Xem mẫu

  1. CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 1
  2. MỞ ĐẦU 1 . VỊ TRÍ MÔN HỌC Môn học nhằm hỗ trợ và xây d ựng những cơ sở lí thuyết chung về cảnh quan đô th ị cho sinh viên; Giúp sinh viên có kh ả năng phân tích, đánh giá hay hoạch định hướng phát triển và quản lý cảnh quan đô thị dựa trên quan điểm sinh thái học. Đồng thời môn học được phát triển trên cơ sở các môn khoa học về sinh thái học, môi trường đô thị, thực vật học, kỹ thuật cây trồng trong đô thị. 2 . NHIỆM VỤ MÔN HỌC  Giới thiệu những khái niệm cơ b ản về cảnh quan đô thị theo quan điểm sinh thái học.  Xây dựng quan điểm nghiên cứu môn học phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và Việt Nam  Giới thiệu một số kiến thức hỗ trợ như kiến thức về phân tích các nguyên tắc trong thiết kế cảnh quan, lựa chọn cấu trúc mảng xanh cho một số công trình công cộng trong đô thị  Xây dựng những cơ sở lí luận và giải pháp quản lý cảnh quan trong đô thị đạt hiệu quả, đáp ứng mục tiêu về cải thiện môi trường, góp phần tô điểm cảnh quan đô thị phù hợp trong bối cảnh công nghiệp hóa và theo kịp xu hư ớng phát triển các đô thị xanh trên Thế giới. 3 . MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Sau khi học xong môn học này, sinh viên có thể: Định nghĩa được khái niệm về cảnh quan đô thị. Phân tích và đánh giá được vai trò và yêu cầu phát triển h ệ thống mảng xanh cho một khu vực cụ thể trong đô thị. Có kh ả năng quy ho ạch được một loại h ình cây xanh trong đô thị. Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên ngành thiết kế cảnh quan đô thị và các n gành học liên quan tới vấn đề quản lý môi trường, sinh thái trong đô thị. 2
  3. Chöông 1 NHÖÕNG VAÁN ÑEÀ CÔ BAÛN VEÀ CAÛNH QUAN ÑOÂ THÒ 1 .1. K hái niện cảnh quan đô thị trên quan điểm sinh thái học 1 .1.1. K hái niệm cảnh quan Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan h ệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu kieán truùc khác nhau. Một cách thức khaùc veà maët sinh thaùi đcoù theå xem xét một cảnh quan là xem nó n hư một thể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối cùng chết và trở về với đất. Phương pháp tốt nhất để xem xét một cảnh quan là quan sát trên thực địa từ một cách nhìn theo không gian hay khảo sát các không ảnh hay ảnh vệ tinh để đặt một mảnh đ ất cụ thể trong một hình ảnh rộng hơn của bối cảnh chung quanh nó và xác định các mối quan hệ không gian của nó. 1 .1.2 . Phân lo ại cảnh quan - Tù y theo lịch sử hình thành cảnh quan phân ra cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. + Cảnh quan thiên nhiên được tạo dựng trong quá trình hình thành và biến đổi của tự nhiên. Một số cảnh quan nổi tiếng thế giới như 1. Sông băng Aletsch, (Thụy Sĩ), Hồ Baikal (Nga), Công viên khủng long (Canada), Quần đảo Galapagos (Ecuador), Dải đ ại san hô (Úc), Vịnh Hạ Long (Việt Nam)... + Cảnh quan nhân tạo do con người cải tạo thiên nhiên hay tạo dựng mới. Những cảnh quan thuộc nhóm này n hư Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Khu quần thể Điện Kremlin (Nga), Quảng Trường Thiên An Môn (Trung Quốc), Tháp Ephen (Pháp).… - Tùy Địa hình, đặc điểm, cấu trúc, quần thể, kích thư ớc, thời gian… có thể chia chi tiết hơn cho mỗi lọai hình cảnh quan thiên nhiên hay nhân tạo như cảnh quan thuộc d ạng + Sông nước + Đồi núi, cao nguyên, cảnh quan của quần thể núi lửa phu n trào + Qu ần thể hang động + Làng m ạc vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng + Qu ần thể ruộng bậc thang vùng cao + Vùng ngo ại ô, đô thị… 3
  4. H ình 1.1. Vịnh Hạ Long, một cảnh quan thiên nhiên (Ảnh: www.vietnamonline.com) H ình 1.2. Đền Taj Mahal tại Agra là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Ấn Độ, 1trong 7 kỳ quan thế giới được tạo dựng bởi con người. (Ảnh: www.vietnamonline.com) 4
  5. 1 .1.3. Cảnh quan đô thị Cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ sinh thái cùng tồn tại liên kết, xắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất định của một độ thị và khung cảnh đó cũng đ ược xem xét với quang cảnh chung quanh rộng lớn h ơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống của con người. Đô thị cổ xưa nh ất được ghi nhận là Jericho được h ình thành khoảng 6000 năm TCN ở vùng Trung đông. Các ngôi nhà có dạng vòm và có các bức tường bằng đất bùn h ay gạch, đôi khi các bức tường đư ợc sơn quét. Thành phố được bao bọc bởi các bức tường đá và các tháp. Cùng sự phát triển trí thức nhân loại, sự biến đổi của cảnh quan đô thị cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Thành phố đầu tiên của người Sumarian cũng là m ột vi du điển hình của một đô thị cổ. Thành phố cổ Mesopotamia (Iraq cổ) nổi tiếng bởi các kim tự tháp hình tròn. Đó là các kim tự tháp 4 cạnh của cư dân Sumarian với cấu trúc bậc thang có 5 