Xem mẫu

  1. A DL 2110B1 - BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH 38 ĐẦU VÀO / 34 ĐẦU RA Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) cho phép điều khiển các máy móc và được cài đặt bằng cách sử dụng dãy logic để thay thế cho các bảng cơ điện truyền thống, bởi vậy, nó cho phép tiết kiệm được các rơle, bộ định thời và bộ đếm. Hơn nữa, ưu điểm chính trong việc sử dụng PLC đó là tính linh hoạt, do chúng có thể được lập trình lại, mang đặc tính công nghiệp, có thể hoạt động trong môi trường làm việc cao, độ tin cậy và an toàn cao, sử dụng công nghệ bán dẫn nên nó cho phép kết hợp xử lý tín hiệu tương tự và tín hiệu số cùng một chân vào ra. THÔNG SỐ KỸ THUẬT DL 2110B1 là một bộ điều khiển khả trình kết hợp khả năng thi hành cao và dễ sử dụng đối với những người lần đầu tiên tiếp cận với lãnh vực PLC Cấu hình cơ bản bao gồm: - 1 CPU với 24 đầu vào số và 16 đầu ra rơle - 1 môđun với 8 đầu vào số và 8 đầu ra rơle - 1 môđun với 8 đầu ra bán dẫn (Transistor) - 2 môđun với 3 đầu vào tương tự và 1 đầu ra tương tự cho mỗi môđun - 1 bộ lập trình DL PG702 Thiết bị được đặt vào một hộp và cho phép kết nối vào ra trên mặt bảng của hộp thông qua các đầu vào ra cuối. Các đầu vào ra này được ghi rõ tên thích hợp với ý nghĩa của các đầu kết nối. Thiết bị DL 2110B1 đi kèm với một bộ lập trình (DL PG702) và một màn hình nền sáng có hai dòng 16 ký tự (độ cao của ký tự là 5mm). Với thiết bị này ta có thể: - Cài đặt một chương trình mới của người sử dụng hay thay đổi nội dung đã được cài trong bộ điều khiển khả trình. - Lưu trữ chương trình trong bộ nhớ ROM - Thử nghiệm chương trình được cài đặt trong bộ điều khiển - Thiết lập cho bộ điều khiển (ví dụ: đặt địa chỉ cho các bộ phận kết nối với CPU, xóa bộ nhớ của PLC) Bàn phím 33 phím Giao diện: PPI và RS 485 Lựa chọn: DL 2110SW - Phần mềm lập trình 1
  2. A CÁC CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Tính toán số thực dấu phẩy động: Có Chức năng điều chỉnh PID Có Bộ nhớ chương trình 8 kBytes (EEPROM) tương đương 4 k mã lệnh Bộ nhớ dữ liệu 2,5k words (1 word = 2bytes) Môđun bộ nhớ EEPROM Thời gian nhớ dữ liệu khi không có pin nuôi 190 giờ Thời gian nhớ dữ liệu khi có pin nuôi 200 ngày Phần mềm lập trình STEP 7-Micro/WIN, STEP 7-Micro/DOS Thời gian xử lý cho 1024 mã lệnh 0,8 ms Merker/Bộ đếm/Bộ định thời 256/256/256 Bộ đếm tốc độ cao 1 x 2kHz, 2 x 20kHz Các bộ đếm tiến và đếm lùi Có, hoạt động cùng lúc với nhau Các ngắt chu kỳ 2 ngắt (5 … 255ms) Các ngắt cứng 4 ngắt (I0.0 … I0.3) Thời gian tác động 200 ms Đầu vào / Đầu ra , phiên bản A1 hay A2 24 đầu vào / 16 đầu ra Đầu vào / Đầu ra , phiên bản B1 hay B2 38 đầu vào / 34 đầu ra Đầu ra xung 2 x 4 kHz với khả năng tạo ngắt tần số và độ rộng xung có thể điều chế được Giao diện truyền thông 2 x RS 485 Hỗ trợ giao thức cho SS0 PPI (19.2 kbit/s) or Freeport (38.4 kbit/s) cho SS1 PPI (19.2 kbit/s) or Freeport (38.4 kbit/s) Các đồng hồ điện áp 2 Xung nhịp phần cứng Có Điện áp (giải chấp nhận được) DC AC Rơle Điện áp cung cấp: 20,4…28,8V 85…264V - Điện áp đầu vào 15…30V - - Điện áp đầu ra 24V - DC 5…30V AC250V Mức độ bảo vệ IP20 theo chuẩn IEC 529 2
