Xem mẫu

  1. CHƯƠNG V NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 1. Mục đích: Đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án đầu tư trên các mặt: Xem xét nhu cầu và nguồn huy động vốn cho việc thực hiện dự án. Xác định các khoản chi và các khoản thu trong từng năm hoạt động của dự án và hiệu quả tài chính của dự án Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư
  2. 2. Một số khái niệm cơ bản trong phân tích tài chính 2.1. Giá trị thời gian của tiền Tiền có giá trị về mặt thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố: Lạm phát Do tác động của việc lựa chọn hình thức đầu tư Do ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lời của tiền
  3. Tiền có giá trị về mặt thời gian nên khi tổng hợp và so sánh các khoản tiền phát sinh trong các khoảng thời gian khác nhau thì phải tính chuyển chúng về cùng một thời điểm (cùng một mặt bằng thời gian). 2.2. Thời kỳ phân tích: Là khoảng thời gian mà tất cả các khoản thu và khoản chi của dự án được đưa ra xem xét. 2.3. Biểu đồ dòng tiền: Là biểu đồ thể hiện các dòng tiền phát sinh của dự án trong thời kỳ phân tích.
  4. 3. Các công thức tính chuyển 3.1. Công thức tính chuyển giá trị một khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích v ề cùng m ột thời điểm (hiện tại hoặc tương lai) TH1: tỷ suất r không đổi trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích Công thức tính chuyển giá trị tiền từ thời điểm hiện tại về thời điểm tương lai (PV → FV) FV = PV (1 + r ) n
  5. Công thức tính chuyển giá trị tiền từ thời điểm tương lai về thời điểm hiện tại (FV → PV) FV PV = (1 +r ) n Trong đó: PV: Giá trị hiện tại của tiền FV: Giá trị tương lai của tiền r: tỷ suất n: số giai đoạn tính chuyển
  6. TH2: tỷ suất r thay đổi trong các thời đoạn của thời kỳ phân tích n FV = PV ∏ (1 + ri ) i =1 1 PV = FV n ∏ (1 + r ) i i =1
  7. 3.2. Công thức tính chuyển giá trị khoản tiền phát sinh đều Công thức tính chuyển giá trị khoản tiền phát sinh đều từ thời điểm hiện tại về thời điểm tương lai (1 + r ) − 1 n FV = A r Công thức tính chuyển giá trị khoản tiền phát sinh đều từ thời điểm tương lai về thời điểm hiện tại (1 + r ) − 1 n PV = A r (1 + r ) n
  8. 4. Tỷ suất “r” 4.1. Vai trò của tỷ suất “r” Được sử dụng để tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai Được sử dụng làm thước đo giới hạn để đánh giá hiệu quả của dự án.
  9. 4.2. Phương pháp xác định tỷ suất “r” TH1: Nếu vay vốn để đầu tư: r là lãi suất vay Vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau: r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn m ∑ .r Iv k k r == k1 m ∑Iv k k= 1 Nếu vay vốn theo những kỳ hạn lãi suất khác nhau: phải chuyển các lãi suất vay về cùng một kỳ hạn (thông thường là kỳ hạn năm rn = (1 + rt ) m − 1
  10. TH2: Nếu góp vốn cổ phần để đầu tư thì “r” là lợi tức cổ phần TH3: Nếu góp vốn liên doanh thì “r” là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận. TH4: Nếu sử dụng vốn tự có thì “r” được xác định r = (1+f) (1+rcơ hội) - 1 Trong đó: : tỷ lệ lạm phát f : lãi suất cơ hội rcơ hội
  11. 5. Nội dung phân tích tài chính 5.1. Xác định tổng mức vốn đầu tư Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính cần thiết để thực hiện dự án. a. Các yếu tố cấu thành tổng mức vốn đầu tư Khoản mục 1: Chi phí xây dựng Khoản mục 2: Chi phí thiết bị Khoản mục 3: Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư Khoản mục 4: Chi phí quản lý dự án Khoản mục 5: Chi phí tư vấn đầu tư XD Khoản mục 6: Chi phí khác Khoản mục 7: Chi phí dự phòng