mức. Người ta đã tạo lập hệ thống cây bụi, cây gỗ lớn để che bóng cho các kim tự tháp tới cả bậc cao nhất của kim tự tháp (khoảng 3 triệu năm TCN). Tới khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Sennacherib- n gười được coi như là một nhà kiến trúc cảnh quan, một nh à thực vật sớm nhất - đã tạo lập một công viên rộng lớn. Ông cũng đã sưu tập nhiều lo ài cây ở địa phương này đem tới phía bắc, tây và Bờ Địa trung hải nhằm tạo lập một vườn sưu tập thực vật. Về sự phối hợp của nghệ thuật kiến trúc và trồng cây phải kể tới một kỳ quan thế giới là vườn treo Babylon. Vườn treo Babylon (Hanging gardens of Babylon) (cũng đ ược gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của thành phố Babylon (Iraq h iện nay) từng đ ược coi là một trong b ảy kỳ quan thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchdnezzar II xây d ựng nên từ khoảng năm 6 00 TCN. Vườn được treo trên các m ái hiên. Kích thước mỗi chiều của vườn là 120 m. Công trình đư ợc "treo" trên h ệ thống cột cao 25 m. Nhiều cây gỗ sinh trưởng trong vườn đạt tới chiều cao 60 m và chu vi cây 4 m (Richard T.T. Forman, Michel Godron, 1986). Vẻ đẹp của khu vườn là hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay, dây xích và thùng nước cũng chuyển động đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao tưới nước cho cây. Do Babylon không mấy khi có mưa và vùng này ít có đá lớn nên người ta xây khu vườn b ằng gạch làm từ đất sét trộn với rơm băm nhỏ và nung dư ới ánh nắng mặt trời. Vì thường xuyên b ị ngấm nước n ên gạch dễ bị phân hủy và tuổi thọ của khu vườn rất ngắn (Wikipedia.org). 5
  6. H ình 1.4. Vư ờn treo Babylon (Ảnh: www.vietnamonline.com) 1 .1.4 . Sinh thái môi trường đô thị 1 .1.4 .1. Hệ sinh thái (Ecosystem) Hệ sinh thái điển h ình là một tập hợp các quần xã sinh vật (có thể là thực vật bậc th ấp, thực vật bậc cao, động vật bậc thấp, bậc cao và vi sinh vật…) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tương tác h ỗ trợ nhau. Nhưng giữa chúng còn tồn tại một mức độc lập tương đối, cùng sống trong một số điều kiện ngọai cảnh nhất định. Mà điều kiện ngoại cảnh đó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại, ph át triển của quần xã sinh sống. Một hệ sinh thái môi trường bao gồm Các tập đoàn quần xã sinh vật "sinh vật sản xuất", "sinh vật tiêu thụ ", và "sinh - vật phân hủy". Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCO3…), - Các chất hữu cơ (protein, lipit, gluxit…), - Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa…) - Các tập đoàn h ay quần xã sinh vật liên hệ chặt chẽ với nhau theo hệ thống cung cấp và tiêu thụ thực phẩm và năng lượng. Ba yếu tố sau là môi trường vật lý mà qu ần xã tồn tại. Hệ sinh thái môi trư ờng có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà sinh ra: hệ sinh thái biển, hồ, sông ngòi, rừng, đồng cỏ, sa mạc. hệ sinh thái nhân tạo được con người tạo ra như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái môi trường nông thôn, hệ sinh thái nông n ghiệ, hệ sinh thái ven biển… 6
  7. Thông thường hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì bền vững hơn vì nó tuân theo quy luật chọn lọc tự nhiên, h ợp với tự nhiên. Hệ sinh thái này chỉ bị phá hủy khi điều kiện tự nhiên biến đổi khắc nghiệt. Còn hệ sinh thái nhân tạo, thường là hệ sinh thái tuân theo ý muốn con người, phục vụ con người, đôi lúc đi ngư ợc lại quy luật tự nhiên. Vì vậy hệ sinh thái nhân tạo kém bền vững hơn, thậm chí sự tồn tại của nó đôi lúc làm cho thiên nhiên nổi giận. Đó là những thảm họa thiên nhiên như b ão lụt, hỏa họan ngày càng gia tăng về số lượng và m ức độ tàn phá của nó trên th ế giới, sự suy giảm trầm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dang sinh học, sự ô nhiễm không khí nặng nề ở các đô thị, các khu công nghiệp … 2 .1.3 .2. Sinh thaùi moâi tröôøng ñoâ thò Là hệ thống bao gồm nhiều thành phần, đó là các quần thể sinh vật sống, kể cả con người và hoạt động xã hội của con người, cùng với các yếu tố vật lí, vi sinh như đất đ ai, nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, mạng lưới điện, nước, các công trình công cộng tồn tại trong một phạm vi không gian, lãnh thổ đô thị, tương tác với các yếu tố khác có m ặt trong môi trường đó. Trong đó con người và hoạt động của họ đóng vai trò quyết định vào sự phát triển của đô thị. Ở đây con người can thiệp rất mạnh mẽ, rất thô bạo, sâu sắc và thường đ i ngư ợc lại, làm h ại môi trường tự nhiên. Bởi sự tập trung qúa đông dân cư, bởi qúa trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người, bởi qúa trình thải ra các chất độc hại.  