Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH Nguyễn Chí Công TÓM TẮT Tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế hoạt động tranh tụng trong phiên tòa giả định luôn được khuyến khích. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các hoạt động tranh tụng trong phiên tòa giả định, qua đó tạo cơ sở hình thành, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kỹ năng pháp lý cần thiết cho sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tế dưới sự ảnh hưởng yếu tố cảm xúc thì việc tranh tụng tại phiên tòa giả định trong sinh viên chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Từ những vấn đề đó tác giả đã nghiên cứu, phân tích để đưa ra một số giải pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định ở Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Từ khóa: Cảm xúc, tranh tụng, phiên tòa giả định, ảnh hưởng. 1. Đặt vấn đề Trong làn sóng đổi mới phương pháp đào tạo tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế khoảng thời gian gần đây, phiên tòa giả định nổi lên như là một hình thức đào tạo mới theo hướng rèn luyện trực tiếp những kiến thức và kỹ năng pháp lý cần thiết cho các sinh viên chuyên ngành Luật và Luật Kinh tế đang theo học tại trường. Vì lẽ đó nên trong những khoảng thời gian gần đây, rất nhiều mô hình phiên tòa giả định đã được tổ chức, từ mô hình phiên tòa giả định trong các buổi thảo luận nhóm học tập trong các học phần, phiên tòa giả định cấp câu lạc bộ, cho đến cuộc thi Vmoot phiên tòa giả định cấp trường, nơi tạo nền tảng cho sinh viên đến với cuộc thi Vmoot cấp quốc gia để có cơ hội tranh tài với nhiều sinh viên tại các trường đại học khác. Tuy nhiên, không dễ để có thể đạt được thành công tại các phiên tòa giả định. Khi trên thực tế có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tranh luận của sinh viên trong phiên tòa giả định, khiến cho nhiều sinh viên có rất nhiều kiến thức, kỹ năng tuy nhiên lại không thể đạt được kết quả khả quan tại phiên tòa giả định. Trong số đó, yếu tố cảm xúc có lẽ là yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất đối với sinh viên. Khi  Sinh viên khoa Luật Kinh tế; Trường Đại học Luật, Đại học Huế; nchicong2502@gmail.com 46
  2. dù ít, dù nhiều, dù tích cực hay tiêu cực thì mỗi sinh viên đều sẽ có những cảm xúc của riêng họ khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa giả định. Do đó, nếu muốn đạt được kết quả theo đúng mong đợi thì sinh viên cần hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của cảm xúc. Vì vậy, tác giả đã quyết định nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao hiệu quả tranh tụng của sinh viên trong phiên tòa giả định. 2. Tổng quan về yếu tố cảm xúc Theo quan điểm của Don Hockenbury và Sandra E.Hockenbury trong cuốn sách “Khám phá tâm lý học”, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.24 Tức là để một cảm xúc được hình thành thì trước hết là phải có sự tác động của một yếu tố ngoại cảnh để con người xuất hiện sự trải nghiệm một cách chủ quan đối với sự tác động này. Qua đó, tùy thuộc vào từng vấn đề gặp phải mà não bộ sẽ tiết ra các hormone để khiến con người có những cảm xúc đối với sự tác động ngay bên trong cơ thể. Để rồi nó thông qua hành vi, biểu cảm, trạng thái của con người mà thể hiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì cảm xúc là các yếu tố bên trong, nó bao gồm sự phản ứng bằng nhiều hình thức hành vi, biểu cảm, tâm trạng, ... của con người trước tác động của ngoại cảnh tức yếu tố bên ngoài. Bàn về phân loại cảm xúc thì có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau như: Sợ hãi, giận dữ, bất ngờ, vui vẻ, buồn bã, ... Mỗi cảm xúc thì sẽ điều hướng hành động của con người, tùy thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Nhưng về cơ bản thì ta có thể sẽ phân loại thành hai nhóm cảm xúc chủ yếu. Thứ nhất: Cảm xúc tích cực: Là những cảm xúc mang đến sự thoải mái, tác động tốt lên con người. Trong đời sống hằng ngày ta nhận được những cảm xúc này thông qua tình yêu, thông qua sự tác động của những sự kiện ngoại cảnh khiến bản thân ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Trong mỗi môi trường khác nhau thì những cảm xúc tích cực nhận được sẽ có thể xuất phát từ nhiều hành động khác nhau. Tuy nhiên, tác động mà mỗi cảm xúc tích cực mang lại cho chúng ta đều giống nhau khi chúng 24 Sandra E. Hockenbury, Don H. Hockenbury (2012), Discovering Psychology, Worth Publishers. 47
  3. có xu hướng khiến con người cảm thấy yên bình, thỏa mãn, hài lòng và bình tĩnh. Do đó việc nắm giữ một cảm xúc tích cực sẽ là một chìa khóa quan trọng để ta lạc quan hơn, có thêm nhiều động lực trong việc vượt qua những khó khăn và thách thức gặp phải. Thứ hai: Cảm xúc tiêu cực: Là những cảm xúc mang đến sự khó chịu, lo âu, mất bình tĩnh và tất cả trong số đó đều gây tác động không tốt đến con người. Các cảm xúc tiêu cực vô cùng đa dạng. Nó có thể là sự giận dữ, buồn bực vì các sự kiện không theo hướng mình mong muốn. Nó có thể là sự sợ hãi, lo âu khi ta sắp làm một việc quan trọng nào đó. Nghiêm trọng hơn nữa thì nó có thể là sự thất vọng, chán nản, không muốn sống khi mọi thứ xung quanh ta đều không thể kiểm soát được, đến mức ta cảm giác như rằng ta không còn quyền quyết định trong cuộc sống nữa. Qua đây, ta có thể thấy những tác động của yếu tố cảm xúc tiêu cực đến con người trong đời sống bình thường nó có thể nghiêm trọng như thế nào. Ngay cả khi nó chỉ là một vài cảm xúc tiêu cực nhẹ thì nó cũng có thể làm gây tác động không nhỏ đến kết quả công việc mà mỗi người muốn làm. Vậy nên trái với việc cần có nhiều cảm xúc tiêu cực thì trong đời sống, con người cần phải hạn chế tối thiểu những cảm xúc tiêu cực, cũng như tác động của nó đến mình. Ngoài các yếu tố về phân loại cảm xúc thì có một điều chúng ta cũng cần bàn đến khi nói về yếu tố cảm xúc. Đó chính là về hình thức bộc lộ cảm xúc. Theo nghiên cứu của tác giả tại một số tài liệu thì có hai hình thức bộc lộ cảm xúc phổ biến. Thứ nhất: Cảm xúc chỉ bộc lộ bên trong mỗi con người. Việc này thường được biết đến với tên gọi là ẩn giấu cảm xúc. Trong trường hợp này, con người chúng ta vẫn có phản ứng lại tác động của các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, những cảm xúc mà chúng ta nhận được lại không được bộc lộ ra bên ngoài thông qua cử chỉ và hành động. Mà giữ lại ở bên trong cơ thể, cố gắng đè nén cảm xúc xuống để giữ bình tĩnh, để thể hiện rằng việc chịu sự tác động ngoại cảnh không ảnh hưởng bất cứ thứ gì lên ta cả. Điều này là tốt trong một vài trường hợp bất khả kháng, trường hợp tác động đó quá lớn khiến ta không thể nào không bận tâm để rồi ta buộc phải đè nén cảm xúc để có thể không ảnh hưởng đến công viêc. Tuy nhiên, nếu xét về lâu về dài thì chính những cảm xúc bị đè nén lại sẽ tạo ra cho chúng ta những chướng ngại tâm lý không 48
