Xem mẫu

  1. 100 triệu đồng có làm nên nghiệp lớn?
  2. Nếu chưa có đủ tiền và kinh nghiệm để “làm lớn” trong nghề cafe, lựa chọn “lướt sóng” quán mang lại vốn kinh nghiệm và tài chính quý báu để chuẩn bị cho sau này. 100 triệu đồng có làm nên nghiệp lớn? Ai đang kinh doanh sang nhượng quán? Khi bài viết trước được đưa ra, không ít người đã rất ngạc nhiên về việc hóa ra trong xã hội đang tồn tại một nghề để kiếm tiền như vậy: chuyên sang nhượng quán cafe. Nghề này dù được đề cập đến rất ít trên báo chí nhưng trên thực tế nó đã xuất hiện cách đây khoảng 6 năm và lên đỉnh cao cực thịnh khoảng 3 năm trước đây. Tất nhiên khi có quá nhiều người tham gia vào thị trường, hoạt động kinh doanh khó khăn hơn rất nhiều. Ban đầu, nhiều “tay mơ” cũng có thể kiếm được bộn tiền, thế nhưng ở thời điểm kinh tế khó khăn, không nhiều người dể mở hầu bao hay muốn kinh doanh và thực tế người dân bây giờ cũng đã khôn
  3. ngoan hơn, làm được nghề không hề dễ dàng. Để làm được nghề, chắc chắn người làm phải có chút hiểu biết về nghề cafe cũng như đã quen thuộc với cách thức làm sao để quảng cáo và thuyết phục khách mua lại quán của mình. Thực tế cho thấy chủ yếu dân trong nghề cafe và một số người có mối quan hệ với người làm cafe hoặc chút ít hiểu biết về nghề này tham gia làm. Chính nhiều chủ quán cafe sau khi đã đưa được quán của họ đi vào ổn định và mang lại doanh thu đều lại muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi và thử sức mình bằng cách đi kiếm mặt bằng mới, sang sửa, đưa nó vào ổn định trong khoảng vài tháng và sau đó bán lại kiếm lời. Anh Lâm, chủ một tiệm cafe lớn tại khu đường Nguyễn Chí Thanh, cho biết trong khoảng 2 năm sau khi quán riêng của anh ổn định, việc đi kinh doanh mặt bằng cafe mới trở thành một thú vui của anh. Chỉ trong 2 năm đó, anh đã sang sửa và bán lại đến khoảng 7,8 quán, nguồn tiền thu về cũng không dưới trăm triệu đồng, và theo anh cho biết, làm thêm kiếm ít tiền trà thuốc cho vui với bạn bè. Cũng có không ít nhân viên văn phòng, phiên dịch viên (ví như chị Đức trong bài viết trước), hướng dẫn viên có chút hiểu biết về nghề thử sức và có được thành công nhất định. Dù vậy, để kinh doanh tốt được một mặt hàng, hiểu biết về sản phẩm và chiến lược tiếp thị một cách tường tận kèm chút may mắn vẫn giúp đảm bảo mang lại nhiều thành công.