  3. A MỘT SỐ MÔĐEN KHÁC ĐỂ LỰA CHỌN: DL2110B2 - BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH - 38 ĐẦU VÀO / 34 ĐẦU RA Có đặc tính về chức năng và kỹ thuật tương tự như DL 2110B1, nhưng được trang bị phần mềm DL 2110SW thay vì phần mềm DL PG702. DL 2110A1 - BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH - 24 ĐẦU VÀO / 16 ĐẦU RA Có đặc tính về chức năng và kỹ thuật tương tự như DL 2110B1, nhưng được thiết kế với CPU có 24 đầu vào và 16 đầu ra rơle và được trang bị với thiết bị lập trình DL PG702. Lựa chọn: DL 2110SW - Phần mềm lập trình DL 2110A2 - BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH - 24 ĐẦU VÀO / 16 ĐẦU RA Có đặc tính về chức năng và kỹ thuật tương tự như DL 2110A1, nhưng được trang bị với phần mềm DL 2110SW thay vì thiết bị lập trình DL PG702. 3
  4. A DL 2112 - BỘ MÔ PHỎNG ĐẦU VÀO ĐẦU RA TÍN HIỆU TƯƠNG TỰ Thiết bị mô phỏng rất quan trọng và không thể thiếu cho vận hành và tìm hiểu về các môđun tương tự của PLC. Bảng gồm 2 + 2 đầu vào, điện áp 0 – 10V và dòng điện từ 4 đến 20mA riêng từng kênh, và 4 đầu ra có dòng từ 4 – 20mA / điện áp 0-5V, biến đổi vô cấp thông qua chiết áp, dòng điện và điện áp được hiển thị trên màn hình số, chỉ thị mức đầu vào dưới dạng các gạch. Hơn nữa, 4 đầu ra được cấp nguồn bên trong PLC luôn sẵn sàng với điện áp 24Vdc/ dòng 1A. Việc kết nối với PLC có thể được thực hiện thông qua các giắc cắm và các đầu nối. Nguồn cung cấp: 1 pha 220V Phụ kiện gồm cáp nối, sách hướng dẫn và phần mềm đi kèm. DL 2113 - BỘ MÔ PHỎNG CÁC ĐẦU VÀO SỐ Bộ mô phỏng cho phép học và phân tích các kỹ năng lập trình. Nó cũng cho phép các điện áp của PLC được hiển thị trên màn hình. Bảng bao gồm 32 công tắc được chia làm 4 cột cho phép mở các đầu vào của PLC, với đèn trạng thái tín hiệu mở/tắt của các công tắc độc lập. Hơn nữa, 4 đầu ra được cấp nguồn bên trong với điện áp 24Vdc/dòng 1A luôn luôn sãng sàng. Việc kết nối với PLC có thể được thực hiện thông qua các giắc cắm và các đầu nối. Nguồn cung cấp: Nguồn 1 pha Phụ kiện gồm cáp nối, sách hướng dẫn và phần mềm đi kèm. DL 2104G - BẢNG THỬ NGHIỆM CÁC PHẦN TỬ CƠ ĐIỆN Bảng cho phép thực hiện hầu hết các cuộc thí nghiệm trên các thiết bị điện trong công nghiệp. Các phần tử có thể kết nối với phía trước mặt bảng thông qua các giắc cắm đường kính 2mm đối với các thiết bị điện áp thấp và thông qua các giắc cắm an toàn đường kính 4mm đối với bảng mạch chính. Tất cả các phần tử đều được nhận biết thông qua các sơ đồ khái quát được chỉ rõ kiểu loại và ký hiệu. Bảng bao gồm: - 1 nguồn cung cấp, 24V - 1 công tắc 2 cực, 1 – 0 – 2 - 1 Rơle nhiệt - 2 bộ định thời - 5 nút ấn - 5 đèn tín hiệu - 5 công tắc điều khiển từ xa Với một loạt các công tắc phụ phía sau mặt bảng cho phép giáo viên tạo ra các lỗi kết nối để phục vụ việc nghiên cứu và giảng dạy. Phụ kiện đi kèm gồm một hộp dây kết nối, sách hướng dẫn Nguồn cung cấp: Nguồn 1 pha CÁC PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ PLC - DL 2110A1 hay DL 2110A2 - Hoặc: DL 2110B1 hay DL 2110B2 4
  5. A DL 2120 – BỘ MÔ PHỎNG GARA ĐỂ XE 2 TẦNG Hệ thống mô tả cho một gara để xe 2 tầng, nó có khả năng mô phỏng sát thực tất cả các thao tác mà các lái xe phải thực hiện khi họ muốn sử dụng một gara tự động. Hệ thống điều khiển tự động được thực hiện bởi một PLC, chương trình quản lý các tín hiệu hiển thị các vị trí còn trống và các vị trí đã có xe đỗ, các cổng vào ra và tại bất cứ điểm đỗ nào, các tín hiệu mở/đóng cửa của cả barie vào và ra, cường độ ánh sáng tại mỗi điểm đỗ, được bật khi nhận diện được ít nhất một xe bằng các cảm biến đặc biệt, và các bộ phát hiện khói và lửa. Số lượng xe trong gara được hiển thị thông qua đèn LED, việc điều khiển đèn LED được giao cho một mạch điện tử tách biệt với PLC. Phụ kiện đi kèm gồm có cáp kết nối, sách hướng dẫn và phần mềm liên quan. Nguồn cung cấp: Nguồn 1 pha CÁC PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: PLC - DL 2110A1 hay DL 2110A2 Lưu ý: Khi các ứng dụng nâng cao được sử dụng (chu kỳ tự động/bằng tay, mô phỏng động và giám sát) thì DL 2110B1 hay DL 2110B2 PLC được đề nghị sử dụng, cùng với DL 2113. DL 2121 – MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG Hệ thống mô phỏng một ngã tư gồm 2 đường một chiều, mỗi đường được điều khiển bởi một cột đèn tín hiệu và được đi kèm với 3 lối đi bộ hành có cột đèn điều khiển. Hệ thống điều khiển tự động cột đèn giao thông được thực hiện bởi một PLC chứ không phải là một chu trình thời gian thông thường: chỉ có sự xuất hiện của tối thiểu một xe sẽ quyết định tín hiệu xanh của cột đèn tín hiệu thích hợp, cho phép các xe di chuyển giữa hai cảm biến nhận biết. Giao tiếp giữa hai cột đèn giao thông của hai đường cho phép biến đổi tín hiệu đèn xanh theo cường độ giao thông, ngay cả khi khách bộ hành muốn đi qua. Các xe hiện có trong gara được hiện thị thông qua đèn LED, việc điều khiển đèn này được giao cho một mạch điện tử tách biệt với PLC. Thiết bị đi kèm với cáp kết nối, sách hướng dẫn và phần mềm liên quan. Nguồn cung cấp: Nguồn một pha CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ: PLC - DL 2110A1 hay DL 2110A2 Lưu ý: khi các ứng dụng cao cấp được dự kiến (chu kỳ tự động và bằng tay, mô phỏng động và giám sát) thì DL 2110B1 hay DL 2110B2 PLC được đề nghị sử dụng, cùng với DL 2113. 5
  6. A DL 2122 – MÔ PHỎNG THANG MÁY Bảng mô phỏng là một thang máy 3 điểm dừng với các tiến trình xử lý thực tế. Buồng thang máy được điều khiển lên xuống tự động bởi một PLC. Di chuyển của buồng thang được hiển thị bằng các vạch đèn LED, các công tắc báo tầng và công tắc giới hạn an toàn cũng đều được hiển thị bằng đèn LED. Việc yêu cầu thang máy sẽ được thực hiện thông qua các nút ấn với tín hiệu nhấp nháy, dựa trên luật ưu tiên cơ bản và độc lập từ vị trí của buồng thang. Buồng thang và cửa các tầng đóng mở được mô phỏng bằng nút ấn. Bộ mô phỏng nút rơle nhiệt của môtơ. Tín hiệu đèn LED cho việc kích hoạt phanh điện từ của môtơ buồng thang và cho việc mở cửa các tầng. Bảng mô phỏng của panô điều khiển bên trong buồng thang: yêu cầu bằng các nút ấn có đèn sáng, có các nút STOP (dừng) và ALARM (báo động). Tại mỗi tầng và trên bảng điều khiển bên trong buồng thang đều hiển thị vị trí của buồng thang và chỉ thị việc lên xuống của buồng thang bằng các đèn LED. Mô phỏng lỗi bằng các công tắc nhỏ. Kết nối với PLC thông qua các đầu nối và giắc cắm. Nguồn cung cấp: Nguồn một pha Thiết bị đi kèm với cáp kết nối, sách hướng dẫn và phần mềm điều khiển. CÁC PHỤ KIỆN ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ: PLC - DL 2110A1 hay DL 2110A2 Lưu ý: khi các ứng dụng cao cấp được dự kiến (chu kỳ tự động và bằng tay, mô phỏng động và giám sát) thì DL 2110B1 hay DL 2110B2 PLC được đề nghị sử dụng, cùng với DL 2113. DL 2122M – MÔ HÌNH THANG MÁY Mô hình là một thang máy 3 điểm dừng thu nhỏ và được điều khiển bởi một PLC. Mô hình bao gồm: - Buồng thang lên xuống và tín hiệu đèn về vị trí tại mỗi tầng. - Tế bào quang điện nằm ở