Môi trường đô thị bao gồm hệ sinh thái môi trư ờng mà trong đó các qu ần thể sinh vật kể cả con người với mật độ cao, tồn tại phát triển cùng với các th ành ph ần vật lí như đường xá, nh à cửa, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện, các xí nghiệp, giao thông, du lịch… Cùng với sự tập trung dân cư ngày càng đông. * Như vậy môi trường đô thị có đặc thù riêng đó là:  Sự tập trung dân cư đông và sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, giao thông phát triển.  Biểu hiện sâu sắc về tác động của con người đến hệ sinh thái. Ở đó con ngư ời can thiệp mạnh mẽ nhất, làm m ất cân bằng nhất so với các hệ sinh thái môi trường khác. Ở Tp HCM với dân cư hiện nay (2005) trên 5,2 triệu người, trong đó gần 4 triệu d ân cư nội thành. Mật độ 2912 ng/ km 2 (Tp HCM là một trong 7 Tp có mật độ dân cư lớn nhất thế giới) trên diện tích 2.080 km2 Tp có khoảng 700 nhà máy xí nghiệp công n ghiệp, gần 30000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Phân bố xen kẽ trong khu dân cư. Mặt khác nhiều xí nghiệp có cơ sở thiết bị máy móc cũ kĩ, lạc hậu. Kết quả các hoạt động của con người đ ã gây ra những tác động sâu sắc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đô thị như gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, không khí… Trong Tp HCM nồng độ bụi trung bình: Mùa khô 4,5 mg/m3 Mùa mưa 2,1 mg/m3 tcvs = 0, 5 mg/m3 Vượt 4-9 lần TC vệ sinh cho phép Nồng độ các khí SOx, CO, CO2 … đ ều cao h ơn mức cho phép nhiều. 7
  8. Về ô nhiễm nước thuộc loại 6 tức là lo ại nặng nhất (1989). Tiếng ồn trung b ình 77-80 dBA (đề xi ben) vư ợt TC cho phép 5- 20 dBA. Năm 2005 dân số TP.HCM là 6.117.251 người (cư dân có đang ký nhân kh ẩu chính thức), ngo ài ra còn nhiều người cư trú, người lao động từ các n ơi khác tới không có h ộ khẩu tại TP. Từ năm 1997 – 2004, tổng diện tích xây dựng tăng 11.227 ha. Tổng dự án đư ợc giao và cho thuê đ ể xây dựng, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật… là 3.551 dự án (thông tin của Viện quy hoạch xây dựng TP HCM, 2005) Tại TPHCM, lượng chì trong không khí đã tăng gấp đôi, từ 0,5μg/m3 lên đ ến trên 1 μg/m3. Việc chì tăng bất thường, nghi vấn bắt nguồn từ một lư ợng xăng pha chì b án ra th ị trường trong thời gian gần đây (Theo Nguyễn Thủy, 2007- VietNamnet). Cuối tháng 8/2007, tại hội thảo “Kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các thành phố lớn” tổ chức tại TPHCM, Chi cục Bảo vệ Môi trư ờng TPHCM đ ã công bố một số liệu đáng ngại về tình hình ô nhiễm môi trư ờng ở TP. Đó là, lượng chì trong không khí đ o đư ợc tại các trạm quan trắc ven đường giao thông của TPHCM từ đầu năm 2006 đến nay đã tăng đ ột biến, lên mức trên 1μg/m3, vượt mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới WHO (1 μg/m3). Tốc độ đô thị hoá nhanh đã khiến chính quyền các đô thị phải đối mặt với rất n hiều nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá… Chính vì vậy, việc quản lý, phát triển công viên, cây xanh đô thị thường bị đẩy xuống h àng th ứ yếu. Thực tế, cây xanh có vai trò rất quan trọng với con người và môi trường đô thị, là một bộ phận trong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt, công viên - cây xanh - mặt nước là một trong những yếu tố nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị, tạo bản sắc cho đô thị. Không gian xanh, công viên còn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn, tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, đáp ứng các n hu cầu sinh hoạt, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng. Chính vì vậy, các nhà quản lý đô thị cần xác định rõ tiêu chí đ ô thị phát triển phải bền vững, xanh - sạch - đẹp. Đây là chuẩn mực của quốc tế. Các m ảng xanh là một phần quan trọng trong hệ sinh thái đô thị. Hiện nay n gười ta thư ờng nói tới một đô thị sinh thái, khi nói tới điều này người ta luôn liên tưởng tới cảnh quan một đô thị có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các công trình kiến trúc, xây d ựng hiện đại với hệ thống mảng xanh phong phú, đa dạng. Các mảng xanh n ày góp p hần quan trọng vào quá trình duy trì chu kỳ họat động của một hệ sinh thái đô thị đ ược b ền vững (hình 2.1) Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tăng nhanh và xu hướng tập trung cao mật độ dân số về các khu vực đô thị, khu công nghiệp, và quá trình phát triển của các công trình xây dựng, khu đô thị mới, khu chung cư, nhà cao ốc đã làm cho hệ sinh thái của các đô thị đang bị tác động mạnh mẽ. Môi trường bị ô nhiễm n ặng nề do tiếng ồn, khí thải, khói, bụi, hóa chất… từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông. Do đó nhiều nhà chuyên môn đang quan tâm tới vấn đề môi trư ờng ở đô thị và xây dựng các đô th ị xanh và đô th ị sinh thái. Đô th ị xanh là vùng đô thị được thiết kế theo quan điểm sinh thái với cảnh quan thiên nhiên xinh đ ẹp và một bầu không khí luôn trong sạch. 8
