Xem mẫu

Bài 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ GV: MAI XUÂN MINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ. I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MAI QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ. II. NGUỒN CỦA LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ. III. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ. I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ. 1.1. Khái niệm hoạt động thương mại: Hoạt động TM được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Mua bán hàng hóa quốc tế là việc xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đó hàng hóa được đưa ra, vào lãnh thổ VN hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực riêng theo qui định của PL. Như vậy: Hoạt động thương mai quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan. 1.2. Khái niệm thương mai quốc tế và kinh doanh quốc tế. Việt Nam: TMQT ( international trade) và KDQT (international comercer) thường được hiểu chung với nhau một nghĩa là thương mai quốc tế. Thế giới: Thương mai quốc tế: là hoạt động TMQT do các quốc gia thực hiện với nhau. Kinh doanh quốc tế: là hoạt động TMQT do các thương nhân tiến hành. 1.3. Luật kinh doanh quốc tế (luật thương mại quốc tế). Luật kinh doanh quốc tế là tổng thể các nguyên quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. tắc, các chủ thể Kinh doanh quốc tế là hoạt động có yếu tố nước ngoài: Chủ thể có quốc tịch hoặc trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. Sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh thương mại xảy ra ở nước ngoài. Đối tượng của quan hệ kinh doanh thương mại (hàng hóa, dịch vụ …) ở nước ngoài. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn