Xem mẫu

  1. 10 cách để đối mặt với áp lực tiền bạc Bạn đã bao giờ cảm thấy mệt mỏi với tiền bạc chưa? Tôi không có số liệu thống kê về việc bao nhiêu người chịu áp lực từ gánh nặng tài chính, nhưng nếu bạn đang cảm thấy đau đầu vì tiền bạc thì hãy hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất. Sau đây tôi sẽ đưa ra bốn nguyên nhân chính gây ra áp lực tiền bạn và mười mẹo nhỏ để đối mặt với nó một cách hiệu quả để có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Làm thế nào để đối diện với áp lực tiền bạc? Lý do người ta đau đầu vì tiền bạc trong những ngày này nhiều đến nỗi không kể hết được. Tỉ lệ thất nghiệp cao, bất động sản đóng băng, và giá xăng dầu leo thang bòn rút liên tục cái ví tiền của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là ý thức được rằng sự mệt mỏi chẳng qua là phản ứng của cơ thể con người đối với một tình huống hoặc một chuỗi sự kiện. Ví dụ, khi đối mặt với một tình huống khẩn cấp – như tòa nhà làm việc đang cháy hoặc một cơn lốc xoáy đang tiến đến – một vài người hóa điên lên trong khi những người khác hòan toàn bình thản và kiểm soát được tình hình. Tình huống đó xảy ra như nhau đối với mọi người, nhưng cái cách mà mỗi người nhìn nhận nó thì vô cùng khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể gạt bỏ sự mệt mỏi đó đi để suy nghĩ rõ ràng hơn và tìm ra giải pháp, dù sự việc vẫn cứ còn đấy. Có thể là bạn không bao giờ gạt bỏ được hết mọi suy tư trong cuộc đời mình, nhưng biết cách quản lý nó có thể giúp bạn xiết chặt các mối quan hệ, tăng cường sức khỏe, và tổng thể là sự hạnh phúc trong tâm hồn. Điều gì gây ra áp lực tài chính? Một khi tìm hiểu được nguyên do, bạn sẽ có thể dễ dàng đi đến giải pháp hiệu quả. 1.Chết chìm
  2. Trường hợp điển hình nhất là khi chi tiêu của bạn vượt quá mức thu nhập và bạn luôn ở trong tình trạng chới với dưới làn nước – giống như bạn đang chìm dần. Đó chắc chắn là những gì bạn cảm thấy khi cứ tiếp tục phải tiêu pha nhiều hơn những gì bạn làm ra. Bạn bắt đầu phải đi vay để bù lại, mở một thẻ ghi nợ, hay một khỏan nợ dựa trên tài sản thế chấp nhà ở. Hoặc bạn có thể phải dùng đến tài khỏan tiết kiệm hoặc về hưu để trả các hóa đơn. 2.Vừa đủ sống sót Lý do thứ hai có thể là bạn sống sót về mặt tài chính, nhưng chỉ vừa đủ nổi trên làn nước. Điều đó xảy ra khi bạn trả được hết các hóa đơn nhưng cứ làm ra bao nhiêu lại hết bấy nhiêu. Khi bạn không thể nào vượt mặt được các khỏan phải chi để tiết kiệm cho tình huống khẩn cấp hoặc cho tương lai, nó cũng gây ra áp lực tài chính. 3.Nợ nần Kể cả khi bạn trả được hết các hóa đơn và vẫn có chút tiết kiệm cho tương lai, bạn vẫn thấy khổ sở vì một số khỏan nợ và cảm giác rằng mình bị bó buộc, hay đang phí tiền để trả lãi cho người ta. 4.Phức tạp Cuối cùng là cảm giác mọi thứ trở nên quá phức tạp và vượt khỏi tầm kiểm soát của bạn. Điều này xảy ra khi bạn sống vô tổ chức, có quá nhiều tài khỏan và không có kế hoạch tài chính, hay là lần đầu tiên quản lý cuộc đời tài chính của mình. Tiền bạc và hạnh phúc Rất nhiều người lầm tưởng rằng
  3. chỉ cần giàu có và có nhiều tiền, mọi áp lực sẽ biến mất và họ sẽ vô cùng hạnh phúc. Trong một số trường hợp, kiếm ra nhiều tiền hơn là giải pháp cho các vấn đề tài chính. Nếu bạn đang thất nghiệp hoặc làm một công việc quá rẻ mạt, áp lực tài chính của bạn sẽ không rời đi cho đến khi bạn có một khoản thu nhập để dựa vào. Nhưng đối với nhiều người, có nhiều tiền hơn đơn giản khiến họ sinh ra một lối sống mà không giảm đi sự mệt mỏi hay mang lại thêm tí hạnh phúc nào. Hãy nhớ rằng không có ai nằm ngoài các vấn đề tiền bạc, kể cả những người cực kỳ giàu có. 10 mẹo để đối mặt với vấn đề tiền bạc Đa phần khi bạn tiêu dùng thông minh hơn và thay đổi cái nhìn về tình trạng của mình, tâm hồn bạn sẽ thư thái hơn. Sau đây là 10 mẹo và kỹ năng để giải tỏa những vấn đề tiền bạc 1. Thay đổi ngôn ngữ của bạn Nghe có vẻ sến nhưng giữ một thái độ lạc quan và dùng các ngôn ngữ tốt đẹp có thể giảm đi đáng kể những cơn đau đầu của bạn về tiền bạc. Không bao giờ nói rằng bạn không thể tăng được thu nhập hoặc bạn có thể cắt giảm chi tiêu. Thay vì thế, hãy nói rằng Tôi muốn tăng thu nhập hay Tôi sẽ cắt giảm chi tiêu. Một sự dịch chuyển trong ngôn ngữ là bước đầu tiên trong sự dịch chuyển tư duy của bạn. 2. Hình thành lại tư duy Cái cách mà bạn quan sát và những gì mà bạn nói về tình hình tài chính của mình có thể thay đổi cảm giác của bạn về chúng. Đổi lại, những gì bạn cảm thấy về tiền bạc của mình sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách bạn quản lý chúng và đối mặt với thử thách. Hãy nhớ rằng hành động luôn đi kèm với ý
  4. nghĩ và niềm tin. 3. Nhận ra sức mạnh của bạn Nói chung, người ta thường mệt mỏi hơn rất nhiều khi họ tin rằng tình huống này đang vượt khỏi tầm kiểm soát của họ. Đó là lý do tại sao rất nhiều người cảm thấy ngại đi máy bay. Nhưng bạn luôn có khả năng để thay đổi tiền bạc, vì vậy hãy tìm kiếm những cơ hội mà có thể giải quyết vấn đề tài chính của bạn mọi lúc mọi nơi. 4. Tập trung vào mặt tích cực. Thay vì chìm đắm trong những vấn đề tồn tại trong tình hình tài chính của mình, hãy nghĩ về những thứ mà bạn thực sự hạnh phúc vì nó. Để ý những điều tốt đẹp, nhẹ nhàng hơn với các vấn đề và quyết tâm học hỏi từ các thử thách. Rất nhiều người giữ một cuốn nhật ký thái độ để viết về những gì họ trân trọng khi mỗi ngày trôi qua. 5. Ở lại với thực tại Rất nhiều các vấn đề tài chính đến từ việc bạn cứ mãi vẽ ra những tình huống xấu xí trong tương lai. Bạn có thể thả trôi trí tưởng tượng và phóng đại tới mức mà bạn lo sợ đến toát mồ hôi. Thay vì thế hãy nghĩ rằng bạn đang ở trong thực tại, và ở thời điểm này, bạn hòan toàn có quyền kiểm soát. 6. Vứt bỏ những ý nghĩ về sự thất bại
  5. Không bao giờ tin rằng một thử thách tài chính là dấu hiệu của sự yếu kém về năng lực của mình. Bất kể tình huống của bạn là gì, hãy nhớ rằng chẳng có gì mà hàng triệu những con người khác ngòai kia chưa từng nếm trải. Kể cả những người giàu có nhất – như Donald Trump – cũng từng đi qua một chặng đường nghèo khổ, giật gấu vá vai. Bạn và gia đình có thể mạnh mẽ hơn bằng cách tích cực đối diện và giải quyết vấn đề tiền bạc. 7. Gạt bỏ stress Đôi khi hãy bỏ quên tất cả, làm cái gì đó vui vẻ cho riêng mình để tạm thời bỏ gánh nặng trên vai xuống. Ví dụ như chơi với chó con hoặc lũ trẻ, chạy bộ, có một sở thích, xem phim, nghe nhạc, hay tập yoga. 8. Tìm lời khuyên tài chính Nói chuyện với một người bạn khôn ngoan, một thành viên trong gia đình hay một chuyên gia tài chính, những người có thể chỉ ra các lựa chọn và giải pháp cho vấn đề tài chính của bạn mà có thể bạn chưa nghĩ tới. Làm việc với một người tư vấn hay lập kế hoạch tài chính là một cách khôn ngoan để đưa mọi thứ vào đúng lộ trình, bạn sẽ cảm thấy mình đang kiểm soát được tình huống và lạc quan về tương lai. 9. Giảm nợ Nếu nợ nần là vấn đề chính của bạn, hãy nghiêm túc lập ra một kế hoạch chi tiêu sao cho dư ra một khoản để có thể trả nợ nhanh nhất có thể. Cố gắng giữ
  6. tổng số nợ hàng tháng dưới 40% thu nhập bình quân. 10. Chọn sự giàu có Dùng tiền của bạn đẻ tạo ra một tương lai tài chính ổn định, thay vì tiêu pha nó vào những thứ vật chất, sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự do mà những thứ đồ chơi đắt tiền không bao giờ có thể mang lại. Bạn có thể giảm stress bằng cách mua ít đồ hơn, loại bỏ những thứ không thật sự cần và quyết tâm tiết kiệm và đầu tư ít nhất 10% thu nhập.
nguon tai.lieu . vn