  9. Đô thị xanh là một tổ hợp phát triển được xây dựng để nâng cao môi trường sống của con người trong một cộng đồng (Trung tâm Môi trường California - Mỹ) (d ẫn theo Thái Vũ Bình, 2006) Một đô thị xanh có những tiêu chí đánh giá • Đảm bảo không gian xanh đô thị: Bao gồm hệ thống các mảng xanh đô thị, vành đ ai xanh đô th ị và mặt n ước xanh. • Không ô nhiễm: Đảm bảo các chất thải trong mọi hoạt động tại đô thị được tái sử dụng, quản lý, xử lý thích hợp đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép. Cảnh quan đô thị xanh, sạch, đẹp. • Giao thông thông suốt, không tắc nghẽn • • Có hệ thống thông tin môi trường cung cấp kịp thời cho ngư ời dân đô thị và đ ịnh k ỳ tiến h ành kiểm toán môi trường đô thị. • Đô th ị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trường sống cao, có quan hệ hài hòa với thiên nhiên, có m ật độ xây dựng hợp lyù, có công trình và kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp họat động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông (Nguyễn Huy Côn, 2007). Ngh ĩa là đô th ị là một hệ sinh thái với đầy đủ các đặc tính, cấu trúc và chức năng sinh thái của nó Một số đô thị đ ã có các mô hình tiếp cận đô thị sinh thái như tiểu khu sinh thái Herlen (Hà Lan), Thành phố sinh thái Adelaide (tiểu khu sinh thái Chritie, Úc), Thành phố Malmae (Thụy Điển), tiểu khu Simbiotic (Nhật Bản). Tuy nhiên việc ứng dụng và xây dựng các đô thị sinh thái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể mỗi đô thị. Vì vậy để xây dựng một đô thị sinh thái cần có cái nh ìn tổng thể về sinh thái học, về quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị, bảo tồn cảnh quan, xây dựng nền công nghiệp, quản lyù giao thông, năng lượng, chất thải… hiệu qủa. Điều đó cũng cho thấy, cần có sự phối hợp hiệu quả của các nhà quản lyù, các nhà chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó cây xanh luôn là một thành phần và đối tượng quan trọng trong kiến trúc cảnh quan đẹp đô thị. Vấn đề n ày sẽ được trình bày thêm ở chương 6. Với nhiệm vụ của môn học n ày, chúng ta chỉ nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch, phát triển và quản lyù hệ thống mảng xanh hay cảnh quan cho một đô thị, các khu công nghiệp, dân cư có mức độ tập trung cao trên quan điểm sinh thái học. 9
  10. Hình 1.5. Caùc thaønh phaàn trong heä sinh thaùi ñoâ thò Hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự tăng nhanh và xu hướng tập trung cao mật độ dân số về các khu vực đô thị, khu công nghiệp, và quá trình phát triển của các công trình xây dựng, khu đô thị mới, khu chung cư, nhà cao ốc đã làm cho hệ sinh thái của các đô thị đang bị tác động mạnh mẽ. Môi trường bị ô nhiễm n ặng nề do tiếng ồn, khí thải, khói, bụi, hóa chất… từ các khu công nghiệp, phương tiện giao thông. Do đó nhiều nhà chuyên môn đang quan tâm tới vấn đề môi trư ờng ở đô thị và xây dựng các đô thị sinh thái. Đô thị sinh thái là đô thị có chất lượng môi trư ờng sống cao, có quan hệ h ài hòa với thiên nhiên, có m ật độ xây dựng hợp lyù, có công trình và kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sinh thái, có cảnh quan kiến trúc đẹp đẽ, có nền công nghiệp họat động hiệu quả về mặt sinh thái, có áp dụng thành công các giải pháp về năng lượng và giao thông (Nguyễn Huy Côn, 2007) Một số đô thị đ ã có các mô hình tiếp cận đô th ị sinh thái như tiểu khu sinh thái Herlen (Hà Lan), Thành phố sinh thái Adelaide (tiểu khu sinh thái Chritie, Úc), Thành phố Malmae (Thụy Điển), tiểu khu Simbiotic (Nhật Bản). Tuy nhiên việc ứng dụng và xây dựng các đô thị sinh thái còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể mỗi đô thị. Vì vậy để xây dựng một đô thị sinh thái cần có cái nh ìn tổng thể về sinh thái học, về quy ho ạch đô thị, kiến trúc đô thị, bảo tồn cảnh quan, xây dựng nền công nghiệp, quản lyù giao thông, năng lượng, chất thải… hiệu qủa. Điều đó cũng cho thấy, cần có sự phối hợp hiệu quả của các nhà quản lyù, các nhà chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với nhiệm vụ của môn học n ày, chúng ta ch ỉ giải quyết vấn đề về cảnh quan đô th ị trên góc độ sinh thái học, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan tới hệ thống m ảng xanh ở một đô thị hay các khu công nghiệp, dân cư có mức độ tập trung cao. 1 .2. Một số vấn đề về Sinh thái học cảnh quan 1 .2.1 Khái niệm Sinh thái học cảnh quan Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp lại trong 10
