Xem mẫu

  1. 3/6/2012 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KIẾN TRÚC 1/ PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1
  2. 3/6/2012 1.1/ Phân loại công trình kiến trúc Trong kiến trúc nói chung có 2 lĩnh vực chính: - Quy họach đô thị : giải quyết các vấn đề về tổ chức không gian ở tầm vĩ mô, trong một tổng thể lớn, 1 quốc gia, một tỉnh thành, một đô thị , một khu vực; - Kiến trúc công trình: giải quyết các yêu cầu cụ thể hơn cho việc xây dựng một công trình cụ thể. Kiến trúc công trình cũng có thể là một nhóm công trình, một nhóm nhà, họăc một công trình đơn lẻ. - Thiết kế đô thị: giải quyết các vấn đề giữa kiến trúc và qui hoạch đô thị. 1.1/ Phân loại công trình kiến trúc 1.1.1/ Phân loại theo chức năng Nhà dân dụng , kiến trúc dân dụng : bao gồm Nhà ở và Công trình công cộng. - Nhà ở: chức năng chính là đáp ứng nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, học tập của con người. nhà ở cũng đa dạng như chung cư, nhà phố, biệt thự đơn lập, song lập, tứ lập, ký túc xá, khách sạn, nhà nghỉ,.. - Công trình công cộng : phục vụ đới sống sinh hoạt, mua sắm , giải trí của con người. các công trình về văn hóa , giáo dục, y tế, thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, thương mại, trụ sở cơ quan,… Nhà công nghiệp: phục vụ cho sản xuất bao gồm các nhà máy, kho, bến ,.. tùy theo ngành sản xuất khác nhau. Kiến trúc nông nghiệp: bao gồm các chuồng trại, nhà bảo quản,… Các công trình đô thị: công trình giao thông từ đường bô đến dường sắt, thủy,…, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp thóat nước, điện, điện thọai,… 2
  3. 3/6/2012 1.1/ Phân loại công trình kiến trúc 1.1.1/ Phân loại theo hình thức a/Theo số tầng cao công trình • Nhà ít tầng không quá 1 lầu, 2 tầng • Nhà nhiều tầng: • Nhà cao tầng: từ 9 tầng trở lên , phải sử dụng thang máy • Nhà siêu cao tầng: trên 30 tầng, hoặc trên 100m. b/Theo vật liệu sử dụng • Nhà thô sơ: tranh, tre, lá, đất, đá,.. • Nhà gạch nung. • Nhà bê tong cốt thép. • Nhà nhôm kính kim lọai • Nhà chất dẻo, nhựa tổng hợp c/Theo tính phổ cập trong xây dựng • Nhóm nhà xây dựng đại trà: nhà ở, trường học,.. có cùng một thiết kế • Nhóm nhà xây dựng riêng lẻ : bão tàng, nhà hát. d/Theo phương thức xây dựng • Nhà xây dựng thi công tại chổ • Nhà lắp ghép 1.2/ Phân cấp công trình kiến trúc Chính là phân loại công trình theo giá trị công trình Phân cấp công trình dựa trên cơ sở • Chất lượng công trình • Độ bền lâu của công trình • Độ chịu lửa của công trình Phân cấp công trình nhằm đưa ra các yêu cầu về chất lượng, .. để có giải pháp thiết kế kiến trúc, kết cấu, sử dụng vật liệu,.. phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội , kinh tế kỹ thuật trong mỗi giai đọan nhằm pháy huy hiệu quả kinh tế, hợp lý trong sử dụng và khai thác công trình. 3
  4. 3/6/2012 1.2/ Phân cấp công trình kiến trúc 1.2.1/ Về chất lượng công trình Chất lượng công trình thể hiện thông qua các mặt: Thành phần phòng trong công trình: tiêu chuẩn về diện tích, chiều cao, khối tích của phòng. Đặc điểm và mức độ tiện nghi của các phòng: sự thông thoáng, ánh sáng, mức độ cách âm, độ nhìn rõ,… Mức độ và chất lượng trang thiết bị kỹ thuật, vệ sinh. Mức độ trang trí nội thất Chất lương sử dụng nhà dân dụng có 4 bậc: Bậc 1: chất lượng sử dụng cao Bậc 2: chất lượng sử dụng khá Bậc 3: chất lượng sử dụng trung bình Bậc 4: chất lượng sử dụng thấp. ( Phân biệt chất lượng sử dụng và chất lượng xây dựng. Phân biệt chất lượng sử dụng cao và chất lượng sử dụng tối thiểu). 1.2/ Phân cấp công trình kiến trúc 1.2.2/ Về độ bền lâu của công trình Sử dụng các loại vật liệu xây dựng có độ bền lớn, ít bị xâm thực cho các kết cấu chính, và giải pháp kết cấu tốt trong các điều kiện làm việc. Chất lượng của vật liệu bao che, ốp phủ các bộ phận chịu lức chính. Niên hạn sử dụng là khỏang thời gian được tính tóan từ khi công trình đưa vào sử dụng, khai thác trong điều kiện an tòan của công trình. Tuổi thọ công trình: là khỏang thời gian trong điều kiện làm việc an tòan đến lúc không thể kéo dài thời hạn sử dụng được nữa Độ bền công trình: có 4 cấp • Bậc 1: bảo đảm niên hạn sử dụng trên 100 năm. • Bậc 2: bảo đảm niên hạn sử dụng trên 50 năm. • Bậc 3: bảo đảm niên hạn sử dụng trên 20năm. • Bậc 4: bảo đảm niên hạn sử dụng trên 10 năm. 4
  5. 3/6/2012 1.2/ Phân cấp công trình kiến trúc 1.2.3/ Về độ chịu lửa của công trình - Độ chịu lửa của công trình là khả năng công trình có thể chịu được ảnh hưởng của nhiệt độ cao hay ngọn lửa cháy mà khả năng làm việc của công trình hay cấu kiện chính của này không bị phá vỡ hoặc xuắt hiện hiện tượng làm việc bất thường. - Độ chịu lửa thể hiện : • Mức độ cháy là khả năng bắt lửa của các vật liệu chế tạo các kết cấu chínhcủa nhà. Tuy theo vật liệu mà có nhóm vật liệu dể xháy, không cháy và khó cháy. • Giới hạn chịu lửa của kết cấu chính là thời gian tính bằng giờ, phút mà kết cấu có thể chống lại được ảnh hưởng của ngọn lửa hay nhiệt độ cao từ lúc bắt đầu không còn khả năng làm việc bình thường hay bị mất độ ổn định cho phép cho đến trên kết cấu xuất kiện những đường nứt ngang hoặc mặt bên kia có nhiệt độ là 150 độ C. - Phân cấp bậc chịu lửa ( theo TCVN 2622-1995) 1.2/ Phân cấp công trình kiến trúc 1.2.3/ Về độ chịu lửa của công trình - Độ chịu lửa của công trình là khả năng công trình có thể chịu được ảnh hưởng của nhiệt độ cao hay ngọn lửa cháy mà khả năng làm việc của công trình hay cấu kiện chính của này không bị phá vỡ hoặc xuắt hiện hiện tượng làm việc bất thường. - Độ chịu lửa thể hiện : • Mức độ cháy là khả năng bắt lửa của các vật liệu chế tạo các kết cấu chínhcủa nhà. Tuy theo vật liệu mà có nhóm vật liệu dể xháy, không cháy và khó cháy. • Giới hạn chịu lửa của kết cấu chính là thời gian tính bằng giờ, phút mà kết cấu có thể chống lại được ảnh hưởng của ngọn lửa hay nhiệt độ cao từ lúc bắt đầu không còn khả năng làm việc bình thường hay bị mất độ ổn định cho phép cho đến trên kết cấu xuất kiện những đường nứt ngang hoặc mặt bên kia có nhiệt độ là 150 độ C. - Phân cấp bậc chịu lửa ( theo TCVN 2622-1995) 5
  6. 3/6/2012 2/ MẠNG LƯỚI MODULE VÀ HỆ TRỤC ĐỊNH VỊ 2.1/ Mạng lưới module 2.1.1/ Module - Là đơn vị đo quy ước dùng để điều hợp kích thước thiết kế từ chi tiết đến tổng thể - 1791 Người Pháp xây dựng hệ đo lường mét, 1m = 40tr /1 chiều dài kinh tuyến qua Paris (thủ đô của Cộng hoà Pháp ) - Đầu thế kỷ 19 quốc tế hóa hệ mét → hệ mét trở thành đơn vị đo lường quốc tế - Module gốc : Và giữa thế kỷ 19 người ta chọn 1 mét =100 mm = M làm Module gốc trong ngành xây dựng 6
  7. 3/6/2012 2.1/ Mạng lưới module 2.1.2/ Mạng lưới module Là một mạng lưới hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác sao cho khoảng cách giữa các mắt lưới (điểm giao) đúng bằng bội số M * Công dụng của mạng lưới môđun - Dùng để phác thảo ý đồ từ suy nghĩ ra bản vẽ - Để tổ chức dây chuyền sử dụng một cách nhanh chóng và hợp lý - Kiểm soát được phần diện tích thiết kế Ví dụ minh hoạ Môđun ước : 1/2M, 1/4M…. Môđun bội : 2M, 3M…. 2.1/ Mạng lưới module 2.1.3/ Hệ trục định vị Hệ trục định vị là hệ trục xác định vị trí của các kết cấu chịu lực theo phương thẳng đứng như tường, cột.Tùy theo sơ đồ tính của kết cấu và điều kiện làm việc của gối tựa hệ trục module sẽ được đánh cụ thể như sau : - Tường chịu lực + Tường trong : trục đi qua tâm hình học của tường, tường của tầng trên cùng. + Tường ngoài Khi không bổ trụ: hệ trục module được xác định như tường trong Khi có bổ trụ: hệ trục môđun được xác định trùng mép trong hoặc trùng mép ngoài hoặc cách mép ngoài hoặc cách mép ngoài một đoạn 100 mm b > 100 thì có thể chọn các cách trên b < 100 trục modul lấy cách mép ngoài 1 đoạn 100 m được đặt trong khuyên tròn 7
  8. 3/6/2012 2.1/ Mạng lưới module 2.1.3/ Hệ trục định vị - Cột chịu lực + Cột trong : hệ trục môđun xác định như tường trong + Cột ngoài : hệ trục môđun cách mép ngoài 1 đoạn a = 100mm Yêu cầu các trục môđun có phương đứng trong bản vẽ được đánh số theo thứ tự tăng dần trái sang phải trong vòng tròn, các trục môđun có phương ngang đánh bằng ký tự A, B, C ... từ dưới lên trong vòng tròn . Nguyên tắc đánh dấu các trục định vị Ví dụ : Cột A-2 Đoạn tường (B-D) trục 1 Các ký hiệu bằng chữ số và ký tự phải được đặt trong khuyên tròn XÁC ĐỊNH TRỤC ĐỊNH VỊ 8
  9. 3/6/2012 3/ CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA NHÀ 3.1/ Bước gian, nhịp nhà, chiều cao tầng Gọi B là gian (bước cột) là khoảng cách giữa 2 trục môđun liền kề mà 2 trục môđun này có phương ngang nhà Minh hoạ kích thước thiết kế L: Nhịp nhà (khẩu độ) là khoảng cách giữa 2 trục môđun liền kề có phương dọc của nhà thông thường nhịp nhà L>B H: Là chiều cao mặt tầng, khoảng cách tính từ mặt sàng nọ lên mặt kia liền kề. 9
