được tuyển dụng tại huyện Thanh Liêm, với nhân viên nghiệp vụ gửi đào tạo tại các trung tâm đào tạo nghề tại tỉnh Hà Nam và trên toàn quốc. Bảng 4.4: Bảng bố trí sử dụng lao động STT Bộ phận Số người I Bộ phận quản lí 30 1 Giám đốc 1 2 Phó giám đốc phụ trách 2 3 Quản đốc 2 4 Bộ phận bán hàng 6 5 Phòng kế toán 5 6 Phòng kĩ thuật 5 64 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  4. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án 7 Phòng tổ chức – hành chính 9 II Bộ phận sản xuất 90 1 Công nhân phục vụ dây chuyền sản xuất 60 2 Công nhân lái xe vận chuyển 20 3 Công nhân vận hành máy xúc 10 III Công nhân cơ khí, thợ sửa chữa 10 Tổng 130 Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí điều hành sản xuất Giám đốc Phó Giám đốc Quản đốc Phòng kế toán Phòng kĩ thuật Phòng hành chính Dây chuyền Dây chuyền chế biến đá nghiền bột đá xây dựng công nghiệp thông thường Để dự án có tính khả thi và có hiệu quả, dự án có thể nhận được giấy phép đầu tư và có thể vay được vốn đầu tư từ các định chế tài chính, trong quá trình thẩm định, đặc biệt thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự, cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu những vấn đề gì? 1. Tại sao công ty lại sử dụng kết hợp các loại máy móc thiết bị của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong quá trình sản xuất mà không mua dây chuyền công nghệ đồng bộ? Như thế có phải là phương án tối ưu không? 2. Tại sao công ty lại chọn vị trí xây dựng nhà máy tại xã Thanh Hải? 3. Các công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất có được tính toán đầy đủ không? Việc bố trí diện tích cho từng hạng mục như thế là hợp lý hay chưa hợp lý? 4. Vấn đề môi trường có được công ty quan tâm không? Vì sao đối với dự án này vấn đề môi trường lại quan trọng? 5. Tại sao công ty sử dụng lao động địa phương? Số lao động tuyển dụng đã tối ưu chưa? Có đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh doanh nhịp nhàng với chi phí tiết kiệm không? TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 65
  5. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án 4.1. Thẩm định kỹ thuật 4.1.1. Mục đích và yêu cầu đối với công tác thẩm định kỹ thuật 4.1.1.1. Mục đích  Thẩm định kỹ thuật là quá trình xem xét, đánh giá sự thích hợp của công nghệ, nguyên liệu, địa điểm, giải pháp xây dựng, biện pháp giảm thiểu tác hại đối với môi trường đã nêu trong hồ sơ dự án so với nội dung và các mục tiêu của dự án đầu tư, trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước, của ngành tại thời điểm thẩm định dự án.  Nhiệm vụ của công tác thẩm định kỹ thuật là căn cứ vào các thông tin đã có và kinh nghiệm của mình kết hợp với việc tham khảo, tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn, Bộ (Sở) quản lý ngành, của Bộ (Sở) Khoa học Công nghệ, Bộ (Sở) Tài nguyên Môi trường, Bộ (Sở) Xây dựng… để có kiến nghị với chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư các giải pháp tốt về kỹ thuật của dự án.  Mục đích của công tác thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật và chấp nhận các dự án khả thi về mặt này. Điều đó cho phép một mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm nguồn lực. Bởi vì nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, thì sẽ gây tổn thất nguồn lực. Trong trường hợp bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng là đã bỏ lỡ một cơ hội để tăng nguồn lực. 4.1.1.2. Yêu cầu Do nội dung kỹ thuật là phần cốt lõi của dự án, quyết định sản phẩm của dự án được sản xuất bằng cách nào? Chi phí bao nhiêu? Chất lượng thế nào? Do đó thẩm định kỹ thuật nên được tiến hành kỹ lưỡng trước khi đánh giá các khía cạnh khác, kể cả khả năng sinh lời về mặt tài chính và kinh tế của dự án. Vì vậy cần thu thập đầy đủ ý kiến của các chuyên viên kỹ thuật (kể cả những ý kiến đã được đăng tải trên báo chí). Có thể kết hợp tiến hành điều tra riêng rẽ các vấn đề khác nhau với việc tập hợp nhóm các chuyên gia có trách nhiệm xem xét, đánh giá tổng hợp. Tuy nhiên bước nghiên cứu này phải đi đến kết luận phương pháp kỹ thuật hiện tại có giúp dự án đạt được mục tiêu đã nêu hay không? Dự án có khả thi về mặt kỹ thuật hay không? Đối với cán bộ thẩm định, để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án thì ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án và những quy định của nhà nước, của ngành, cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông qua các nguồn: 66 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  6. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án  Đi thực tế để tìm hiểu về tình hình cung cầu của thị trường nguyên liệu, thị trường công nghệ có thể áp dụng cho dự án.  Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án.  Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng máy tính…); từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp…  Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về ngành nghề mà dự án định đầu tư.  Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại.  Tìm hiểu về địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn. 4.1.1.3. Căn cứ thẩm định Căn cứ để tiến hành thẩm định kỹ thuật của dự án bao gồm các tài liệu sau:  Hồ sơ dự án.  Các văn bản pháp quy, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ.  Các chỉ tiêu, định mức kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, đơn giá, các tỷ lệ chi phí hiện hành của Nhà nước… quy định cho từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế.  Các quy ước, thông lệ quốc tế: các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước (về hàng hải, hàng không, đường sông…).  Các dự án đầu tư cùng loại. 4.1.2. Nội dung và phương pháp thẩm định kỹ thuật 4.1.2.1. Thẩm định hình thức đầu tư và quy mô công suất của dự án  Thẩm định hình thức đầu tư: Khi thẩm định hình thức đầu tư (đầu tư mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới công nghệ thiết bị…) cần đánh giá kỹ năng lực và điều kiện về tài chính, kinh nghiệm tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để đảm bảo dự án có hình thức đầu tư thích hợp.  Thẩm định quy mô, công suất của dự án: Thẩm định quy mô công suất của dự án nhằm đánh giá xem công suất dự án đã phải là công suất tối ưu chưa? Các yếu tố cơ bản để lựa chọn quy mô, công suất dự án là: thị phần và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tính năng của công nghệ và máy móc thiết bị lựa chọn; khả năng quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn của chủ đầu tư. Do đó khi thẩm định quy mô, công suất của dự án cần làm rõ những vấn đề sau: TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 67
  7. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án o Dự kiến công suất của dự án là bao nhiêu? Lý do chọn công suất đó (cần có sự so sánh các phương án công suất khác nhau)? o Với công suất dự kiến, liệu có xác lập được một dây chuyền công nghệ vừa hiện đại vừa thích hợp cho phép khai thác hết công suất hay không? o Nguồn nguyên liệu, phương thức cung cấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm, các điều kiện lãnh thổ có ảnh hưởng thế nào đối với công suất của dự án? có đảm bảo cho dự án khai thác hết công suất hay không? o Với công suất dự kiến, chế độ làm việc của dự án sẽ thế nào? có bố trí sản xuất hai ca hay không, lợi hại thế nào? o Quá trình đầu tư có cần phân kỳ đầu tư (đưa vào sử dụng từng phần công suất) hay không? o Xét các yếu tố của nền kinh tế quốc dân nói chung, của ngành nói riêng thấy có cần công suất dự phòng hay không? Dự án có khả năng mở rộng trong tương lai ở khu vực lãnh thổ hay không? 4.1.2.2. Thẩm định công nghệ, trang thiết bị của dự án Nội dung thẩm định công nghệ, trang thiết bị bao gồm: thẩm định chất lượng các sản phẩm do công nghệ tạo ra; thẩm định công nghệ và các thiết bị trong dây chuyền công nghệ; đánh giá hiệu quả của công nghệ đã chọn. a. Thẩm định chất lượng các sản phẩm do công nghệ tạo ra: Chất lượng các sản phẩm do công nghệ tạo ra phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kể cả khách hàng nước ngoài. Cần làm rõ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà thị trường đón nhận và khả năng cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, giá cả của sản phẩm do công nghệ tạo ra. Nói chung, những chỉ tiêu này phải tốt hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sản phẩm đã và sẽ có (theo dự báo). b. Thẩm định công nghệ: Thẩm định công nghệ phải làm rõ những nội dung sau:  Xem xét các cơ sở, căn cứ để lựa chọn công nghệ.  Xem xét sự hoàn thiện của công nghệ. Tuỳ loại sản phẩm và phương thức sản xuất, sơ đồ công nghệ có thể khác nhau, nhưng đều phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm đã dự kiến (cả về số lượng và chất lượng).  Khuyến khích lựa chọn công nghệ hiện đại so với trình độ chung của quốc tế và khu vực. Trong một số trường hợp có thể dùng công nghệ thích hợp đối với trình độ, điều kiện của Việt Nam, nhưng những công nghệ này phải ưu việt hơn những công nghệ hiện có trong nước và không nằm trong danh mục các công nghệ thiết bị cấm nhập khẩu. Quá trình thẩm định công nghệ cũng cần xem xét đến tình huống nếu có yêu cầu thay đổi chủng loại và tính năng, quy cách sản phẩm thì công nghệ đã chọn có đáp ứng được không?  Đánh giá công nghệ căn cứ vào các điểm sau: o Xuất xứ công nghệ; o Thời điểm tạo ra công nghệ; 68 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  8. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án o Hiệu quả của công nghệ: tỷ lệ phế thải, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, suất đầu tư…; o Mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, chuyên môn hoá, điều kiện lao động, giải quyết việc làm; o Đặc tính của nguyên vật liệu đầu vào; o Cấp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; o Mức độ gây ô nhiễm môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. c. Thẩm định thiết bị trong dây chuyền công nghệ Khi thẩm định cần đánh giá tính phù hợp và chất lượng của thiết bị.  Đánh giá tính phù hợp của thiết bị o Các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ; nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến. o Quá trình thiết bị hoạt động phải đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn lao động theo các quy định của pháp luật. o Danh mục các thiết bị phải thể hiện khả năng thực hiện các nguyên công trong sơ đồ công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các bán thành phẩm, thành phẩm. o Cần lưu ý xem xét không để xảy ra trường hợp thiếu các thiết bị cần thiết cho dây chuyền sản xuất hoặc đưa vào danh mục các thiết bị không cần thiết, không đảm bảo tính đồng bộ của công nghệ (Điều này có thể xảy ra trong các dự án FDI, khi một Bên tham gia dự án góp vốn bằng thiết bị).  Đánh giá chất lượng của thiết bị, trên cơ sở danh mục thiết bị trong dự án đầu tư cần xem xét: o Xuất xứ của thiết bị (Nước sản xuất thiết bị). o Năm chế tạo thiết bị, ký hiệu, mã hiệu thiết bị. o Các đặc tính, tính năng kỹ thuật (công suất thiết bị, số vòng quay, sản lượng sản phẩm tạo ra trong 1 đơn vị thời gian…). o Các yêu cầu của thiết bị đối với nguyên liệu, nhiên liệu. o Tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng của thiết bị đối với 1 đơn vị sản phẩm. o Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra. o Đánh giá mức độ tự động hoá, cơ khí hoá, mức độ sử dụng nhân lực, các điều kiện bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường của thiết bị và hệ thống dây chuyền sản xuất.  Đánh giá đối với thiết bị đã qua sử dụng, ngoài những đặc tính chung của thiết bị, đối với thiết bị đã qua sử dụng cần xem xét thêm: o Các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật hiện tại của thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới cùng loại; thời điểm kiểm tra các chỉ tiêu trên. TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 69
  9. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án o Số giờ thiết bị đã hoạt động, điều kiện làm việc của thiết bị. o Số lần thiết bị đã được sửa chữa, đại tu. Các bộ phận đã được thay thế hoặc đảm bảo chất lượng như mới. o Các điều kiện bảo đảm, bảo hành đối với thiết bị đã qua sử dụng. o Giá cả thiết bị đã qua sử dụng so với thiết bị mới. o Xem xét tỷ lệ tổng giá trị thiết bị đã qua sử dụng so với tổng giá trị thiết bị của dự án. Năm 2014, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng: phải đảm bảo máy móc có tuổi đời không quá 5 năm hoặc 10 năm tuỳ từng ngành; hoặc phải đảm bảo còn 80% so với chất lượng ban đầu trở lên. d. Thẩm định phương thức chuyển giao công nghệ thiết bị Công nghệ thiết bị được mua sắm thông qua "Đấu thầu" hay do Bên nước ngoài góp vốn vào dự án. Trường hợp Bên nước ngoài góp vốn vào dự án bằng giá trị thiết bị của họ thì cần xem xét kỹ tình trạng chất lượng, giá cả và sự phù hợp với yêu cầu của dự án. Nói chung khi thẩm định phương thức chuyển giao công nghệ, cần làm rõ những nội dung sau:  Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không?  Giá cả công nghệ thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không?  Thời gian giao hàng và lắp đặt công nghệ thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không?  Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không? e. Đánh giá hiệu quả của công nghệ thiết bị Hiệu quả của công nghệ thiết bị được thể hiện ở các khía cạnh sau:  Sự phù hợp của công nghệ với mục tiêu của dự án và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.  Các lợi ích kinh tế – xã hội do công nghệ mang lại như: khả năng tạo năng lực sản xuất mới; khả năng tạo ngành nghề sản phẩm mới; khả năng mở rộng thị trường do công nghệ tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh và cung cấp sản phẩm ổn định.  Công nghệ được chọn góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nước và bảo vệ môi trường. 4.1.2.3. Thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào Khi thẩm định nguyên liệu, cần làm rõ các nội dung sau:  Loại nguyên liệu dự kiến sử dụng cho dự án đã phải là lựa chọn tối ưu chưa? Chất lượng nguyên liệu được chọn có đảm bảo sản xuất ra sản phẩm tốt dễ dàng tiêu thụ trên thị trường hay không? 