  11. không gian, với các kích thước, hình dáng, và quan h ệ không gian khác nhau trong khắp cảnh quan. Mỗi cảnh quan có các kiểu địa hình, kiểu thảm thực vật, và kiểu sử dụng đất khác nhau. Một cách thức khác để xem xét một cảnh quan là xem nó như một th ể khảm của các đám sinh cảnh mà qua đó sinh vật di chuyển, cư trú, sinh sản, và cuối cùng chết và trở về với đất. Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên n gành đáp ứng với nhu cầu tìm h iểu mối quan hệ lẫn nhau giữa xã hội con người và không gian sinh sống của chúng ta. Nó nghiên cứu cấu trúc, chức năng, và sự biến đổi xảy ra trong một vùng đất không đồng nhất đư ợc cấu thành bởi các hệ sinh thái tương tác với nhau. Là một ngành khoa học tương đối mới, mặc dù các nhà nghiên cứu Châu Âu đ ã sử dụng các nguyên tắc của nó sớm hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu ở Bắc Mỹ, sinh thái học cảnh quan có những đóng góp rất quan trọng trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững không gian sinh sống và các tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều từ cách thức mà các nhà nghiên cứu, nhất là từ Châu Âu đã thiết lập một cách tương đối ho àn chỉnh việc phân tích các cảnh quan mà con người chiếm ưu thế và cố gắng phục hồi các chức năng sinh thái cho các hệ thống của họ. 1 .2.2 . Các nguyên tắc của Sinh thái học cảnh quan Để hiểu sinh thái học cảnh quan, chúng ta phải tập trung vào một số nguyên tắc quan trọng của nó: th ành ph ần, cấu trúc, chức năng, và sự thay đổi của cảnh quan. • Thành phần, bao gồm cấu trúc di truyền của các quần thể, bản chất và sự phong phú của các loài trong các h ệ sinh thái, và các kiểu quần hợp khác nhau hiện diện trong cảnh quan. • Cấu trúc, bao gồm các đám sinh cảnh hay các hệ sinh thái và các dạng thức của chúng; kích thước và sự sắp xếp của các đám, các quần thụ, hay các hệ sinh thái đ ó • Chức năng , bao gồm các tiến trình khí hậu, địa chất, thủy văn, sinh thái, và sự thay đổi hay tiến hóa • Sự biến đổi, bao gồm biến đổi trạng thái tiếp tục của các dòng hiện diện trong các hệ sinh thái. 1 .2.3. Các yếu tố của cảnh quan Một cảnh quan bao gồm ba loại th ành ph ần chính: m a trận, đám, và hành lang (Hình 1.6 ). Chúng ta cần tìm hiểu các thành phần n ày và các mối quan hệ lẫn nhau của chúng, vì từ đó có thể thiết lập các quyết định quản lý tốt h ơn ở cấp độ cảnh quan. 1 .2.3.1 Ma trận trong cảnh quan (Matrix) YÙùnghĩa của ma trận Ma trận, là kiểu th ành ph ần ưu th ế trong cảnh quan, làm thành một nền rộng và có sự nối kết lớn nhất, do đó nó giữ vai trò chính trong sự vận hành của các tiến trình trong cảnh quan. Trong sơ đồ dưới cho thấy sự kết nối các đám sinh cảnh khác nhau (Patch) thông qua các hành lang (corridor) và cùng được tồn tại trên một ma trận (ở đô thị coi ma trận là diện tích đô thị trong đó tồn tại các thành phần khác nhau như nhà cửa, giao thông, công trình kiến trúc…) 11
  12. H ình 1 .6. Một cảnh quan với một ma trận (thành phần ưu th ế), các đám, và các hành lang nối kết giữa các đám Độ rỗng của ma trận Các đặc điểm cấu trúc ma trận gồm sự đa dạng về mật độ của các đám mà nó chứa (các nhà sinh thái học cảnh quan gọi là độ rỗng – porosity – của ma trận), h ình d áng của các ranh giới, các mạng lưới, và tính không đồng nhất. Nếu một diện tích bị phá vỡ nhưng các đám còn duy trì tương đối gần nhau , các đám vẫn còn đủ dày để có ích cho việc di chuyển của động vật hệ vi sinh vật. Tuy nhiên, n ếu tạo ra nhiều khoảng trống nhỏ, các đám có thể không đủ dày đ ể duy trì một hệ động thực vật, khi đó có thể gặp vấn đề liên quan đ ến sự tồn tại của chúng. Ví dụ, một số khu vực ở miền đông Kentucky không gặp vấn đề lớn nào với loài chim chìa vôi có đ ầu màu nâu vì ở các khu vực này, ma trận là đ ất có rừng. Tuy nhiên, sự tồn tại của loài chim này có th ể trở th ành một vấn đề trong các khu vực khác của m iền đông Kentucky nơi ma trận đã bị phân mảnh nhiều do sự khai thác than, nông n ghiệp, và phát triển đô thị (Hình 1.6). Sự ăn mồi gia tăng đối với các lo ài động vật hoang dã như gấu trúc, thú có túi opossum, rắn đen bắt chuột, hay chim dẽ cùi xanh. Một sự sụt giảm về m ật độ cũng có thể làm tăng sự ký sinh ở tổ bởi chim chìa vôi có đ ầu màu nâu lên chim di trú biết hót của vùng Tân Nhiệt đới. H ình dáng của các ranh giới Hình dáng của ranh giới cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa lên sự phân bố và tồn tại của hệ sinh thái. Ranh giới càng không đều, càng có nhiều vùng cạnh. Trong phạm vi d iện tích của ma trận, các mạng lưới nối kết các sinh cảnh có kích thước và hình dáng khác nhau, tạo ra cái được gọi là tính không đồng nhất trong cảnh quan. Các đám sinh cảnh khác nhau n ày thường được lặp lại trong khắp ma trận. Chúng có ảnh hưởng tới công tác quản lý cảnh quan ở đô thị. Ví d ụ, một khu công nghiệp được quy hoạch trên một khu vực có rừng. Nếu việc xây dựng này chỉ nằm ở một diện tích nhỏ hay ở một phía của khu rừng th ì có thể các h ệ sinh thái ở phần còn lại của khu rừng vẫn không bị phá hủy. Tuy nhiên đôi khi cần 12
