Xem mẫu

  1. 6 YÊU CẦU QUAN TRỌNG KHI CHỐT SALES TRONG KỸ NĂNG BÁN HÀNG Chữ duyên trong nghệ thuật bán hàng
  2. 1. Bạn phải tích cực, nhiệt tình, háo hức khi kết thúc bán. Tâm trạng phải dễ gây cảm hứng. Khi khách hàng thấy rõ bạn thật sự khao khát thực hiện việc bán hàng thì khát khao đó sẽ tác động tích cực lên hành vi của họ. 2. Nắm rõ yêu cầu của khách hàng. Bằng cách đặt câu hỏi và lắng nghe, bạn sẽ biết chính xác điều khách hàng muốn và cần từ sản phẩm của bạn.
  3. 3. Khách hàng phải hiểu đề nghị của bạn và các giá trị họ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ phải hiểu rõ những gì sản phẩm đó có thể thay đổi và nâng cao đời sống hoặc công việc của họ. 4. Khách hàng phải tin tưởng và yêu tâm về bạn. Đó phải là mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp. Hơn nữa, khách hàng phải đặt niềm tin vào công ty bạn và tin họ sẽ hứa hẹn với bạn. 5. Khách hàng phải mong muốn được hưởng lợi từ lời đề nghị của bạn. Họ phải muốn thứ bạn bán. Thật vô ích khi cố gắng kết thúc bán hàng nếu khách hàng không thật sự thích thư những lợi ích mà các sản phẩm và dịch vụ của bạn mang lại. 6. Sản phẩm phải phù hợp với khách hàng, lý tưởng cho nhu cầu của họ và họ đủ khả năng chi trả. Phải cho khách hàng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ này là xác đáng tại thời điểm đó. Khi đã thực hiện đủ sáu yêu cầu trên, bạn hãy tự tin chuyển sang phần CHỐT SALES. Nếu có một phần nào đó còn chưa hoàn thiện, khách hàng sẽ từ chối mua hàng.
  4. Chữ duyên trong nghệ thuật bán hàng Trong cuộc sống, chữ duyên được nhắc đến như một bí quyết gây cảm tình của con người trong giao tiếp, trong quan hệ với cộng đồng, và trong cả tình yêu đôi lứa. Nhưng cái duyên bán hàng, trong thời đại cạnh tranh gay gắt – đang trở thành một chiếc chìa khoá vàng cho sự thành công và phát triển của những nhà kinh doanh, ở mọi quy mô và lĩnh vực. Cái “duyên” ở đây là một nghệ thuật, kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có được chứ không đơn giản chỉ là sự duyên dáng khéo léo trời cho.
  5. Duyên bán hàng không phải bẩm sinh. Thực tế là mỗi khi ra chợ hay tới cửa hàng, chúng ta thường thích lựa chọn mua sản phẩm của người bán hàng tận tình, niềm nở và có văn hoá. Người bán hàng thân thiện tạo cho khách hàng một cảm giác tin tưởng, một sự thoải mái và cảm hứng mua hàng. Nhiều người sau khi được phục vụ tận tình và trò chuyện vui vẻ với người bán, đã trở thành khách hàng quen thuộc và là người quảng cáo nhiệt tình cho cửa hàng hay sản phẩm của công ty. Những người có kỹ năng bán hàng thành công đó, hay được người Việt Nam gọi một cách trìu mến là: “Có duyên bán hàng”. Đúng như định luật bảo toàn năng lượng: “Không có thứ gì tự sinh ra và tự mất đi, mà chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Mỗi người bán hàng muốn nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình, muốn trở thành một người bạn đáng tin cậy của khách hàng, nhất thiết phải qua một quá trình học tập rèn luyện lâu dài. Duyên bán hàng” là cái để phân biệt kỹ năng với nghệ thuật bán hàng. Có người đi học nào là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng chốt bán, kỹ năng giải phóng tồn kho... mà hàng vẫn”ế”. Mấu chốt là ở chữ Duyên chăng? Cái chữ đầy màu sắc tâm linh, nhưng rất thực tế. Khi kỹ năng thành thục đến độ ngấm vào máu, truyền vào tim, xông lên óc.. thì biến thành nghệ thuật. Tất nhiên cần kết hợp với tố chất thiên bẩm, khả năng hấp thụ nữa. Chúng ta vốn là người mua trước khi trở thành kẻ bán. Nhớ lại xem, tại
  6. sao chúng ta muốn mua món hàng đó, ta tìm nó ở đâu, ta chọn lựa thế nào, khi nào ta quyết định?… Người bán hàng có thực sự quan tâm đến quy trình mua của khách hàng không, hay suốt ngày khoe hàng mình có cái này, cái kia…Cứ giương “cung” bắn lộ liễu sẽ làm đàn “chim” hoảng sợ, bay về trời…Oops, thấy “hoang mang style”, đói kém, ngửa mặt kêu “Trời ơi, sao không thương con!” Một chiếc chìa khoá rơi xuống đầu, trên có ghi ”Khách hàng là thượng đế, vì ta cũng muốn thế” Theo một cuộc điều tra từ các doanh nhân thành công về việc bán hàng thì người bán hàng “có duyên” chính là người hiểu rõ được 9 bí quyết sau: 1. Bán lợi ích chứ không bán đặc điểm: Bạn đừng bao giờ tập trung quá vào việc giới thiệu đặc điểm của sản phẩm mà quên đi lợi ích, tác dụng sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng, điều này hiệu quả hơn. 2. Tìm khách hàng tiềm năng: Họ là những người quan tâm đến sản phẩm của Công ty bạn. 3. Tạo sự khác biệt: Khách hàng nhận thấy từ bạn sự khác biệt và tính ưu việt của sản phẩm đang chào bán so với sản phẩm cùng tính năng của các Công ty khác. 4. Tiếp cận trực tiếp: Tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn cả là gặp trực tiếp, hoặc giao dịch qua điện thoại.
  7. 5. Xây dựng mối quan hệ: Thân thiết với khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi giới thiệu sản phẩm. 6. Thăm dò kỹ: Hãy tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra những lời khuyên thích hợp. 7. Hãy lắng nghe: Đừng chỉ giới thiệu về sản phẩm không dứt, nên lắng nghe, trò chuyện cùng khách hàng. 8. Làm tốt công việc hậu mãi bằng cách phải biết khách hàng có thực sự hài lòng với sản phẩm; ghi chép, trả lời rõ ràng những khiếu nại, phàn nàn, luôn thoả mãn mọi thắc mắc của khách hàng. 9. Nhận biết những quan niệm sai lệch: - Chỉ những người “mồm mép” mới bán được hàng; - Hoạt động bán hàng chỉ toàn những con số; - Thăng trầm trong bán hàng là không tránh được; - Khách hàng từ chối do lỗi của người bán hàng (?); - Nghề bán hàng không có tương lai, ít cơ hội thăng tiến.
nguon tai.lieu . vn