Xem mẫu

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC BCVT & CNTT MIỀN NÚI ­­­­ Bài giảng CƠ SỞ CHUYỂN MẠCH Thái Nguyên, 2010 TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC BCVT & CNTT MIỀN NÚI ­­­­ Bài giảng CƠ SỞ CHUYỂN MẠCH (Dùng cho hệ trung cấp nghề) Biên soạn: Lê Hoàng Trang ii Phiên bản: 28/12/2010 Thái Nguyên, 2010 Bài giảng: Cơ sở chuyển mạch LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật chuyển mạch là một trong những kỹ thuật nền tảng trong các mạng truyền thông. Sự phát triển của kỹ thuật chuyển mạch luôn gắn liền với sự phát triển của hạ tầng mạng. Để đáp ứng yêu cầu nhận thức về các khía cạnh kỹ thuật chuyển mạch của các lớp trung cấp nghề, tác giả thực hiện biên soạn bài giảng “Cơ sở chuyển mạch” dựa trên khung đề cương của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ban hành. Môn học “Cơ sở chuyển mạch” là môn học và module lý thuyết cơ sở chuyên ngành bắt buộc của “Nghề kỹ thuật đài trạm viễn thông” trong chương trình đào tạo trung cấp nghề. Với cách thức tiếp cận từ các vấn đề mang tính cơ sở tiến tới các giải pháp kỹ thuật và giải pháp công nghệ, nội dung bài giảng được chia thành 5 chương. Các chương này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực chuyển mạch gồm các cơ chế hoạt động và kỹ thuật điều khiển hệ thống chuyển mạch, các giải pháp kỹ thuật chuyển mạch, giải pháp công nghệ cơ bản trong mạng thông tin và mạng truyền thông. Tiêu đề của các chương như sau: Chương 1: Tổng đài điện thoại điện tử SPC. Chương 2: Thiết bị kết cuối và hệ thống điều khiển. Chương 3: Báo hiệu và đồng bộ. Chương 4: Kỹ thuật chuyển mạch. Chương 5: Khai thác và bảo dưỡng. Các vấn đề cơ sở liên quan tới tổng đài điện tử số SPC, lịch sử hình thành và phát triển của tổng đài số và vị trí, chức năng các khối cơ bản của tổng đài số được trình bày trong chương 1. Chương 2 là các vấn đề về thiết bị kết cuối và hệ thống điều khiển, các phương thức điều khiển hiện nay. Chương 3 nghiên cứu về hệ thống báo hiệu gồm các loại báo hiệu đang dùng hiện tại và đồng bộ, các phương thức đồng bộ trong mạng. Chương 4 là các vấn đề then chốt trong kỹ thuật chuyển mạch kênh bao gồm các dạng tín hiệu chuyển mạch, cấu trúc ma trận chuyển mạch và các nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chuyển mạch kênh. Các nhìn nhận về hệ thống chuyển mạch gói trên phương diện phân lớp theo mô hình OSI, kiến trúc phần cứng và các cơ sở kỹ thuật chuyển mạch gói, định tuyến và báo hiệu của hệ thống chuyển mạch gói. Công nghệ chuyển mạch tiên tiến hiện nay trên cơ sở của mạng IP và ATM, mạng thế hệ sau, công nghệ chuyển mạch mềm và các ứng dụng trong mạng viễn thông trong giai đoạn hội tụ hiện nay. Chương 5 là các vấn đề về khai thác và bảo dưỡng chung cho các thiết bị trạm viễn thông trong đó có tổng đài. Trong quá trình biên soạn bài giảng tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ các giáo viên thuộc khoa KT Điện tử viễn thông, các giáo viên giảng dạy về kỹ thuật có liên quan, các bạn bè đồng nghiệp trường Trung học BCVT và CNTT Miền núi. Tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và độc giả. Trong quá trình biên soạn tài liệu chắc chắn không tránh khỏi một số sai sót, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của độc giả. Các ý kiến góp ý qua mail xin được gửi về: lehoangtn@gmail.com Tác giả biên soạn Trang 1 Lê Hoàng Trang 2 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn