Xem mẫu

  1. Kỹ năng viết lý thuyết Học viện tư pháp
  2. Cơ cấu bài giảng: 12 tiết A. Lý thuyết: 6 tiết B. Thực hành 6 tiết
  3. Mục đích yêu cầu Kỹ năng viết nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức về việc viết, kỹ thuật cơ bản về việc viết, hình thức viết trong lĩnh vực hành nghề luật sư…vận dụng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư”.
  4. Khởi động  Anh (chị) hãy viết ra các đặc điểm cơ bản của nghề luật sư.
  5. 1. Phạm vi viết của luật sư  Thư chào dịch vụ;  Viết (Soạn thảo), Hợp đồng dịch vụ pháp lý;  Viết văn bản tư vấn;  Viết công văn, thư trao đổi, giấy tờ khác;  Viết văn bản đề nghị, kiến nghị;  Viết Luận cứ bào chữa, bảo vệ;  Viết văn bản đại diện trong tố tụng, ngoài tố tụng;  Viết văn bản khác;
  6. Khái niệm viết  Vạch những đường nét tạo thành chữ;  Viết chữ ghi ra nội dung muốn trình bầy đã được sắp xếp;
  7. Kỹ năng viết của LS  Là khả năng trình bầy bằng hình thức văn bản thể hiện nội dung pháp lý nhất định, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng khi luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý.
  8. 1.1.Kỹ năng viết – yêu cầu chung  Xác định đúng đối tượng người đọc;  Đảm bảo nội dung pháp lý;  Đảm bảo hình thức trình bầy;
  9. 1.1.Kỹ năng viết – yêu cầu đối tượng  Xác định đúng đối tượng đọc: - Luật sư viết cho ai đọc ? - Nhu cầu và khả năng của người đọc? - Đích cần đạt đối với người đọc?
  10. 1.2.Kỹ năng viết – Yêu cầu nội dung * Viết đúng: - Đúng ngữ pháp, chính tả; sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý; - Viết đúng pháp luật, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; - Theo hướng có lợi cho khách hàng;
  11. 1.2.Kỹ năng viết – Yêu cầu hình thức trinh bầy - Ngắn gọn, xúc tích; - Đủ chuyển tải nội dung cần trình bầy; - Chặt chẽ, lôgic, rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa; - Tránh: viết dài dòng, viết thiếu nội dung; Nguyên tắc: “ Ngắn gọn tối thiểu, đầy đủ, chặt chẽ, chính xác tối đa”.
  12. 7 Nguyên tắc vận dụng khi viết:  Rõ ý, rõ từ ngữ, không gây hiểu lầm;  Ngắn gọn, đi ngay vào vấn đề, nên cô đọng các điểm cần thiết;  Chính xác, cụ thể, không được sai sót, nhất là các con số, ngày tháng,...
  13. 7 Nguyên tắc – tiếp theo  Đầy dủ, hoàn chỉnh, không bỏ sót.  Sự phù hợp giữa các phần của mẫu viết.  Lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự tôn trọng người đọc;  Sự cân nhắc cẩn trọng, thể hiện sự chuẩn mực pháp lý.
  14. 1.3.Kỹ năng viết – chuẩn bị  Xác định rõ chủ đề và yêu cầu của chủ đề;  Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố “cần” và “đủ” để làm rõ các yêu cầu của chủ đề;  Kiểm soát và tuân thủ kỷ luật về thời gian.
  15. Kỹ năng viết - chuẩn bị  Về chuẩn bị và viết; - Tư liệu, tài liệu, chứng cứ: đầy đủ; - Sắp xếp, lập dàn ý, viết nháp; - Tập trung cao độ khi viết; - Bám sát đối tượng người đọc và kỷ luật đề cương, dàn ý; - Soát xét bài viết, đọc lại, chỉnh sửa. - Chọn lọc các tài liệu, chứng cứ, hình ảnh đính kèm.
  16. Kết cấu của bài viết Mở bài (giới thiệu) Nguyên Tắc “Cái Đinh” ? (giải quyết vấn đề) Thân bài Sự liên kết tốt giúp cho các ý tưởng tạo nên sức mạnh Kết của lý lẽ trình bày luận 16
  17. Kỹ năng viết – bố cục, kết cấu * Phần mở đầu; * Phần nội dung; * Phần kết luận.
  18. Kỹ năng viết – phần Mở đầu  Mở đầu – cách mở đầu: - Giới thiệu; - Lý do của việc viết văn bản; - Tầm quan trọng của vấn đề viết; - Đi từ vấn đề cụ thể, trọng tâm của vấn đề; - Đi từ khái quát bối cảnh xẩy ra; - Đi từ chuẩn mực pháp lý đã xác định.
  19. Kỹ năng viết – phần Nội dung  Phần nội dung: - Định hướng nào được lựa chọn và các luận điểm, luận cứ và luận chứng để chứng minh? - Các vấn đề mấu chốt nào và thứ tự được đưa ra và cách thức giải quyết từng vấn đề đó? - Mục tiêu nào cần hướng tới và phương tiện để đạt được?
  20. Kỹ năng viết – phần Kết luận  Phần kết luận - Vấn đề, định hướng, mục tiêu cần nhắc lại và kết lại, chốt lại, - “Hãy khóa lại khóa”. - Yêu cầu, kiến nghị, đề xuất của luật sư được đưa ra?
nguon tai.lieu . vn