  4. hề nhỏ. Do đó hầu như việc bộc lộ cảm xúc ở bên trong mỗi con người chúng ta hầu như không được khuyến khích sử dụng, lạm dụng trong một số trường hợp. Thứ hai: Cảm xúc bộc lộ ra bên ngoài của con người. Trái với cảm xúc chỉ bộc lộ bên trong mỗi con người chúng ta thì hình thức thể hiện cảm xúc này chính là sau khi chịu tác động của ngoại cảnh, những cảm xúc chúng ta có được đều sẽ bộc lộ trực tiếp thông qua gương mặt, cử chỉ và hành động. Chính từ cách ta thể hiện cảm xúc thì nó sẽ cho phép người đối diện đoán biết được tính cách, hành động sắp diễn ra của chúng ta. Do đó, ở một vài trường hợp trong công việc khi để người khác hiểu quá nhiều về tính cách và hành động sắp diễn ra thì sẽ gây bất lợi đến chúng ta khi đối phương là đối thủ. Cho nên, việc bộc lộ cảm xúc quá nhiều ra bên ngoài cũng không phải luôn luôn được khuyến khích sử dụng trong một số trường hợp. Từ những phân tích về hình thức bộc lộ cảm xúc ta có thể thấy việc chỉ bộc lộ bên trong hay bộc lộ ra bên ngoài đều có những ưu điểm và hạn chế của riêng nó. Trong những trường hợp cụ thể thì chúng ta nên điều chỉnh hình thức bộc lộ cảm xúc cho phù hợp với mục đích hướng đến trong các mối quan hệ xã hội. 3. Yếu tố cảm xúc của sinh viên và ảnh hưởng của nó đến việc tranh tụng tại phiên tòa giả định Thông qua phân tích về cảm xúc nói chung của con người thì chúng ta đã có thể hiểu một cách tổng quát nhất về các yếu tố cảm xúc. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thì trong mỗi môi trường khác nhau, đối tượng khác nhau thì cảm xúc của các đối tượng trong đó sẽ khác nhau. Ta dễ dàng chứng mình được quan điểm này khi đặt lên bàn cân về các yếu tố cảm xúc giữa người trưởng thành đã đi làm, sinh viên đại học và học sinh cấp ba thì có sự khác biệt rất lớn trong lối suy nghĩ, cách bộc lộ cảm xúc, ... Do đó, tại mỗi thời điểm nhất định, tùy theo độ tuổi, kinh nghiệm sống, môi trường học tập và làm việc thì mỗi người sẽ có những yếu tố về cảm xúc của riêng họ. Tuy nhiên, những cảm xúc đó thường có khuynh hướng giống nhau với những đối tượng cùng nằm trong một môi trường. Vậy nên, dựa trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân khi tham gia phiên tòa giả định thì dưới đây tác giả sẽ trình bày một số đặc trưng riêng của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. 49
  5. Thứ nhất: Điều chỉnh cảm xúc tiêu cực và tích cực tại phiên tòa giả định. Ta đều biết trong mọi trường hợp ta đều luôn cố gắng có càng nhiều cảm xúc tích cực nhất và hạn chế đến mức tối thiểu về những yếu tố cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, đặc trung của phiên tòa giả định thì lại không có gì quá khác biệt đối với những phiên tòa thực tế. Tại đây mức độ căng thằng được tăng lên rất cao khi người tham gia trong các bên tranh tụng đều phải luôn đặt bản thân trong trạng thái tập trung hết sức để trả lời câu hỏi, bảo vệ quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương. Trong hoàn cảnh như vậy thì việc xuất hiện các trạng thái tâm lý tiêu cực rõ ràng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, trong trường hợp này hầu như tất cả sinh viên đều chỉ hướng đến việc hạn chế đến mức tối thiếu các ảnh hưởng của trạng thái tâm lý tiêu cực còn việc triệt tiêu hoàn toàn thì hầu như là bất khả thi đối với phần nhiều sinh viên trong trường hợp này khi họ chưa có đủ kinh nghiệm cũng như chưa có thời gian rèn luyện quá nhiều trong môi trường này. Nói về những cảm xúc tiêu cực xuất hiện phổ biến và gây tác động lớn đến hiệu quả của việc tranh tụng tại phiên tòa giả định thì có thể kể đến: Một là, cảm xúc lo âu, tự ti khi diễn ra tranh tụng tại phiên tòa giả định. Lo âu về việc liệu bản thân có làm tốt, liệu kiến thức mình chuẩn bị có tốt và còn rất nhiều sự lo lắng khác. Điều này đa phần đến từ việc sinh viên tham gia không tự tin với kiến thức mình đã tìm hiểu, họ suy diễn quá nhiều vấn đề, về tính nghiêm trọng của sự việc, từ đó dẫn đến việc tự mình dọa mình. Ngoài ra, một phần cũng đến từ việc sinh viên ít tiếp cận, tham gia vào các phiên tòa giả định trước đây, cho nên tâm lý lo âu là việc khó