Xem mẫu

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH, NĂM 2020 GIÁO VIÊN: ĐINH THÀNH HƯNG ĐƠN VỊ: KHOA XÂY DỰNG
  2. Mở Bài giảng Đầu Bài giảng: Câu tạo kiến trúc
  3. Mở đầu. LỜI NÓI ĐẦU Bài giảng Kiến trúc dân dụng được biên soạn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho người đọc về thiết kế kiến trúc và cấu tạo các công trình dân dụng. Bài giảng được biên soạn chủ yếu dành cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng và đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các ngành Kiến trúc và Môi trường…Ứng dụng của Bài giảng không những cho các sinh viên khi nghiên cứu thực hiện các đồ án mà còn là hành trang không thể thiếu của các Kiến trúc sư trong quá trình công tác của mình. Cấu trúc của bài giảng được biên soạn rất rõ ràng, rành mạch cho từng chương, mục... Cuối các chương, mục…đều có các câu hỏi ôn tập để người đọc có thể tổng hợp và nắm bắt một cách nhanh chóng các nội dung cơ bản trong từng chương, mục này…Ngoài những nội dung về lý thuyết Bài giảng còn cập nhật rất nhiều các hình ảnh của những tác phẩm kiến trúc nổi tiếng do các Kiến trúc sư bậc thầy trong và ngoài nước thực hiện. Đó là minh chứng sinh động để người đọc dễ dàng tiếp cận với các nội dung của giáo trình. Bài giảng được biên soạn, tổng hợp dựa trên nội dung chính từ nguồn tư liệu của các tác giả GS.TS Nguyễn Đức Thiềm, KTS. Đặng Thái Hoàng và một số nguồn tư liệu khác được trích từ internet. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến các tác giả trên. Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức và thời gian có hạn, Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp và toàn thể bạn đọc. Bài giảng Cấu tạo kiến trúc
  4. . CẤU TRÚC BÀI GIẢNG 1 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. 2 GIỚI THIỆU PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH CHƯƠNG 2. 3 CẤU TẠO NHÀ DÂN DỤNG CHƯƠNG 3. 4 CẤU TẠO CÁC LOẠI KHỐI XÂY VÀ HỌA TIẾT TRANG TRÍ Bài giảng cấu tạo kiến trúc
  5. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Kiến thức: + Trình bày được các tính chất, khái niệm, phân loại, phạm vi sử dụng của các loại khối xây thường dùng trong công trình xây dựng. + Mô tả được cấu tạo các bộ phận công trình và cấu tạo các loại khối xây trong công trình xây dựng - Về kỹ năng: + Đọc được các bản vẽ cấu tạo kiến trúc, bản vẽ chi tiết các bộ phận công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp + Lựa chọn và áp dụng được cấu tạo của từng loại khối xây vào trong công trình thực tế + Đo vẽ được cấu tạo chi tiết từng loại khối xây cơ bản - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có về năng lực tự chủ và trách nhiệm cẩn thận, chu đáo trong quá trình đọc bản vẽ và áp dụng vào công trình thực tế.
  6. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH
  7. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu môn học. 1.1. Ý nghĩa môn học Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng là môn học nghiên cứu các nguyên tắc và các lý luận cơ bản nhất để thiết kế, chế tạo các bộ phận của nhà nhằm thoả mãn hai mục tiêu sau: • Tao ra vỏ bọc bao che cho công năng sử dụng bên trong và bên ngoài ngôi nhà. • Xác định hệ kết cấu chịu lực tương ứng với vỏ bọc nêu trên. Môn học này còn có chức năng giới thiệu các cấu tạo thông dụng thường dùng, đồng thời chỉ ra hướng cải tiến, thay đổi các cấu tạo đó theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự đổi mới của hình thức kiến trúc.