70 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  10. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án Loại nguyên vật liệu sử dụng có thông dụng, dễ tìm kiếm trên thị trường hay không? Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không? Hiện nay nhà nước khuyến khích sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc mua được ở trong nước, sử dụng các loại nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường. Vì thế trường hợp phải nhập khẩu của nước ngoài, cán bộ thẩm định cần xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm được nhập từ nước ngoài để gia công, sản xuất, lắp ráp sản phẩm. Sau đó tính tỷ lệ giá trị các bán thành phẩm, linh kiện, phụ tùng nhập từ nước ngoài so với chi phí sản xuất, từ đó nhận xét về các tỷ lệ này trên cơ sở chính sách nội địa hoá của Nhà nước ta trong từng lĩnh vực cụ thể, chính sách nhập khẩu nguyên nhiên liệu.  Tính toán lại khối lượng nguyên vật liệu dự kiến thu mua trong từng năm của quá trình sản xuất có đủ để đảm bảo cho sản xuất nhịp nhàng, không bị gián đoạn hay không? Phải tính toán đầy đủ cả lượng nguyên vật liệu dự trữ.  Đối với mỗi nguồn nguyên liệu dự kiến cho dự án, cần làm rõ những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu ở xa hay gần nơi xây dựng dự án, điều kiện giao thông có thuận tiện không? Phương thức vận chuyển, khả năng tiếp nhận. Khối lượng khai thác có thoả mãn công suất dự án không? Trong đó cần chú ý đến tính thời vụ của nguyên vật liệu cung cấp; giá cả, quy luật biến động giá cả của nguyên vật liệu.  Đánh giá nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu: xem xét lại nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu của dự án; kiểm tra các giải pháp về nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu để đảm bảo cho sự hoạt động của dự án với công suất đã xác định. 4.1.2.4. Thẩm định địa điểm xây dựng dự án Các dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô sản xuất lớn cần có các phương án về địa điểm để xem xét lựa chọn. Đối với các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, cải tạo nhà xưởng, do đặt trên nền bệ của các doanh nghiệp đang hoạt động nên không cần nhiều phương án về địa điểm. Khi thẩm định địa điểm, trước hết cán bộ thẩm định cần làm rõ dự án đòi hỏi những điều kiện gì về mặt địa điểm xây dựng (điều kiện tự nhiên, gần nguồn cung cấp hoặc nơi tiêu thụ, hệ thống cấu trúc hạ tầng…)? Nhà đầu tư đã nghiên cứu những phương án địa điểm nào, trên quan điểm nào và kết quả ra sao? (cho biết tiêu chuẩn lựa chọn phương án có lợi nhất). Sau đó, đối với phương án địa điểm được đề xuất, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá những nội dung sau:  Địa điểm được chọn có phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng của địa phương hay không?  Địa điểm được chọn có đáp ứng được yêu cầu của dự án như khí hậu, thuỷ văn, điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, khoáng sản, luồng lạch… (tuỳ thuộc vào tính chất của từng dự án). Nếu dự án có các chất phế thải, nước thải nếu độc hại phải qua khâu xử lý thì nên chọn địa điểm có các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn như khu công nghiệp, khu chế xuất… Địa điểm đặt dự án phải xa khu dân cư nếu có khí độc hại và tiếng ồn. TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 71
  11. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án  Địa điểm có diện tích đủ rộng để mở rộng dự án trong tương lai không? (đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp).  Địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Có thể kết hợp sử dụng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ có sẵn một cách hợp lý trên cơ sở lưu ý đến những yêu cầu phát triển trong tương lai.  Có tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trong vùng như: lưới điện quốc gia, hệ thống cung cấp nước, thông tin liên lạc, bưu điện hay không? Nếu phải đầu tư thêm thì chi phí là bao nhiêu?  Địa điểm có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu hay không? Địa điểm đã chọn nên đảm bảo cự ly, khối lượng và chi phí vận tải là thấp nhất (ví dụ: vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chở các loại phế phẩm đến bãi thải…).  Địa điểm có gần nguồn cung cấp lao động, có hợp lý với việc đi lại của cán bộ công nhân viên hay không? (nhằm giảm chi phí đi lại hoặc chi phí đầu tư nhà ở cũng như các công trình phục vụ sinh hoạt).  Xem xét số liệu địa chất công trình để ước tính chi phí xây dựng và gia cố nền móng (một số dự án cần tránh đầu tư vào những địa điểm có chi phí nền móng quá lớn).  