tránh được. Sự lo âu đó sẽ khiến cho sinh viên mất tự tin trước quan điểm mình đang bảo vệ, nếu bên đối phương tự tin hơn thì hầu như bên mất tự tin đã cầm chắc tấm vé thất bại trong tay. Bỡi lẽ đến quan điểm của họ, họ còn không tự tin thì liệu với sự không tự tin đó họ có thể thuyết phục được ai tin quan điểm của mình, trong trường hợp này rõ ràng dù quan điểm của họ có hay hơn bên đối thủ nhưng chính việc không tự tin sẽ là dấu chấm hết cho việc họ tự tay giao chiến thắng cho đối thủ. Chưa kể tâm lý lo âu còn thường đi kèm với tâm lý hỗn loạn, khi một quan điểm, một sự phản bác của đổi phương mà họ không chưa chuẩn bị trước thì đã lo lắng còn lo lắng hơn, cảm xúc hỗn loạn sẽ nhanh chóng xâm chiếm và kể từ thời điểm đó họ hầu như không còn khả năng lập luận sắc bén như ngày thường nữa. Vậy nên 50
  6. ta mới thấy, kiến thức quan trọng tuy nhiên nắm vững cảm xúc rõ ràng là một chìa khóa quan trọng để sinh viên cho ngoài khác thấy được kho tàng kiến thức của mình. Hai là, cảm xúc khó chịu, tức giận dẫn đến sự cố chấp theo đuổi một quan điểm. Cảm xúc này xuất hiện trong trường hợp những quan điểm, những lập luận mà một bên cho là đúng lại bị bên khác chối bỏ và hướng theo một chiều hướng khác trong khi chưa đưa ra dẫn chứng làm cho bên còn lại thuyết phục. Thực chất thì tâm lý này đến phần nhiều từ sự háo thắng của một bộ phận sinh viên, khi còn là những người trẻ tuổi thì cảm giác chiến thắng được người khác trong quá trình tranh luận là cảm giác nhiều người muốn hướng đến. Tuy nhiên, tranh tụng tại phiên tòa giả định thì đây là điều không được khuyến khích, có thể được xem là một điểm trừ nếu quá cố chấp tranh cãi về một vấn đề. Bởi lẽ, trong phiên tòa giả định việc của các bên tham gia tố tụng chỉ là đưa ra luận điểm bảo vệ thân chủ của mình còn lại việc xem xét mức hợp lý của lập luận thì sẽ phụ thuộc vào tòa án giả định, trọng tài giả định. Do đó, ta không cần cố gắng giải thích cho đối phương hiểu và để đối phương nhận sai, mà cái ta cần làm là đưa ra những quan điểm hợp lý nhất để phản bác lập luận đối phương và bảo vệ quan điểm của mình, việc đúng hay sai sẽ có người khác quyết định. Chưa kể đến việc khi xuất hiện cảm xúc bực tức thì rất khó để sinh viên có thể giữ bình tĩnh và trình bày những quan điểm mình đã chuẩn bị một cách hợp lý và logic nhất. Chính điều này cũng có thể làm tác động không nhỏ đến luận điểm sinh viên muốn trình bày, cũng như kết quả của phiên tòa dựa trên sự đánh giá của tòa án giả định, trọng tài giả định. Thứ hai: Cách thức bộc lộ cảm xúc tại phiên tòa giả định. Như đã phân tích về lúc nào nên sử dụng cách thức bộc lộ cảm xúc như thế nào ở phần tổng quan về cảm xúc thì theo đó chúng ta có thể thấy việc sử dụng hình thức bộc lộ cảm xúc nào phụ thuộc rất nhiều vào trong môi trường. Với môi trường tranh tụng tại phiên tòa giả định thì có có một số đặc trưng cơ bản như: Một là, môi trường mang yếu tố trang trọng. Do đó, đối với những cảm xúc mang hơi hướng tích cực như sự vui vẻ, hạnh phúc thì ta vẫn nên có để có thể làm tâm lý ta tốt hơn tuy nhiên nó thường không nên thể hiện ra ngoài mà chỉ nên bộc lộ bên trong để làm bước đà tâm lý, tiếp thêm động lực để tranh tụng tốt trong phiên tòa giả định. 51