  10. 3/6/2012 3.1/ Kích thước thiết kế - Kích thước danh nghĩa : kích thước được đo đúng trùng kích thước của các B,L - Kích thước cấu tạo: kích thước danh nghĩa được cộng hoặc trừ bề dày của cấu kiện - Kích thước thực tế: bằng kích thước cấu tạo ± δ sai số 4/ HỒ SƠ THIẾT KẾ VÀ TRÌNH TỰ THIẾT KẾ 10
  11. 3/6/2012 4.1/ Những cơ sở để lập đồ án thiết kế kiến trúc 4.1.1/ Bản nhiệm vụ thiết kế Là phần nêu lên nhiệm vụ cơ bản của chủ đầu tư ( bên A) về - Chức năng sử dụng, đặc điểm, tính chất họat động của công trình. - Phân cấp công trình, độ bền lâu, cấp phòng hỏa, số tầng cao,.. - Trang thiết bị kỹ thuật: hệ thống điện, cấp thóat nước, .. - Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan - Dự kiến về kinh phí xây dựng. - Kế họach, thời gian thiết kế thời gian xây dựng. Bản Nhiệm vụ này do bên A lập hoặc đơn vị khác hoặc bên đơn vị tư vấn thiết kế (bên B) lập. 4.1/ Những cơ sở để lập đồ án thiết kế kiến trúc 4.1.2/ Nội dung tập tài liệu khảo sát, điều tra thăm dò dò. Là tài liệu cần thiết cho người thiết kế nghiên cứu những thuận lợi và hạn chế của điều kiện xây dựng để đưa ra giải pháp kiến trúc xây dựng hợp lý. Nội dung bao gồn các tài liệu : - Bản đồ hiện trạng khu đất xây dựng. - Bản đồ đia chất thủy văn. Tài liệu khoan thăm dò khảo sát địa chất. - Tài liệu về khí tượng tại địa điểm công trình. - Những tài liệu lien quan đến môi trường: mức ô nhiễm không khí,.. - Điều kiện thi công tại khu vực. - Đặc điểm phong cách kiến trúc tại địa phương. 11
  12. 3/6/2012 4.1/ Những cơ sở để lập đồ án thiết kế kiến trúc 4.1.3/ Các văn bản pháp luật và thể lệ về xây dựng - Quyền sở hữu đất đại xây dựng. - Giấy phép xây dựng. - Các văn bản tiêu chuẩn quy phạm, nhà nước ban hành. - Văn bản thỏa thuận an tòan phòng cháy,chữa cháy - Văn bản thỏa thuận môi trường, - Văn bản thỏa thuận đấu nối đường day đường ống. 4.1.4/ Dự kiến kinh phí xây dựng. - Dự kiến nguồn kinh phí và quản lý sử dụng nguồn kinh phí trong mỗi giai đoạn - Kinh phí chuẩn bị đầu tư - Kinh phí xây dựng công trình: phần móng, phần thân, và hòan thiện công trình. . - Kinh phí lắp đặt các trang thiết bị. 4.1/ Trình tự thiết kế. Một công trình thường có thiết kế theo các bước cơ bản: Ý đồ công trình đưa vào sử dụng - Thiết kế ý tưởng, phương án – concept design. - Thiết kế sơ bộ, cơ sở - schematic design - Thiết kế kỹ thuật – development design - Thiết kế kỹ thuật thi công – contrusion design. Theo quy định hiện hành tùy theo quy mô và tính chất kỹ thuật phức tạp công trình mà thực hiện thiết kế 2 bước hay thiết kế 3 bước. - Công trình có yêu cầu kỹ thuật cao hay điều kiện địa chất công trình, môi trường phức tạp : 3 bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. - Công trình có kỹ thuật đơn giản hoặc có thiết kế mẫu: 2 bước : thiết kế cơ sở và thiết kế thi công. - Hồ sơ thiết kế: bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản vẽ và khái tóan, dự tóan công trình. 12