  4. Tại sao hình thức sang nhượng quán cafe trở nên phổ biến? Độc giả chắc chắn sẽ đặt câu hỏi: tại sao người ta chỉ hay sang nhượng quán cafe hay nói cách khác là “lướt sóng” loại hình quán này mà không phải quán kinh doanh các mặt hàng khác, quán ăn, cửa hàng quần áo? Mọi chuyện thực đơn giản, nó nằm ở cách thức vận hành một quán cafe. Hãy bắt đầu từ việc tìm mặt bằng. Kinh nghiệm cho việc tìm mặt bằng sẽ được nói đến ở phần sau. Khi đã tìm mặt bằng xong, việc trang trí hoàn toàn có thể thuê với chi phí khá rẻ. Hiện đang tồn tại một đội quân đông đảo rất nhiều sinh viên các trường kiến trúc và công ty nội thất sẵn sàng phụ trách phần trang trí với cái giá chỉ 3 đến 5 triệu để biến cái quán thành “coi được”. Tiếp đến quá trình mua quầy bar, đồ dùng để bán cafe. Với loại hình kinh doanh “lướt sóng” quán cafe, người làm làm chỉ tập trung chủ yếu vào loại quán có giá bán khoảng dưới 150 triệu và tiền nhà không cao, mặt bằng không quá lớn để tránh lỗ nặng. Điều đó đồng nghĩa với, đối tượng khách hàng hướng tới chủ yếu là khách hàng bình dân chỉ có nhu cầu thưởng thức ở mức vừa phải, họ cần một chỗ ngồi nhiều hơn. Và như vậy cũng có nghĩa, đồ dùng để chuẩn bị làm sao cho quán vận hành tốt không phải quá phức tạp và tốn kém. Tính toán của rất nhiều người đã sang nhượng quán thành công cho thấy toàn bộ dụng cụ làm và phục vụ khách như cốc, tách, ly, bình lắc, dao, máy xay, nguyên liệu, phụ gia để khởi đầu với quán bình dân không quá 5 triệu. Hơn nữa, trừ hoa quả, còn lại mọi đồ bán cafe như chè, cacao, café, siro, rượu
  5. nếu để cũng không hỏng giống như hàng ăn và tất nhiên không đối đầu với rủi ro lỗi mốt như hàng quần áo. Quan sát của người viết cho thấy đã có nhiều quán qua tay đến 6 chủ trong 1 năm mà đồ mua mới ban đầu gần như vẫn nguyên! Làm sao để khởi đầu? Trước tiên phải khẳng định một quán cafe dễ bán lại để sinh lời cũng là một quán cafe có tiềm năng kinh doanh tốt, nếu không đủ khả năng nhân lực, tài chính duy trì quán lâu dài để kinh doanh cho mình, bạn làm trước bán lại cũng đã kiếm được rồi. Vậy tiêu chí và kinh nghiệm để lựa quán cho hai loại hình này gần như giống nhau hoàn toàn. Kinh doanh sang nhượng quán cafe bình dân với tổng tiền đầu tư ban đầu chỉ vài chục triệu đồng (chị Đức trong bài viết trước đầu tư ban đầu mất khoảng hơn 60 triệu), sau nhiều lần làm, bạn sẽ có một số vốn kha khá và biết đâu khi đó bạn thừa kinh nghiệm và tài chính để mở một quán cho riêng mình. Cũng là một loại hình kinh doanh, đồng nghĩa dấn thân vào kinh doanh, khó khăn không thể tránh khỏi. Một chuyên gia sừng sỏ trong nghề hiện đang làm việc tại công ty Trung Nguyên phân tích rằng hiện nhiều người trẻ đang rất quan tâm đến kinh doanh quán cafe, tất nhiên tham vọng của tuổi trẻ rất đáng để khích lệ, tuy nhiên cuộc chơi không dành cho “tay mơ”. Người làm cần phải tính toán thật chặt chẽ nếu không thất bại khó tránh khỏi. Để mở được một quán cafe nói chung (chưa nói cụ thể đến việc để bán lại quán hay kinh doanh thực sự) người làm cần phải chú ý đến nhiều yếu tố: chi
  6. phí thuê mặt bằng, chi phí sang sửa quan, tiền điện nước, nhân công, thời gian hoàn vốn, yếu tố môi trường xung quanh, tính cách chủ nhà và thậm chí một yếu tố ít ai ngờ đến: nghề nghiệp của con cháu nhà chủ. Ngoài ra, việc tham khảo ý kiến của những người đi trước và khảo sát thị trường không thể bỏ qua. Địa điểm: Nên chọn địa điểm gần cơ quan, công sở, tuyến đường, mặt phố hay mặt ngõ, có dễ tìm và dễ nhận biết hay không. Cần chú ý đến chỗ để xe, liệu công an khu vực sở tại có quá khắt khe và có mất nhiều tiền làm luật không. Bạn cần một thời gian nhất định để lân la tìm hiểu về những vấn đề này, tất nhiên không được quá lâu bởi nếu không mặt bằng đẹp, phù hợp sẽ nhanh chóng về tay người khác. Anh Huy, chủ 2 quán cafe với tiền lãi hàng tháng thu về khoảng hơn 100 triệu tại khu Ngọc Khánh, đưa ra lời khuyên rằng bạn có thể tìm một địa điểm quán ăn đã kinh doanh thất bại để kinh doanh quán cafe vì đặc điểm mặt bằng hai loại hình này có điểm tương đồng. Chi phí thuê mặt bằng: Bạn phải tính toán sao cho nó vừa với thực trạng mặt bằng và khả năng tài chính của các bên tham gia. Hợp đồng cho thuê phải tính đến thời gian hoàn vốn, đối với một quán cafe, tối thiếu phải ký được hợp đồng từ 3 đến 5 năm và điều khoản ràng buộc khi tăng giá, đòi lại nhà một cách rõ ràng và hướng đến giải pháp có lợi cho các bên (win – win solution). Mức phạt khi hủy hợp đồng phải có lợi cho bên thuê đất và nếu trong trường hợp bắt buộc phải tăng phí thuê thì không được vượt quá 10%.