  7. Hai là, môi trường cạnh tranh để gianh phần thắng của các bên tham gia tranh tụng khi họ phải liên tục đối đáp, phản bác lẫn nhau để bảo vệ quan điểm của mình. Với đặc trưng như vậy thì điều nên tránh nhất là cho đối phương biết mình đang nghĩ gì. Vì nếu đối phương biết mình đang nghĩ gì thì những luận điểm mình đưa ra sẽ không còn mang tính chất bất ngờ để có thể mang lại lợi thế trong quá trình tranh luận được. Do đó, những cảm xúc tiêu cực trong trường hợp này ta bắt buộc phải đè nén đến khi kết thúc phiên tòa giả định ta mới nên giải tỏa. Tuy nhiên, không phải bất kì cảm xúc nào cũng cần phải đè nén. Điển hình như cảm xúc tự tin, sẵn sáng tranh luận thì nên được thể hiện ra ngoài để một mặt gây ấn tượng đối với trọng tài giả định, tòa án giả định. Mặt khác, tạo ra thanh thế vững mạnh để có thể gây tác động tâm lý đến đối phương, nhằm mục đích hạn chế đi sự ổn định trong cảm xúc của đối phương. Qua đó, ta có thể thấy phiên tòa giả định, một mô hình của phiên tòa ngoài thực tế nó không khác gì một bàn cờ chiến lược của hai bên. Nơi mà bất cứ suy nghĩ nào bị đối phương nắm thóp thì đều có thể sẽ phải trả giả bằng thất bại chung cuộc. Từng cảm xúc, từng lập luận, từng lời nói đều có thể là một con dao hai lưỡi. Nó có thể là công cụ để ta chiến thắng đối thủ nhưng đôi khi nó cũng là công cụ để đối thủ chiến thắng ta. Vậy nên, việc nắm vững, làm chủ được các yếu tố kể trên nói chung và yếu tố cảm xúc nói riêng là rất quan trọng trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. 4. Một số giải pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. Dựa trên kết quả phân tích cũng như ý kiến khách quan thì tác giả đã có một số đề xuất cụ thể về giải pháp để hạn chế tối thiểu sự tác động của các yếu tố cảm xúc cũng như giúp đỡ sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định. Thứ nhất: Tham gia nhiều phiên tòa giả định. Thực tế đã chứng minh, không có cách thức nào làm quen tốt hơn bằng việc lặp lại. Khi mỗi sinh viên lặp đi lặp lại việc tham gia phiên tòa giả định thì qua mỗi lần kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng cũng như cách để làm chủ cảm xúc sẽ ngày một nhiều hơn. Đến một ngày nó trở thành thói quen thì bản thân mỗi sinh viên lúc này sẽ cảm thấy việc tham gia phiên tòa giả định không khác gì so với việc đi học thông thường. Mọi tâm lý, mọi cảm xúc tiêu cực sẽ 52
  8. đều được gỡ bỏ. Tạo ra một sự bình tĩnh đáng kinh ngạc trong trường hợp này. Tuy nhiên, điều này là không dễ dàng đạt được khi nó phải trải qua thời gian rất dài trước khi trở thành thói quen. Vậy nên trước mắt thì các sinh viên nên bắt đầu bằng việc tham gia càng nhiều phiên tòa giả định càng tốt để có thể tích lũy được các kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định. Thứ hai: Học tập cách làm chủ cảm xúc bản thân tại các talkshow, các hội thảo có liên quan đến vấn đề này do Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức. Bên cạnh đó cần nổ lực học tập từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy từ những cơ sở đào tạo giáo dục về vấn đề này. Nguyên nhân là bởi cảm xúc là của mỗi người và ai cũng có tuy nhiên cách để làm chủ cảm xúc thì không phải ai cũng biết. Do đó, mỗi sinh viên nếu muốn tối ưu trong việc rèn luyện cách để làm chủ cảm xúc thì trước hết họ cần có một lượng kiến thức vững vàng về vấn đề này. Từ đó mới hình thành nên cơ sở, lộ trình đúng đắn trong việc rèn luyện cách để làm chủ cảm xúc của bản thân. Thông qua đó, không chỉ biết cách hạn chế được tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố cảm xúc đến bản thân mà còn có khả năng dùng chính các yếu tố cảm xúc làm động lực để đạt được ưu thế trước đối thủ trong tranh tụng tại phiên tòa giả định Thứ ba: Tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực. Sau khi tiếp thu khiến thức thì rõ ràng việc rèn luyện là việc cần phải làm liên tục nếu các sinh viên mong muốn bản thân mình tốt hơn. Như ta đã biết các cảm xúc tiêu cực tác động xấu đến ta như thế nào do đó khi ta tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực để chừa chỗ cho những cảm xúc tích cực. Thì nó không chỉ giúp đỡ ta trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định mà nó còn gián tiếp khiến cuộc sống của mỗi sinh viên trở nên tốt đẹp hơn. Con người sẽ trở nên tử tế hơn. Việc tập từ bỏ cảm xúc tiêu cực nên được đi theo lộ trình làm quen. Đầu tiên là thử gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực rất nhỏ trong đời sống hằng ngày. Qua dần dần ta nâng mức độ những tiêu cực mà ta gạt bỏ lên cao hơn đối với những khó khăn ta gặp phải trong cuộc sống. Và đến một khoảng thời điểm mà bản thân mỗi sinh viên thấy vừa đủ thì họ có thể áp dụng thử trong phiên tòa giả định. Thông qua đó, nếu không thể gạt bỏ được tiêu cực thì mức độ chịu dựng tiêu cực của ta cũng tăng cao một cách đáng để, qua đó giảm thiểu được tác động của những yếu tố cảm xúc đến quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định. 53
  9. Thứ tư: Làm quen với việc không bộc lộ cảm xúc và hạn chế sự ảnh hưởng của nó trong một số trường hợp bất khả kháng. Mặt dù, không khuyến khích việc kiềm nén những cảm xúc tiêu cực tuy nhiên trong một trường hợp bất ngờ thì ta không thể nào triệt tiêu ngay lập tức các yếu tố tiêu cực nếu chúng quá sức chịu dựng với ta. Do đó, việc rèn luyện khả năng chịu dựng và hạn chế tác động ảnh hưởng của tiêu cực đến chúng ta cũng là một vấn đề nên được quan tâm. Việc rèn luyện chúng có thể kết hợp với phương pháp tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực. Cụ thể là khi trong quá trình tập từ bỏ cảm xúc tiêu cực, thì nếu gặp phải một vấn đề nào ta không kiềm chế được thì trước mắt ta cần tập kiềm chế cảm xúc đó lại trong khoảng thời gian ngắn, có thể là 5 phút trước khi bộc lộ ra ngoài. Những lần sau đó thì có thể càng ngày càng tăng thời gian chịu đựng lên. Tuy nhiên việc chịu dựng chỉ nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể, còn sau đó ta cần giải tỏa những tiêu cực trong lòng đi. Khi luyện tập theo phương pháp này, điều cần tránh nhất là giấu cảm xúc trong lòng và không bao giờ bộc lộ ra. Bởi lẽ điều này là phản tác dụng khi nó có sẽ mang lại sự tiêu cực càng ngày càng lớn trong cơ thể và rất dễ dẫn đến các triệu chứng tâm lý có hại cho sức khỏe về lâu về dài. 5. Kết luận Tóm lại, từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng to lớn của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định và tầm quan trọng của việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định ở Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Chính vì vậy, mỗi sinh viên khi muốn tham gia và đạt kết quả tốt từ phiên tòa giả định thì điều cần thiết là phải làm chủ được cảm xúc của bản thân thông qua học lập từ trường lớp, từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy cộng với sự nỗ lực rèn luyện của bản thân từng sinh viên. Qua quá trình đó tác giả tin chắc rằng việc sinh viên làm chủ được cảm xúc của mình không chỉ mở rộng cơ hội của sinh viên trong tranh tụng tại phiên tòa giả định mà còn là bước khởi đầu cho sinh viên trong việc chạm tay đến với cánh cửa cơ hội việc làm sau khi ra trường. 54
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sandra E. Hockenbury, Don H. Hockenbury (2012), Discovering Psychology, Worth Publishers. 2.Trần Việt Dũng (2014), Đào Tạo Luật Thông Qua Mô Hình Phiên Tòa Giả Định, NXB Đại Học Quốc Gia. 3.Daniel Goleman (1998), Working with Emotional Intelligence, Bantam Publishing. 4.Travis Bradberry, Greaves Greaves Jean (2009), Emotional Intelligence 2.0, TalentSmartPublishing. 5.Kerry Goyette (2019), The Non-Obvious Guide to Emotional Intelligence, Ideapress Publishing. 55
nguon tai.lieu . vn