  13. cân nh ắc về sự tồn tại của một loài động vật đang sinh sống ở đó. Sự xóa bỏ loài này sẽ không xảy ra nếu diện tích còn lại đủ lớn hay kiểu sinh cảnh tương tự được lặp lại trong một khu vực gần đó. Điều này đ ã xảy ra ở nhiều nơi có mức độ đô thị hóa nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp. Chẳng hạn khi xây dựng khu chế xu ất Linh Trung trên rừng cao su cũ, toàn bộ cảnh quan ở đây thay đổi. Vấn đề cảnh quan thay đổi n ày theo chiều h ướng n ào thì còn phụ thuộc vào mục đích và quá trình quy ho ạch, thiết kế lại cảnh quan khu vực đó và được xem xét với các khu vực xung quanh. 1 .2.3.2 Các đám trong cảnh quan (Patch) Các đám là các diện tích có kích thước hai chiều tương đương nhau, khác biệt về th ảm thực vật và cảnh quan với các khu vực chung quanh chúng. Chúng là các đơn vị đ ất đai hay sinh cảnh không đồng nhất khi so sánh với cảnh quan chung. Các đám được phân thành bốn loại theo nguồn gốc xuất phát: đám do nhiễu lo ạn, đám còn lại, đám do môi trường, và đám do du nh ập. • Các đám do nhiễu loạn, tự nhiên hay nhân tạo, h ình thành do các hoạt động khác nhau, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị hóa, và do thời tiết (ví dụ bão, m ưa đá, v.v.). Nếu giữ yên, một đám do nhiễu loạn cuối cùng sẽ biến đổi cho đến khi nó kết hợp với ma trận. • Các đám còn lại tạo ra khi con ngư ời biến đổi cảnh quan trong một khu vực và chừa lại trong nó các khu có sinh cảnh cũ. Các đám còn lại th ường có sự ổn định về sinh thái cao hơn và tồn tại lâu h ơn các đám do nhiễu loạn. • Các đám do môi trường xu ất hiện vì có một điều kiện môi trường khác biệt như một khu đất ngập nước hay một vách đá. • Các đám do du nhập là các đám trong đó do tác động nhiều bởi các họat động sống của con người hay hay do sự di chuyển nơi cư ngụ, sinh sống của động vật. Các đám trong cảnh quan có một số khía cạnh có ý nghĩa quan trọng trên quan đ iểm sinh thái và ảnh hưởng lên các quyết định quản lý ở cấp độ cảnh quan. Cách tiếp cận thường được sử dụng nhất trong phân tích các sinh cảnh của đám là xem chúng như là các đảo sinh học. Phần lớn cách tiếp cận hiện đại về quản lý các đám trong cảnh quan b ắt nguồn từ lý thuyết về đảo địa lý sinh học. Lý thuyết n ày đ ã được MacArthur và Wilson phát triển từ năm 1967 để giải thích các d ạng thức của sự đa dạng loài trên các đ ảo trong các đại dương. Nó cũng đ ã được chứng minh là có ích và có thể áp dụng được trong một loạt các tình hình khác nhau, vì một đảo được định nghĩa một cách đơn giản là một đám hay một m ảng sinh cảnh thuận lợi, bao quanh bởi một sinh cảnh bất lợi. Vấn đề là cần xác định, duy trì hay tạo nên một điểm cân bằng trong một quần thể. 13
  14. Hình 1.7 Các đám sinh cảnh và khỏang trống Hình 1.8 . Công trình xây dựng và rừng H ình 1 .9 . Đô thị đ ang tiến dần ra các H ình 1.10 . Sự thay đổi cảnh quan trước khu rừng và hình thành cảnh quan mới (hình nhỏ góc trên) và sau khi thêm vào một vườn cảnh nhỏ trong khu biệt thự H ình 1.11. Đưa thiên nhiên đến gần h ơn với n gười dân đô thị 14
  15. Hình 1.12. Cảnh quan khu đô thị H ình 1.13. Moät goùc thành phố Phú Mỹ Hưng, Nam Sài Gòn Tokyo, Nhật Bản (www. phumyhung.com.vn) 1 .2.3.2 Các hành lang (Corridor) Thành phần cuối cùng của cảnh quan là hành lang. Hành lang là một dải đất khác với ma trận ở hai bên nó và liên kết các đám với nhau, phục vụ như là những xa lộ h ay đường dẫn để sinh vật truyền h ay di chuyển từ đám này qua đám khác. Các hành lang là một hỗn hợp đặc thù của các thuộc tính môi trường và sinh học từ ma trận chung quanh và các đám, chúng có nguồn gốc và các kiểu tương tự nh ư của các đám. Có các h ành lang h ình thành do sự nhiễu loạn, có hành lang do môi trường đặc thù. Cũng có các hành lang hình thành bởi các dòng sông, dòng suố i. Khi đó các băng thực vật dọc theo sông suối có ý nghĩa quan trọng đối với động vật hoang d ã di trú. Ví dụ, đường sá có th ể giữ vai trò như là một rào cản đối với sự di chuyển của các lo ài lưỡng cư từ bờ n ày qua bờ khác, cuối cùng tạo ra các đám qu ần thể b ị cô lập. 1 .3. Đối tượng, nội dung, phương pháp luận nghiên cứu môn học 1 .4. Q uan hệ giữa môn học CQDT và các môn học khác 15
  16. Chương 2 CÂY XANH VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 1 .2. Lịch sử phát triển khoa học về cây xanh đô thị Từ rất xa xưa con người đã đưa cây xanh vào phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống của m ình. Họ sử dụng cây xanh trong trang trí nội thất cho các tượng đ ài, xây dựng các vườn tín ngưỡn g như vườn thiêng của người dân tộc thiểu số ở các vùng núi cao. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, th ương m ại, ngành trồng cây xanh và trao đổi buôn bán cây xanh, h ình thành các vườn sưu tập cây cũng phát triển theo. Những tác phẩm nghệ thuật về cây xanh cũng h ình thành rất sớm và phát triển, đặc biệt là ở các n ước phương đông như các vườn cảnh (vư ờn treo Bab ylon nổi tiếng), các kiểu vườn thượng uyển, các tác phẩm nghệ thuật bonsai đã có từ rất lâu đời và được trưng b ày trong các cung đ ình ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ngay từ năm 1618, trong cuốn sách “A New Orchard and Garden ” của William Lawson đ ã trình bày khá chi tiết về cách chăm sóc cây (Gene W. Grey – Frederik J. Deneke, 1996). Tuy nhiên đến giữa năm 1960 các thuật ngữ lâm nghiệp đô thị (urban forestry); quản lý hệ thống rừng và cây xanh đô th ị vẫn chưa được thừa nhận. 2 .2. Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị 2 .2.1. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức sống trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia th ành nhiều lớp, nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu (Troposphere) từ độ cao 0 – 10 km trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp b ình lưu (Statosphere) từ độ cao 10 – 50 km, trong đó lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km. Lớp trung lưu (Mesosphere) ở độ cao trên 50 – 90 km và lớp ngoài (Themosphere) (Lê Huy Bá, 1997). Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2 (78%), O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như argon (0,93%), CO2 (0,03%), hơi nước… Các thành phần này hầu như không đổi. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các hoạt động xã hội lo ài người, và do sự phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại các đô thị, qúa trình ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám sát ô nhiễm không khí thiếu thốn. Sự ô nhiễm không khí diễn ra do khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông, khí th ải của con ngư ời ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx, COx và những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng tầng ozon: CO2, NO, CFC… Ô nhiễm không khí gây ảnh hư ởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc vật, cây cối và các vật ch ất khác. Đối với con người, súc vật có thể gây n ên các b ệnh ung thư da, mù dác m ạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây cối… 16
  17. Theo kết quả quan trắc của Chi cục bảo vệ môi trường Tp. Hồ Chí Minh năm 2005, mức độ ô nhiễm bụi vượt TC cho phép 1,5 – 2,5 lần, thậm chí có nơi gấp 4 lần. Trên một số con đư ờng trong Tp như Điện Biên Phủ, Hùng Vương nồng độ benzene có trong không khí vượt TC cho phép từ 2,5 tới 4,1 lần. Theo tổ chức WHO th ì mức độ cho phép tiếp xúc của con người với benzene là 0,01 mcg/m3 (microgam/m 3)), song ở Việt Nam, nếu một người trong 40 năm có thời gian ở ngo ài đường là 8 giờ/ngày thì nồng độ tiếp xúc này là 5,4 mcg/m3, nguy cơ b ị bệnh bạch cầu của người n ày cao gấp 540 lần so với người không tiếp xúc chất này (Trần Trung – Kim Long, Báo người lao động ngày 6 – 4 -2006). Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp, trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong những giải pháp hữu h iệu. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được các quốc gia và các nhà khoa học đặc b iệt quan tâm và tập trung nghiên cứu các giải pháp có tính chất tòan cầu. Sự nóng lên toàn cầu tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các h ệ sinh thái (UNFCCC, 2005b (United Nations Framework Convetion on Climate change) (dẫn theo Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)). Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tư ợng này là sự tăng lên của khí th ải nhà kính. Theo IP CC (Intergovernmental Panel on Climate Change) (2000) thì khí carbonic (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu. Nồng độ CO2 trong không khí đã tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm kể từ năm 1850 tính tới năm 1998. Cây xanh với quá trình quang hợp của m ình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển. Công thức tổng quát của quá trình quang hợp AS + 6 H2 O ----- 6CO2 C6 H12 O6 + 6 O2 Dl Tuy nhiên tác dụng n ày có hiệu qủa rõ ràng khi cây trồng trên những mảng lớn và ở khắp n ơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch, các rừng phòng hộ n goại thành. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có khả năng hấp thu 8 kg CO2 /h = lượng CO2 do 200 người thải ra /h. Bảng 2.1. Lượng CO2 hút vào và O2 sinh ra b ởi 21.024,81 ha rừng đước (Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ (Tp.HCM) ở các độ tuổi khác nhau Tuổi Lượng CO2 hấp thụ (tấn) Lư ợng O2 sinh ra (tấn) 5 1352946,5 901964,35 10 3226257,1 2150838,10 15 5377095,2 3584730,10 17
  18. 20 7736078,8 5157385,90 25 10164444,0 6776296,30 30 12592810,0 8395206,60 35 15055866,0 10037244,00 40 17484232,0 11656155,00 45 19843216,0 13228810,00 50 22167508,0 14778339,00 55 24387728,0 16258486,00 60 26503875,0 17669250,00 Theo bảng trên thì một rừng đước trồng có diện tích khoảng 21.000 ha và đồng nhất về tuổi hấp thụ tổng cộng gần 8 triệu tấn CO2 từ lúc trồng cho đến khi đạt 20 tuổi. Trong suốt quá trình đó rừng cũng sinh ra hơn 5 triệu tấn O2. Nếu rừng đ ước tiếp tục tăng trưởng đến 30 tuổi th ì môi trường chung quanh được lợi vì có thêm 8.395.206,6 – 5 .157.385,9 = 3.237.820,7 tấn O2 và được lấy bớt đi 12.592.810 – 7 .736.078,8 = 4 .856.731,2 tấn CO2. Trung bình, nếu rừng đước Cần Giờ tăng trư ởng thêm 10 năm (chẳng hạn từ 20 tuổi đến 30 tuổi) thì hàng năm các vùng lân cận (như vùng trung tâm đông dân cư của Tp. HCM vào mùa gió đông - nam) được hư ởng thêm 323.782 tấn O2 và được bớt đi 485.673,12 tấn CO2. Mặc dù số lượng này không đáng kể so với bầu không khí bao la bao quanh Cần Giờ nhưng cũng là một chứng minh rằng rừng đước góp phần tích cực vào môi trường của TP. HCM và vùng láng giềng Bảng 2.2. Lượng CO2 hút vào và O2 sinh ra b ởi cây phi lao (Casuarina equisetifolia ) Tuổi (năm) Sự gia tăng lượng Sự gia tăng CO2 h ấp Sự gia tăng O2 tạo ra gỗ) tấn/ha/năm) thụ (tấn/ha/năm) (tấn/ha/năm) 1 - - - 2 - - - 5 2,934 – 3,912 4,401 – 5,868 2 ,934 – 3,912 10 4,890 – 5,868 7,335 – 8,802 4 ,890 – 5,868 15 5,868 – 7,842 8,802 – 11,736 5 ,868 – 7,824 20 6,846 – 9,780 10,269 – 14,760 6 ,846 – 9,780 25 6,846 – 9,780 10,269 – 14,670 6 ,846 – 9,780 Để sản xuất ra một tấn gỗ (để đơn giản tính tốn nhưng đồng thời sai số ở phạm vi ch ấp nhận được bằng cách xem chất gỗ được cấu tạo chỉ bởi cellulose), cây xanh đã h ấp thụ 1,63 tấn CO2 và tạo ra 1,18 tấn O2. 18
  19. Theo Nicolas P. Lansigan (1973 (d ẫn theo Lê Hu ỳnh, 1999)), để sản xuất 1 tấn gỗ, rừng đ ã hấp thụ 1,5 tấn CO2 và nhả ra 1 tấn O2. Một tấn gỗ đư ợc h ình thành tương ứng với 1,5 tấn CO2 (hút vào) và 1 tấn O2 (nhả ra) là kết quả cuối cùng giữa 2 quá trình trái ngược nhau, đó là sự quang hợp và hô h ấp. Hô hấp là quá trình biến dưỡng qua đó sự đốt cháy nguyên liệu (ở thực vật là chất đường) để cung cấp năng lượng cho cây tiêu thụ oxy và thải ra khí carbonic. Sự trồng cây xanh với mục đích loại bớt CO2 hút vào (do quang hợp) lớn hơn lượng CO2 tạo ra (do hô hấp) và lượng O2 có được nhờ quang hợp cao hơn lượng O2 dùng trong quá trình đốt cháy (Lê Hu ỳnh, 1999). Như vậy, trồng cây xanh đồng thời với hiệu quả kinh tế về khai thác nguyên liệu gỗ là quá trình cải thiện môi trường đô thị, tham gia cải thiện sự biến đổi khí CO2 và O2 và quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay trên th ế giới. Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ h ay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất nh ư SO2, chì, các monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi m ù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn. Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1983) thì một h àng rào cây xanh có kh ả năng làm giảm 85% chất chì và một hàng cây rộng 30 m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi. Một h a cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm. Bảng 2.3. Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đư ờng kính 20 cm tích lại trong 1 năm trong điều kiện nồng độ ch ì trong không khí thấp Kim loại ô nhiễm Lư ợng tích lại trong 1năm (mg /cây) Chì 452 Nickel 64 Crôm 11 Cadmium 5 Bảng 2.4: Lượng ước tính các hạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm, chiều cao 9 m, độ che phủ 30% tích lại trong 1 năm trong điều kiện nồng độ chì trong không khí th ấp Kim loại ô nhiễm Lư ợng tích lại trong 1năm (tấn) Chì 14,973 Nickel 2 ,120 Crôm 0 ,364 Cadmium 0 ,165 19
  20. Bảng 2.5. Lượng ước tính các h ạt kim loại được cây sao đen đường kính 20 cm, chiều cao 9 m, với 2 độ che tách khỏi bầu không khí ô nhiễm trong 1 năm Kim loại ô nhiễm Lượng tích lại trong 1năm (tấn) Độ che phủ 20% Độ che phủ 30% CO 108.948 163.423 NOx 96.377 144.566 O3 2 .598.006 3 .897.010 Peroxyacetylnitrate 50.284 75.426 SO2 1 .718.036 2 .577.055 Số lư ợng khí được 1 cây giữ lại (kg/năm) Loài CO NOx O3 Peroxy SO2 Hopea odorataa 0,0033725 0,00298342 0,0804224 0,0015565 0 ,0531826 (8 tháng tuổi 9 6 S= 0,148075 m2) Casuarina equisetifoliab 0,1161576 0,1027548 2,769912 0,0536112 1 ,831716 (36 tháng tuổi, H = 7,6 m R = 3,71 cm S = 10,2 m2) Tamarindus indiab 0,2323512 0,2055096 5,539824 0,1072224 3 ,663432 (36 tháng tuổi,H = 3,5 m R = 3,71 m S = 10,2 m2) Pithecellobium dulceb 0,2550912 0,2256576 6,802944 0,1177344 4 ,022592 (36 tháng tuổi, H = 5,5 m R = 6,37 cm S = 11,2 m2) Eucalyptus laib 0,2983656 0,2639388 7,114872 0,1377072 4 ,704996 (36 tháng tuổi, H = 7,3 m R = 5,89 cm S = 13,1m2) Cassia fistulab 0,7561632 0,6689136 18,031584 0,3489984 11,924112 (36 tháng tuổi, H= 6,05 m R = 5,41m S = 33,2 m2) Melia azedarachb 1,9405152 1,7166960 46,273824 0,8956224 30,600432 (36 tháng tuổi, H = 8,8 m R = 9,55 cm S = 85,2 m2) Hopea odoratac 4,9330538 4,3638533 117,63436 2,2767941 77,790464 (10 tháng tuổi, H = 9 m R = 10,03 m S = 216,59 m2) H: chiều cao 20
nguon tai.lieu . vn