cửa của buồng thang để dừng việc đóng cửa khi phát hiện ra vật cản - Yêu cầu thang được thực hiện thông qua các nút ấn với tín hiệu nhấp nháy, dựa trên luật ưu tiên, độc lập với vị trí của buồng thang. - Động cơ kéo buồng thang và phanh điện từ - Các công tắc giới hạn giảm tốc độ của buồng thang, công tắc an toàn, công tắc của các tầng - Động cơ đóng mở cửa các tầng và động cơ đóng mở cửa buồng thang. - Rơle nhiệt bảo vệ động cơ được mô phỏng bằng các nút ấn - Buồng thang sẽ giảm tốc độ khi gần tới tầng cần dừng lại, cả chiều lên và xuống. - Mô phỏng bảng điều khiển bên trong buồng thang - Sơ đồ cài đặt trên panô - Kết nối với PLC thông qua các đầu nối và giắc cắm - Mô phỏng lỗi thông qua các công tắc nhỏ. Nguồn cung cấp: Nguồn 1 pha Mô hình đi kèm với các dây cáp kết nối, sách hướng dẫn và phần mềm điều khiển PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: PLC - DL 2110B1 hay DL 2110B2 Lưu ý: Có thể sử dụng DL 2110A1 hoặc DL 2110A2 PLC, nhưng không có tín hiệu báo yêu cầu thang máy trên bảng điều khiển bên trong buồng thang 6
  7. A DL 2124 – BĂNG TẢI Bảng cho phép mô phỏng việc di chuyển vật liệu. Hệ thống cuốn được sử dụng cho việc vận tải, chở hàng và các đống vật liệu được mô phỏng bằng các đèn LED. Tín hiệu thử luôn sẵn sàng, như: - Bộ báo chương trình lỗi - Bộ báo công tắc giới hạn - Bộ báo động sử dụng âm thanh và ánh sáng kết hợp - Bộ báo Môtơ quá tải Chương trình điều khiển tự động được thực hiện bằng một PLC, nó cũng cho phép thực hiện các hoạt động của chương trình bằng tay. Hệ thống đi kèm với sách hướng dẫn. Nguồn cung cấp: Nguồn 1 pha PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: DL 2110B1 hay DL 2110B2 - PLC DL 2123 - ĐIỀU KHIỂN MÔTƠ LỒNG SÓC Bảng cho phép thực hiện việc mô phỏng của hệ thống khởi động của các môtơ lồng sóc, được trang bị với một sơ đồ tóm tắt dễ hiểu thông qua các đầu kết nối: nút ấn, công tắc rơle nhiệt, công tắc từ và đèn tín hiệu. Hệ thống, bên cạnh bảng, dự kiến là một động cơ 3 pha không đồng bộ được cấp nguồn với nguồn hạ áp 42V, đi kèm với sách hướng dẫn và các đầu kết nối sẽ giúp cho việc kết nối với bảng mô phỏng dễ dàng hơn. Đồng hồ đo gia tốc, được kết nối với một bộ mã hóa quang, cho phép đo tốc độ góc của động cơ. Bên cạnh đó, một công tắc điện từ và một công tắc khẩn cấp cho phép ngắt đột ngột mạch cấp nguồn đề phòng sự cố quá tải hay ngắn mạch được phát hiện. Hệ thống cho phép thực hiện được các thí nghiệm sau: - Khởi động từ xa động cơ 3 pha không đồng bộ. - Đảo chiều từ xa - Khởi động từ xa với chế độ sao/tam giác - Khởi động từ xa với chiều phân cực - Khởi động từ xa với chế độ sao/tam giác kèm theo đảo chiều từ xa - Công tắc từ xa thực hiện việc phân cực cho hai tốc độ động cơ khi kết nối với Dahlander Việc điều khiển và kiểm tra được thực hiện với sự giúp sức của PLC. Sản phẩm đi kèm với sách hướng dẫn Nguồn cung cấp: Nguồn 1 chiều PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: DL 2110B1 hay DL 2110B2 - PLC 7