  12. b. Phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư b1. Phương pháp cộng chi phí Là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên cơ sở tổng hợp các khoản mục chi phí dự tính cho từng hạng mục công việc trong thiết kế kỹ thuật. IV = C XD + CTB + C HT + CQLDA + CTV + C K + C DP Khoản mục 1: Chi phí xây dựng được xác định CXD = Khối lượng xây dựng x đơn giá xây d ựng Khoản mục 2: Chi phí thiết bị được xác định CTB = Giá mua TB + CLẮP ĐẶT + CCHẠY THỬ + C ĐÀO TẠO, CHUYỂN GIAO (nếu có)
  13. Khoản mục 3: Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được xác định: CHT = Khối lượng đền bù x đơn giá đền bù và các chế độ khác của Nhà nước Khoản mục 4-5-6: Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư XD và chi phí khác Lập dự toán Tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế VAT, chi phí dự phòng
  14. Khoản mục 7: Chi phí dự phòng Các công trình < 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng các khoản mục chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác Các công trình > 2 năm: chi phí dự phòng được xác định trên 2 yếu tố Dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh: bằng tỷ lệ % trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá: tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng
  15. b1. Phương pháp suất vốn đầu tư Là phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư trên cơ sở định mức chi phí vốn đầu tư/ 1 đơn vị sản phẩm (suất vốn đầu tư) theo từng loại công trình Iv = Q * Sv* k Trong đó: Iv: Tổng mức vốn đầu tư Q: công suất thiết kế của công trình. Sv: Suất vốn đầu tư k: Hệ số điều chỉnh (nếu có)
  16. 5.2. Lập bảng tổng mức vốn đầu tư a. Bảng tổng mức vốn đầu tư theo các yếu tố Thành phần vốn đầu Năm 1 Năm 2 ..... Năm n tư 1. Chi phí xây dựng 2. Chi phí thiết bị 3. Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 4. Chi phí quản lý dự án 5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6. Chi phí khác 7. Chi phí dự phòng Tổng mức đầu tư
  17. a. Bảng tổng mức vốn đầu tư theo tiến độ đầu tư Nội dung Thời gian/ chi phí Tổng công việc cộng Năm 1 Chi Năm 2 Chi .... ... Năm Chi phí phí n phí 1. San lấp mặt x A bằng 2. Xây dựng hạng mục công trình - Hạng mục 1 x B xC .................... Tổng mức vốn đầu tư
  18. 5.2. Xác định nguồn tài trợ cho dự án 5.2.1. Yêu cầu của nguồn huy động Đảm bảo đủ về mặt số lượng Đảm bảo đúng về thời điểm nhận tài trợ. Đảm bảo sự chắc chắn của nguồn vốn huy động.
  19. 5.2.2. Xác định các nguồn tài trợ vốn cho dự án Nguồn vốn từ ngân sách Nguồn vốn vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng…..) Nguồn vốn góp cổ phần Nguồn vốn góp liên doanh Nguồn vốn tự có Nguồn vốn khác…..
  20. 5.2.3. Căn cứ để đảm bảo tính chắc chắn của nguồn vốn huy động Đối với nguồn vốn vay: Uy tín và khả năng tài trợ vốn cho dự án của NH đó Sự ràng buộc về trách nhiệm giữa chủ đầu tư và người cho vay vốn (hợp đồng vay vốn) Đối với nguồn vốn tự có: Căn cứ vào tình tài chính và kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây Đối với nguồn vốn góp cổ phần hoặc liên doanh: Bản cam kết về tiến độ và số lượng vốn góp của các cổ đông hoặc các bên tham gia liên doanh. Đối với nguồn vốn ngân sách: Văn bản thoả thuận về việc tài trợ vốn cho dự án
nguon tai.lieu . vn