Xem mẫu

  1. ĐỊNH GIÁ ĐẤT VTPHONG@HOTMAIL.COM
  2. NỘI DUNG Nguyên tắc và cơ sở xác định giá đất Phương pháp định giá đất Khung giá đất Bảng giá đất Giá đất cụ thể
  3. Nguyên tắc và cơ sở xác định giá đất Nguyên tắc cơ bản của định giá đất: Các quyền đối với đất đai và sự kiểm soát của Nhà nước Các đặc điểm vật lý và các cải thiện trên địa điểm Sử dụng cao nhất, tối ưu nhất Cơ sở khoa học định giá đất: Địa tô Lãi suất ngân hàng Quan hệ cung cầu Văn bản quy phạm pháp luật về định giá đất.
  4. Nguyên tắc cơ bản của định giá đất Các quyền đối với đất đai và sự kiểm soát của Nhà nước Các đặc điểm vật lý và Sử dụng cao nhất, các cải thiện trên địa điểm tối ưu nhất
  5. Các quyền đối với đất đai và sự kiểm soát của Nhà nước Định giá đất tập trung vào giá trị của các quyền đi kèm với đất đai: üQuyền cho phát triển trong những giới hạn nhất định, üQuyền cho thuê, üQuyền cho sản xuất nông nghiệp, üQuyền cho khai thác khoáng sản, üQuyền cho thay đổi địa hình, üQuyền chia nhỏ, tích tụ và üQuyền cho sử dụng để đổ chất thải.
  6. Các quyền đối với đất đai và sự kiểm soát của Nhà nước (tiếp theo) Khi định giá đất cần phải tham khảo những quy định của Nhà nước để xác định: P Quyền đi qua, P Các hạn chế cá nhân và công cộng ảnh hưởng đến mảnh đất mục tiêu
  7. Các đặc điểm vật lý và các cải thiện trên địa điểm Các đặc điểm vật lý của mảnh đất: ◦ quy mô ◦ hình thể ◦ bề mặt ◦ địa hình ◦ vị trí ◦ cảnh quan ◦ và các đặc điểm địa hình như đường bao ngoài, độ dốc, hệ thống thoát nước.
  8. Các đặc điểm vật lý và các cải thiện trên địa điểm (tiếp theo) Các dịch vụ có sẵn như ◦ nước ◦ điện ◦ gas ◦ dịch vụ điện thoại ◦ internet… ảnh hưởng đến sử dụng và phát triển tiềm năng của mảnh đất. Các dịch vụ này có thể được cung cấp từ bên ngoài địa điểm hoặc ngay tại địa điểm.
  9. Các đặc điểm vật lý và các cải thiện trên địa điểm (tiếp theo) Các cải thiện trên địa điểm: ◦ san ủi, ◦ lát nền, ◦ tạo cảnh quan, ◦ các kết nối để sử dụng cho đường nước, đường điện, gas, điện thoại. Những đặc điểm này được đánh giá vào giá trị của địa điểm. Cần lưu ý những cải thiện này cũng giống như các công trình trên đất là đối tượng của khấu hao.
  10. Sử dụng cao nhất, tối ưu nhất Sẵn sàng cho sử dụng có tính kinh tế nhất (coi đất như một mảnh đất trống). Khi các cải thiện trên đất (công trình) không đóng góp vào giá trị thì cần phải bỏ qua các cải thiện này và phải được trừ khỏi giá trị của đất. Trong trường hợp định giá kèm theo sử dụng của các công trình người định giá nên định giá địa điểm ở cả 2 điều kiện, đó là cho sử dụng cụ thể và sử dụng cao nhất, tối ưu nhất.
  11. Cơ sở định giá đất Địa tô Lãi suất ngân hàng Quan hệ cung cầu
  12. Địa tô Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp (tư bản nông nghiệp) do công nhân nông nghiệp tạo ra mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp địa tô cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất. Karl Marx
  13. Địa tô (tiếp theo) Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.
  14. Địa tô (tiếp theo) Địa tô tư bản chủ nghĩa có các hình thức: PĐịa tô chênh lệch PĐịa tô tuyệt đối PĐịa tô độc quyền.
  15. Địa tô (tiếp theo) Địa tô chênh lệch Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.
  16. Địa tô (tiếp theo) Địa tô chênh lệch Trong quá trình sản xuất, phần lợi nhuận siêu ngạch hình thành do canh tác trên đất tốt và trung bình tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hóa thành địa tô chênh lệch. Nông nghiệp có một số đặc điểm khác với công nghiệp, như số lượng ruộng đất bị giới hạn, độ màu mỡ tự nhiên và vị trí địa lý của ruộng đất không giống nhau, các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương ít biến động, nhu cầu hàng hóa nông phẩm ngày càng tăng.
  17. Địa tô (tiếp theo) Địa tô chênh lệch Do đó, xã hội buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu nhất (về độ màu mỡ và vị trí địa lý). Vì vậy mà giá cả của hàng hóa nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp. Vì thế, canh tác trên đất tốt và trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch.
  18. Địa tô (tiếp theo) Địa tô chênh lệch Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và có vị trí địa lý gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.
  19. Địa tô (tiếp theo) Địa tô chênh lệch Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ đến khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại tức là địa tô chênh lệch II thành địa tô chênh lệch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn đó là nhà tư bản thuê đất muốn kéo dài thời hạn thuê, còn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ đất đai.
  20. Địa tô (tiếp theo) Địa tô tuyệt đối Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.
nguon tai.lieu . vn