  8. A DL 2125 - ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU Hệ thống được thiết kế để chỉ ra kỹ thuật điều khiển logic khả trình trong việc điều khiển tốc độ động cơ kích từ độc lập. Việc điều khiển tốc độ bao gồm hai vòng điều khiển: Vòng điều khiển dòng điện động cơ với giới hạn quá dòng và vòng điều khiển tốc độ với PLC bên ngoài. Tốc độ được đo với một máy đo tốc độ góc hay với một bộ mã hóa vòng quay quang học thông qua bộ chuyển đổi tần số điện áp. Tốc độ tham chiếu được đặt bằng cách đặt bộ phân áp hay công tắc lựa chọn của điều khiển bằng PLC Bộ điều khiển PI sẽ điều biến mạch điều chế độ rộng xung để điều chỉnh điện áp nguồn bằng chuyển mạch bán dẫn. Có khả năng lập trình được độ dốc tăng tốc và giảm tốc Đồng hồ chỉ kim cho tốc độ động cơ, điện áp và dòng điện phần ứng; kết nối với PLC thông qua cút nối nay đầu nối. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT: Thiết bị được cung cấp cùng với máy là một một động cơ một chiều nam châm vĩnh cửu, một bộ đo tốc độ góc một chiều, bộ mã hóa vòng xung và một phanh tay. Nguồn cho động cơ: 48 Vdc, 5 A Tín hiệu của bộ đo tốc độ góc là 180Vdc ở tốc độ 3000 vòng/phút Nguồn cung cấp cho bảng là: 220V, 50/60 Hz Thiết bị đi kèm với cáp kết nối, tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và học viên. Có khả năng thực hiện các thí nghiệm sau: - Điều khiển tốc độ vòng mở - Điều khiển tốc độ vòng đóng - Điều khiển Tỷ lê- Tích phân (PI) - Điều khiển tốc độ với phản hồi từ bộ mã hóa. - Đo tốc độ với PLC - Lập trình tốc độ tăng tốc và giảm tốc - Theo dõi chu kỳ hoạt động. PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: DL 2110B1 hay DL 2110B2 - PLC DLIN 7025 – oscilloscope, 20 MHz 8
  9. A DL 2314 - THIẾT BỊ GIẢNG DẠY VỀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH Thiết bị giảng dạy bao gồm: Một bảng giảng dạy với một bình điều áp và một loạt các cảm biến và các cơ cấu chấp hành cho việc điều khiển mức, áp suất, nhiệt độ và dòng chảy; một môđun điều khiển bao gồm cả mạch giao diện với các cảm biến và các cơ cấu chấp hành, luật điều khiển ON/OFF, luật điều khiển tỷ lệ vi-tích phân (PID). Ngoài ra, có thể kết nối thiết bị giảng dạy này với một bộ điều khiển quá trình dựa trên nền vi xử lý, một bộ ghi chép tiến trình, một bộ điều khiển logic khả trình (PLC) hay một máy tính cá nhân bằng phần mềm và môđun giao tiếp phù hợp. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT Dung tích bình điều áp: khoảng 5 lít Cảm biến áp suất Dung tích thùng đựng nước: khoảng 20 lít - Áp kế đo độ giãn Cảm biến nhiệt độ: - Áp kế đọc trực tiếp - Cảm biến nhiệt điện trở: Pt 100 Bơm tuần hoàn: 6 lít / phút, điện áp 12V, dòng 1,5A - Nhiệt kế lưỡng kim hiển thị trực tiếp giá trị Van được điều khiển bởi môtơ Cảm biến mức 4 van điều khiển bằng tay - Biến đổi vi sai tuyến tính Bộ đun nước: 48V, 200W - Cảm biến ON/OFF Van an toàn được đặt là 2,4 bar Cảm biến dòng chảy Bộ khống chế nhiệt an toàn - Lưu lượng kế, 8000 xung / lít Hệ thống ống dẫn: làm bằng đồng thau. - Lưu lượng kế, hiện thị trực tiếp giá trị PHỤ KIỆN ĐỀ NGHỊ: DL 2314C Bộ điều khiển quá trình DL 2314R Bộ ghi nhận DL 2110B1 hay DL 2110B2 PLC DL 2110SW Phần mềm lập trình cho PLC DL 1993 Môđun giao tiếp DL 2314SW Phần mềm điều khiển và mô phỏng Máy tính cá nhân tương thích IBM MỘT VÀI THÍ NGHIỆM CÓ THỂ THỰC HIỆN: - Nghiên cứu các cảm biến nhiệt, áp suất, dòng chảy và mức - Nghiên cứu đặc tính của bơm và động cơ bơm - Nghiên cứu đặc tính của tiến trình tĩnh và các hằng số thời gian - Điều khiển vòng kín với mức, ON-OFF, P, PI, PD và PID - Điều khiển vòng kín với dòng chảy, P, PI, PD và PID - Điều khiển vòng kín với nhiệt độ, ON-OFF, P, PI, PD và PID - Điều khiển ON-OFF với mức thông qua cảm biến áp suất. 9
nguon tai.lieu . vn