  8. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu môn học. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc. Sáng tạo ra kiến trúc là con người đã mong muốn tạo ra một môi trường sống tốt hơn so với môi trường tự nhiên. Có nghĩa là khai thác các mặt có lợi và hạn chế các mặt bất lợi của môi trường tự nhiên cũng như của bản thân con người tác động đến môi trường sống mà họ sáng tạo ra. Những mặt bất lợi này có thể qui thành hai loại: • Do ảnh hưởng của thiên nhiên. • Do ảnh hưởng trực tiếp của con người.
  9. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu môn học. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc. 1.2.1. Ảnh hưởng của thiên nhiên Trong thiên nhiên công trình luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tự nhiên, lực trọng trường, động đất, bão từ, các loại côn trùng ... Mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ tuỳ theo vị trí địa lý của từng khu vực xây dựng công trình. Ảnh hưởng bất lợi của điều kiện khí hậu tự nhiên gồm : • Chế độ bức xạ của mặt trời: quỹ đạo, cường độ bức xạ mặt trời... • Chế độ gió (tần xuất xuất hiện, tốc độ gió, hướng gió...) • Chế độ mưa, tuyết.. • Chế độ thuỷ văn, ngập lụt • Địa hình, địa mạo • Địa chất công trình ( sức chịu tải của nền đất, nước ngầm, độ lún, mức đồng đều của cấu tạo các lớp đất, ổn định của đất..) • Mức xâm thực hoá - sinh của môi trường. • Ngoài ra ở những nơi có nhiều côn trùng, đặc biệt nhà kết cấu gỗ cần có biện pháp chống mối, mọt ,mục, để chống sự phá hoại của côn trùng.
  10. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu môn học. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc. 1.2.1. Ảnh hưởng của thiên nhiên Hình 1.2 Các ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc • Ảnh hưởng cuả thiên nhiên: 1- Bức xạ mặt trời ; 2- Khí hậu thời tiết; 3- Nước ngầm; 4- Động đất; 5- Côn trùng • Ảnh hưởng của con người 6 - Trọng lượng; 7 - Chấn động; 8- Cháy nổ; 8- Tiếng ồn.
  11. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Giới thiệu môn học. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc. 1.2.1. Ảnh hưởng của con người Khi xây dựng công trình con người đã tạo ra các bộ phận, cấu kiện và các thiết bị sử dụng. Rõ ràng những bộ phận và cấu kiện này sẽ phải có một khối lượng nhất định. Khối lượng đó chính là tải trọng bản thân và chính nó sẽ tạo ra các ngoại lực tác động bất lợi cho công trình. Trong kết cấu công trình người ta gọi đó là tải trọng thường xuyên.Tải trọng bản thân thường bao gồm các bộ phận nhà cửa, dụng cụ gia đình và thiết bị văn phòng. Trong quá trình sử dụng do hoạt động đi lại của con người, máy móc sinh ra các loại chấn động.Trong kết cấu công trình gọi là tải trọng tức thời và những tác nhân này phải được nghiên cứu khi thiết kế kết cấu và cấu tạo nhà. Mặt khác hoả hoạn trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn tính mạng của con người còn làm nhà cửa bị thiêu rụi, phá hoại. Vì vậy ở những nơi dể sinh ra lửa như bếp, ống khói, sân khấu nhà hát.... cần có biện pháp cấu tạo để phòng cháy. Ngoài ra những nơi phát sinh ra tiếng ồn: tiếng ô tô, tiếng máy bay, loa phóng thanh... đều có ảnh hưởng đến việc sử dụng của con người nên cần phải cấu tạo cách âm.