Xem xét khả năng giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai hoa màu ở những dự án phải xây dựng ở địa điểm mới. Phương án giải phóng mặt bằng và bố trí địa điểm tái định cư đã hợp lý chưa? Chi phí đền bù thiệt hại cho cộng đồng nơi đặt dự án có theo khung giá của nhà nước quy định hay không?  Nếu dự án xây dựng tại địa điểm đã chọn thì sẽ tác động thế nào đến việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa; bảo vệ đất đai, rừng đầu nguồn; chống ô nhiễm nước, không khí… Phân tích lợi ích và ảnh hưởng xã hội của dự án đối với đời sống dân cư, môi trường, an ninh quốc phòng, tài nguyên, cảnh quan, di tích văn hóa… tại địa điểm đó. Tóm lại, địa điểm đã chọn có những ưu điểm gì so với các phương án địa điểm khác? Tồn tại những vấn đề gì và khắc phục ra sao? So sánh chi phí đầu tư nếu xây dựng dự án ở địa điểm này so với chi phí đầu tư ở địa điểm khác. 4.1.2.5. Thẩm định giải pháp xây dựng dự án Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của từng loại dự án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật được xác định cần kiểm tra các giải pháp xây dựng công trình theo các nội dung sau:  Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không?  Chọn dạng kết cấu nào (lắp ghép, đổ bê tông tại chỗ, khung thép hoặc là tổng hợp các loại kết cấu)? Đây đã phải là phương án kết cấu hợp lý nhất để bảo đảm công 72 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  12. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án năng; thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, điều kiện của địa phương và độ bền cần thiết của công trình hay không? Đồng thời kết cấu này đã phải là dạng kết cấu ít phải sửa chữa tu bổ hay không? Có những biện pháp gì để giảm chi phí sửa chữa, bảo đảm sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng?  Phương án đặt các hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật (ví dụ: nằm dưới đất, lộ thiên, giấu trong công trình, đặt lộ hay đặt cả hệ thống) đã hợp lý chưa?  Đã dự kiến các hệ thống đường thi công và đường cho nhà máy (kể cả các điểm nối với lưới giao thông chung) trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế hay chưa?  Những vật liệu xây dựng, thiết bị thi công hoặc dịch vụ kỹ thuật đặc biệt cần thiết để thi công công trình gồm những gì? Những gì phải nhập khẩu?  Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình? Có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không? Có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không?  Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không?  Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước… đã được tính toán đầy đủ trong chi phí xây dựng chưa? 4.1.2.6. Thẩm định bảo vệ môi trường Cán bộ thẩm định cần đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án xem đã đầy đủ, phù hợp chưa? Đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? Nội dung nghiên cứu phần môi trường bao gồm: (1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường (chất thải, tiếng ồn…). (2) Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường do dự án đề xuất. Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không?  Theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường, các dự án cần xem xét mức độ ảnh hưởng đến môi trường để xử lý hạn chế mức độ độc hại đến môi trường sống được chia ra làm 2 loại: loại I và loại II. o Các dự án loại I là những dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng dễ gây sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi trường, được Nhà nước xác định danh mục và công bố cụ thể. o Các dự án loại II là những dự án không nằm trong danh mục các dự án loại I. Đối với các dự án loại I nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ đầu tư dành riêng một phần hay một chương, nêu sơ lược về tác động tiềm tàng của dự án đến môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường – theo mẫu quy định chung). Đối với các dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 73
  13. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án công nghệ cao mà khu đó đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê chuẩn "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" thì chủ đầu tư lập phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường" như các dự án loại II. Đối với các dự án loại II chủ đầu tư lập phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường" (có mẫu quy định chung).  Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường được tiến hành trong 3 giai đoạn: o Giai đoạn xin giấy phép đầu tư: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định phê duyệt "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" hoặc xác nhận phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường" sơ bộ. o Giai đoạn thiết kế xây dựng: Sau khi đã có quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và xác định địa điểm thực hiện đầu tư, chủ đầu tư phải lập chi tiết "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" hoặc phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường". o Giai đoạn kết thúc xây dựng: Trước khi công trình đưa vào sử dụng, cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cơ quan cấp phép đầu tư kiểm tra các công trình xử lý chất thải, các điều kiện an toàn khác, theo quy định bảo vệ môi trường và cấp giấy phép tương ứng. Thẩm định môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ (hoặc Sở) Tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Phương pháp thẩm định các nội dung kỹ thuật: Khi thẩm định nội dung kỹ thuật, tùy theo tính phức tạp của mỗi dự án, cán bộ thẩm định có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sau:  Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.  Phương pháp dự báo.  Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.  Tổ chức họp liên ngành, liên cơ quan (có thể mời chuyên gia ngoài đơn vị về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến dự án) để làm rõ các nội dung có liên quan đến kỹ thuật của dự án đầu tư. Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ dự án làm rõ, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ dự án. Chủ dự án có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu của tổ chức thẩm định về việc làm rõ, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ dự án. 4.2. Thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự của dự án 4.2.1. Mục đích và yêu cầu 4.2.1.1. Mục đích Thẩm định nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án nhằm kiểm tra mô hình tổ chức quản lý dự án khi đi vào vận hành khai thác, kiểm tra số lượng và chất lượng lao động dự kiến tuyển dụng cho mỗi vị trí có đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không? Có phù hợp với công nghệ đã chọn hay không? Chi phí sử dụng lao động của dự án đã phải là chi phí tiết kiệm nhất hay chưa? 74 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  14. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án 4.2.1.2. Yêu cầu Một bộ máy tổ chức quản lý dự án được coi là đạt yêu cầu khi đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau:  Tính pháp lý: bộ máy quản lý dự án cũng như số lượng và chất lượng lao động được tuyển dụng phải phù hợp với các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định. Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào luật Lao động, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư… và các quy định của Nhà nước khi thẩm định.  Tính phù hợp: việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý; xác định số lượng và cơ cấu lao động phải được thực hiện có khoa học. Một mặt dựa trên cơ sở các học thuyết về quản lý lao động khoa học, mặt khác dựa trên những kinh nghiệm tổ chức lao động tiên tiến của các đơn vị có cùng tính chất và quy mô quản lý kinh doanh; đồng thời phải xem xét khả năng cung cấp cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật trên thực tế.  Tính gọn nhẹ: Một bộ máy quản lý gọn nhẹ với số lượng nhân sự thích hợp đảm bảo cho các mối quan hệ tác nghiệp bớt phức tạp, lại đạt được hiệu quả kinh tế cao nhờ giảm được chi phí quản lý hành chính và chi phí lương công nhân. Đây cũng là tiền đề quan trọng để tăng năng suất lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào 3 tiêu chuẩn trên để đánh giá nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của các dự án. 4.2.2. Nội dung thẩm định 4.2.2.1. Thẩm định cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức, quản lý sản xuất phải thể hiện rõ các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có và mối quan hệ giữa các bộ phận để đảm bảo cho cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã lựa chọn. Quá trình thẩm định cũng cần làm rõ các cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, cấp thừa hành trong dự án đã phù hợp với ngành nghề, quy mô dự án và hình thức sở hữu vốn hay chưa? 4.2.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án Cán bộ thẩm định cần xem xét lại số lượng lao động dự án dự kiến tuyển dụng, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật. Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định nên tham khảo nhu cầu và cơ cấu lao động của những doanh nghiệp tương tự nhưng thuộc loại tiên tiến ở trong và ngoài nước. Đồng thời, cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án từ xã hội, dự án có ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương không? Cần lưu ý trong quy định của nhà nước, lao động trong dự án phải được tuyển chọn từ lao động trong nước, trừ các vị trí đặc biệt có thể sử dụng lao động là người nước ngoài. Nhà nước cũng khuyến khích dự án tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 75
