Xem mẫu

ĐIỂM MỚI THÔNG TƯ SỐ 123/2012/TT-BTC NGÀY
27/07/2012 SO VỚI THÔNG TƯ SỐ 130/2008/TT-BTC
NGÀY 26/12/2008 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VỀ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

• 1. Chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN:
• Để hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN Thông tư số




123/2012/TT-BTC đã quy định:
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch
sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp
đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa
chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo
mức thuế suất phổ thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng
ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A (DN A) kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2011 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2012 lựa chọn
chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03
năm sau, thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm
chuyển đổi 2012) được tính từ ngày 01/01/2012 đến hết ngày
31/03/2012 (3 tháng), kỳ tính thuế TNDN năm tiếp theo được tính từ
ngày 01/04/2012 đến hết ngày 31/03/2013.

• 2. Xác định thu nhập tính thuế:
• Tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC đã hướng dẫn bổ sung: Thu nhập
từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; chuyển nhượng dự án
(không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê
đất); chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật
phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với
mức thuế suất 25%, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ của các hoạt động sản
xuất kinh doanh khác. Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động
chuyển nhượng bất động sản; chuyển nhượng dự án (không gắn liền
với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); chuyển
nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật thì được bù trừ
lãi, lỗ của các hoạt động này với nhau.

• 3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế :
• a/ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài








sản mà bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm:
Tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC đã sửa đổi việc quy định về doanh
thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản mà
bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm như sau :
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo
hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì
doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả
tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn
chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong
hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như
sau:
- Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số
tiền trả trước chia (:) số năm trả tiền trước.
- Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.

• 4. Về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế:

• a) Về hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch


bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí được trừ
Thông tư 123/2012/TT-BTC quy định: đối với doanh nghiệp thuộc
Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế thì Văn bản xác nhận
của chính quyền cấp xã được thay bằng văn bản xác nhận Ban quản lý
Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên
tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch
bệnh, hoả hoạn.

• b) Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay


đổi quá trình sinh hoá tự nhiên :
Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá
trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi
phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

nguon tai.lieu . vn