  13. 3/6/2012 4.1/ Trình tự thiết kế. 4.1.1/ Thiết kế ý tưởng Hồ sơ cần thể hiện được ý đồ kiến trúc 4.1.2/ Thiết kế cơ sở a/Yêu cầu chung: Căn cứ vào nhiệm vụ thiết kế đưa ra các phát thảo về phương án và thống nhất phương án chọn cho công trình. Thể hiện trình bày rõ ràng các thành phần chính của công trình. Các yếu tố đặc trưng của công trình. Xác định các vật liệu xây dựng chính công trình, các đặc điểm quan trọng. b/ Thuyêt minh thiết kế: nêu các điểm chính sau: Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế. Điều kiện tự nhiên, tác động môi trường, điều kiện kỹ thuật. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản. Phương án thiết kế kiến trúc xây dựng: giải pháp tổng mặt bằng, giải pháp kiến trúc, giải pháp kết cấu công trình, các hệ thống kỹ thuật điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thông tin liên lạc,… Tổ chức giao thông và thiết bị vận tải,.. 4.1/ Trình tự thiết kế. 4.1.1/ Thiết kế cơ sở c/ Bản vẽ: bao gồm các bản vẽ Các bản vẽ hiện trạng của tổng mặt bằng, vị trí khu đất xây dựng theo tỉ lệ 1/500. Các bản vẽ kiến trúc mặt bằng, mặt đứng , mặt cắt kiến trúc tỉ lệ: 1/100 – 1/200. Bố trí các trang thiết bị và các bộ phận công trình Bản vẽ các chi tiết bộ phận điển hình hay phức tạp. Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và các kích thước chịu lực chính: nền, móng, cột dầm d/ Khái toán công trình. 13
  14. 3/6/2012 4.1/ Trình tự thiết kế. 4.1.1/ Nội dung Hồ sơ của thiết kế kỹ thuật a/ Yêu cầu chung: Thiết kế chi tiết các bộ phận của nhà.Thể hiện đầy đủ, rõ rang, chính xác, tỷ mỹ Vật liệu xây dựng, kết cấu cần thể kiện, tính tóan thống kê đến các bộ phận. Thiết kế kiến trúc: bao gồm các trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị vật lý kiến trúc, b/ Bản vẽ: MB hiện trạng từ 1/500-1/2000. MBTT 1/500 – 1/1000 : cần thể hiện các thông tin diện tích, hệ số,… Bản vẽ kỹ thuật kiến trúc 1/100-1/50. Các bản vẽ chi tiết khai triển 1/10-1/50. 4.1/ Trình tự thiết kế. 4.1.1/ Nội dung Hồ sơ của thiết kế kỹ thuật c/ Bản thuyết minh Tương tự các thành phần trong thuyết minh nhưng nội dung chi tiết và rõ rang, cụ thể và đầy đủ thông tin. d/ Lập dự tóan công trình. Thông tin dự tóan đầy đủ và chi tiết tòan bộ chi phí cho công trình kể cả dự phòng phí cùng các khỏang bảo hiểm công trình. 14
  15. 3/6/2012 4.1/ Trình tự thiết kế. 4.1.1/ Nội dung Hồ sơ của thiết kế kỹ thuật thi công a/ Yêu cầu chung: - Áp dụng cho các công trình lớn, phức tạp. - Triển khai chi tiết và lựa chọn vật liệu chi tiết cho từng bộ phận với tính năng xác định cụ thể. - Thể hiện các phương pháp và kỹ thuật thi công các thành phần. b/ Bản vẽ: - Triển khai các bản vẽ chi tiết thi công 1/5-1/50. - Triển khai các bản vẽ về công nghệ, phương án thi công, - Vật liệu xây dựng cần xác định niên hạn sử dụng, thời gian bảo hành, phương pháp thi công, các yêu cầu lắp đặt,.. - Chi tiết yêu cầu về tính chất đặc trưng, phương thức lắp đặt, thời hạn bảo hành, khả năng chịu lực, chịu cháy,…, cho từng chi tiết, bộ phận công trình. 15
nguon tai.lieu . vn