  15. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án 4.2.2.3. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực Cán bộ thẩm định cần xem xét việc đào tạo người lao động trong dự án theo các nội dung, yêu cầu của các vị trí làm việc kỹ thuật về tay nghề, nghiệp vụ và quy trình làm việc. Đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, cần xem xét dự án đã có những biện pháp gì để đào tạo và nâng cao trình độ công nhân điều khiển máy móc, thiết bị mới? Cần có những trang bị gì để đào tạo, huấn luyện? Chi phí cho việc này? 4.2.2.4. Thẩm định chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho người lao động trong dự án Để thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định cần nắm vững và cập nhật các quy định của nhà nước (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quản lý ngành kinh tế kỹ thuật… đề xuất) về vấn đề lao động – tiền lương. Các quy định bao gồm:  Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.  Quy định chi tiết về vấn đề tiền lương.  Điều lệ bảo hiểm xã hội.  Quyết định về mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.  Thông tư hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng trong dự án đầu tư nước ngoài.  … Sau khi thẩm định chế độ tiền lương và chế độ làm việc, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá được quỹ lương khi dự án đi vào sản xuất đã hợp lý chưa? Lãng phí hay tiết kiệm? Chế độ đãi ngộ đối với người lao động đã thoả đáng chưa? Có khuyến khích động viên người lao động hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh không? Bảng 4.3: Dự kiến tổng quỹ lương hàng năm Năm STT Khoản mục 1 2 3 4 … N Nhân viên người nước ngoài ở bộ phận……….. A ở bộ phận……….. Tổng quỹ lương cho nhân viên người nước ngoài Nhân viên người Việt Nam ở bộ phận……….. B ở bộ phận……….. Tổng quỹ lương cho nhân viên người Việt Nam C Tổng quỹ lương của dự án (A + B) Trong quá trình thẩm định nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Ví dụ, so sánh với các định mức, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về sử dụng lao động; so sánh với các doanh nghiệp tương tự cùng ngành, cùng quy mô về số lượng lao động, tiêu chuẩn lao động sẽ tuyển dụng. 76 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
  16. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án Tóm lược cuối bài  Mục đích của thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ những dự án không khả thi về mặt kỹ thuật để tránh gây tổn thất nguồn lực, chấp nhận dự án khả thi về mặt kỹ thuật để tranh thủ cơ hội tăng thêm nguồn lực.  Trên cơ sở xem xét rất nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là yếu tố thị phần và khả năng của chủ đầu tư về mọi mặt, từ đó đánh giá công suất của dự án đã phải là công suất tối ưu chưa?  Khi thẩm định công nghệ và nguyên liệu cho dự án, tiêu chuẩn lựa chọn đầu tiên phải là công nghệ và nguyên liệu đó có tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, được thị trường đón nhận hay không? Sau đó mới thẩm định các tiêu chuẩn khác như: phải là những công nghệ và nguyên liệu thông dụng và có sẵn trên thị trường, giá cả thích hợp…  Đối với thẩm định địa điểm xây dựng dự án, cần làm rõ việc đầu tư vào địa điểm đó đem lại thuận lợi gì? khó khăn gì? Có tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có và thuận tiện cho sản xuất kinh doanh của dự án sau này hay không?  Các giải pháp xây dựng công trình dự kiến có phù hợp với mục đích sử dụng của dự án không? có tiết kiệm chi phí xây dựng công trình và chi phí bảo dưỡng sau này khi đi vào vận hành hay không?  Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được giải quyết thoả đáng chưa?  Bộ máy tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, số lượng và trình độ lao động được tuyển dụng có đảm bảo 3 yêu cầu: tính pháp lý, tính phù hợp và tính gọn nhẹ hay không? TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 77
  17. Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày vị trí và yêu cầu đối với công tác thẩm định kỹ thuật. 2. Trình bày mục đích và nội dung thẩm định công suất, thẩm định công nghệ trang thiết bị, thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự án, thẩm định môi trường và các giải pháp khắc phục. 3. Khi thẩm định địa điểm xây dựng dự án chịu sự ràng buộc của những nhân tố nào? 4. Trình bày vị trí và yêu cầu đối với công tác thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự của dự án. 5. Trình bày nội dung thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự của dự án. 78 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227
nguon tai.lieu . vn