  7. Yếu tố môi trường xung quanh: Theo kinh nghiệm của nhiều người đã kinh doanh cafe, nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể thành công ở một địa điểm mà trước đó chưa từng có quán (nếu bạn thực sự giỏi). Tuy nhiên, nhìn chung, “buôn có bạn bán có phường” hãy tìm đến một tụ điểm cafe đã có từ trước đó và cố gắng làm cho mình trở thành thành viên một cộng đồng và sau đó làm cho mình khác biệt bằng chiêu thức quảng cáo, phục vụ, chất lượng đồ uống riêng. Kinh nghiệm mua đồ đạc: Đối với một quán cafe bình dân, bạn có thể tiết kiệm chi phí. Ở Hà Nội, dân trong nghề café đều rỉ tai nhau một thông tin có lẽ không nhiều người ngoại đạo biết đến: tìm mua đồ cũ các loại để kinh doanh quán ở siêu thị đồ cũ của anh Thưởng ở Hải Bối. Anh nổi tiếng trong giới kinh doanh đồ cũ với giá cả phải chăng và mặt hàng vô cùng đa dạng. Người ta ví von anh như một ông vua đồ cũ, và hóm hỉnh: “Ông đấy tài lắm, cái gì ông ấy chả nhặt, cái tăm con cũng nhặt và về ông ấy vẫn bán lại được ra tiền.” Tính cách chủ nhà và nghề nghiệp của con cháu chủ nhà: Một điều rất quan trọng khi bỏ vốn đầu tư là ai cũng sẽ phải cần khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và kiếm lời. Tuy nhiên trong nhiều kịch bản, chủ nhà sau một thời gian thấy khách thuê làm ăn được đã đòi lại để tự kinh doanh. Vậy hãy lường trước khả năng này bằng cách khéo léo tìm hiểu xem chủ nhà thực chất làm nghề gì, trình độ học vấn và nghề nghiệp của con cháu chủ nhà ra sao. Nếu con cháu chủ nhà toàn người thất nghiệp, có thể người thuê mặt bằng của họ đang trở thành “miếng mồi ngon”, hãy cứ việc xây dựng quán và uy tín cũng như có lượng khách ổn định, sau một thời gian họ sẽ bằng mọi
  8. cách hất bạn ra để bạn khỏi kinh doanh. Việc đó chẳng hề khó, đơn cử, họ sẽ “đi đêm” với một số người để khiến quán của bạn làm mất phụ tùng xe của khách, làm cho bạn không còn chỗ để xe, hoặc đơn giản gây khó dễ bằng việc điều chỉnh công tơ điện nước khiến bạn quá mệt mỏi mà bỏ cuộc. Lời khuyên cuối cùng: không thành công nào bắt đầu suôn sẻ, nếu thực sự có chí lớn với nghề, tại sao không chấp nhận học nghề, làm nhân viên trong quán cafe lớn để học hỏi kinh nghiệm? Trước khi khởi nghiệp kinh doanh, nếu không có khảo sát, nghiên cứu, bạn thực chất đang có lối suy nghĩ “sweet” (vị đường ngọt) và có thể sau này sẽ phải nếm trải thất bại và học bài học “salt” (vị muối mặn).  
nguon tai.lieu . vn