  12. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. - Theo kết cấu: 1.1. Phân loại: * Công trình kết cấu nhỏ: - Vật liệu cơ bản: Thảo mộc, gỗ ... B: Bước gian ≤ 5m + Đá gạch L: Nhịp nhà + Bê tông + Sắt thép: Kiến trúc 1 cách rầm rộ. * Công trình kết cấu vừa: - Chiều cao tầng: B: Bước gian ≤ 15m + 9¸16 tầng nhà cao tầng loại 1 L: Nhịp nhà + 17¸24 tầng nhà cao tầng loại 2 * Công trình kết cấu lớn: + 25¸40 tầng nhà cao tầng loại 3 B: Bước gian > 15m + > 40 tầng nhà siêu cao tầng L: Nhịp nhà * Mục đích của việc phân loại: Tiện cho việc thiết kế và thi công
  13. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. 1.2. Phân cấp công trình: - Mục đích của phân cấp để phục vụ cho việc đầu tư và quản lý đầu tư - Phân cấp công trình: Phân cấp công trình dựa vào các tiêu chí + Chất lượng sử dụng: Diện tích sử dụng,vật liệu, tiện nghi sử dụng bên trong nhà và trang thiết bị vệ sinh + Độ bền lâu: Tuổi thọ, niên hạn sử dụng  Cấp 1 > 100 năm, vật liệu BTCT hoặc các vật liệu tương đương được dùng để thiết kế các bộ phận kết cấu chính : móng, côt, dầm, sàn...  Cấp 2 > 80 năm  Cấp 3 > 50 năm  Cấp 4 > 20 năm
  14. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. 1.2. Phân cấp công trình: + Độ phong hoả: Khoảng thời gian khi cấu kiện công trình kiến trúc tiếp xúc với ngọn lửa cho đến khi nó mất khả năng làm việc bình thường. Tuỳ theo khoảng thời gian trung bình các cấu kiện chịu được lửa có thể tạm chia làm 4 cấp. (Xem thêm trong TCVN 2622 – 1995) 2,5h cấp1 2h cấp2 1h cấp3 30phút cấp4
  15. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. 1.3. Yêu cầu của kiến trúc: - Đạt được sự thích dụng + Phục vụ ai? + Vào mục đích gì? Công trình đa năng: đòi hỏi thiết kế và cấu tạo đặc biệt - Đảm bảo bền vững + Cường độ đủ, khả năng chịu lực của từng cấu kiện phải đảm bảo + Độ ổn định các cấu kiện khi cấu thành với nhau phải đảm bảo ổn định riêng rẽ và tổng thể khi tham gia chịu lực + Độ bền lâu: Khống chế độ mỏi vật liệu, theo thời gian vật liệu bị lão hoá nên khi thiết kế phải tính đến khả năng làm việc lâu dài của các cấu kiện công trình. - Kinh tế + Đầu tư như thế nào ? + Khai thác, sử dụng trước mắt và lâu dài thỏa mãn yêu cầu về hiệu quả kinh tế.
  16. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. 1.4. Thiết lập chi tiết cấu tạo: Là bản vẽ mô tả chi tiết các bộ phận, các cấu tạo và các liên kết và cách tức chế tạo chúng mà trong các hình vẽ khác không diễn tả được -Chi tiết thường được vẽ theo tỉ lệ 1:10 - 1:25
  17. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1. Phân loại, phân cấp công trình. 1.4. Thiết lập chi tiết cấu tạo:
  18. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 3. Hệ thống môđul và kích thước trong bản vẽ kiến trúc 3.1. Mạng lưới môdun. * Môđun: Là đơn vị đo quy ước dùng để điều hợp kích thước thiết kế từ chi tiết đến tổng thể + Môđun ước : 1/2M, 1/4M…. + Môđun bội : 2M, 3M…. * Mạng lưới môđun Là một mạng lưới hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác sao cho khoảng cách giữa các mắt lưới (điểm giao) đúng bằng bội số M * Công dụng của mạng lưới môđun Dùng để phác thảo ý đồ từ suy nghĩ ra bản vẽ Để tổ chức dây chuyền sử dụng một cách nhanh chóng và hợp lý Kiểm soát được phần diện tích thiết kế
  19. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 3. Hệ thống môđul và kích thước trong bản vẽ kiến trúc 3.1. Mạng lưới môdun. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5568:2012 về Điều hợp kích thước theo mô đun trong xây dựng - Nguyên tắc cơ bản
  20. Chương 1. GIỚI THIỆU, PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 3. Hệ thống môđul và kích thước trong bản vẽ kiến trúc 3.1. Mạng lưới môdun.
nguon tai.lieu . vn