Xem mẫu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS VÕ TRỨ ------ BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ” Họ và tên : Ngày sinh : Giới tính : Nam Dân tộc : Kinh Địa chỉ : Trường THCS Võ Trứ 1 PHÒNG GD – ĐT HUYỆN TUY AN TRƯỜNGTHCS VÕTRỨ CỘNGHOÀXÃHỘICHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc Chí Thạnh, ngày 31 tháng3 năm 2015 BÀI DỰ THI “TÌMHIỂUHIẾNPHÁPNƯỚCCỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM” Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Trả lời: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể như sau: ­ Hiến pháp năm 1946, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 09/11/1946; ­ Hiến pháp năm 1959, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoá thứ nhất, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959; ­ Hiến pháp năm 1980, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980; ­ Hiến pháp năm 1992, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 (Được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội); ­ Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013. Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Trả lời: ­ Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội) thay thế Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); ­ Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương và 120 điều (giảm 01 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992). Trong đó: 2 + Giữ nguyên: 07 điều (Điều 1, 23, 49, 86, 87, 91 và 97); + Bổ sung: 12 điều (Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118); + Sửa đổi: 101 điều (Các điều còn lại). * Điều sửa đổi, bổ sung được tâm đắc nhất: Một là, phần Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi xúc tích, ngắn gọn hơn so với Hiến pháp năm 1992. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi khẳng định: "Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Từ năm 1930, dươi sư lanh đao cua Đang Công san Viêt Nam do Chu tich HôChiMinh sang lâp varen luyên, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì đôc lâp, tự do của dân tôc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng y chivà sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đôi mơi, đưa đât nươc đi lên chủ nghĩa xã hội". Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trên cơ sở phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân tộc, đề cao được quyền con người, quyền nghĩa vụ công dân. Hai là, Hiến pháp năm 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương 5, nhưng Hiến pháp sửa đổi đã đưa chế định này lên sau chương Chế độ chính trị, đặt ở Chương 2, như vậy riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Đồng thời, tên chương cũng đã có sự thay đổi, cụ thể: Ở Hiến pháp năm 1946 là Chương "Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 là Chương "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp sửa đổi Chương này có tên gọi là "Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định rằng, quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong 3 trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", theo đó Điều 16 nêu rõ: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật". Câu 3. Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Trả lời: ­ Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định:“ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. ­ Khoản 2 Điều 4 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về nhưng quyết đinh của mình”; ­ Điều 14 quy định:“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”; ­ Điều 53 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” ­ Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể hiện trách nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. ­ Điều 69 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết 4 định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.” Theo đó: ­ Công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp được quy định như sau: + Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27); + Thực hiện tham gia ý kiến đối với Dự thảo Hiến pháp, về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính (Khoản 2 Điều 110, Khoản 3 Điều 120); + Tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28); + Tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân” (Điều 29, Khoản 15 Điều 70, Khoản 13 Điều 74, Khoản 4 Điều 120). ­ Công dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện: + Thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan Nhà nước khác (Điều 6); + Thông qua hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân:“Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.” (Điều 79); “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước” (Khoản 1 Điều 115); + Thông qua vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn