Xem mẫu

  1. Ý ĐỊNH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN LÀM VIỆC CHUNG CỦA CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP TRẺ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG, VIỆT NAM Trương Đình Quốc Bảo*- Nguyễn Thị Hằng**- Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh**- 1 Lê Thị Diễm Mi**- Nguyễn Thị My My** TÓM TẮT: Không gian làm việc chung là hình thức mà người sử dụng chia sẻ không gian làm việc và các tiện ích đi kèm với các người cùng sử dụng khác. Hình thức này trở nên phù hợp với các startup đang ở trong giai đoạn triển khai ý tưởng và phát triển ban đầu. Sử dụng lý thuyết tiêu dùng cộng tác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chung của các nhà khởi nghiệp trẻ tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Với quy mô mẫu là 175 đáp viên dưới 30 tuổi được khảo sát trực tiếp tại các không gian làm việc chung, kết quả cho thấy nhân tố được truyền cảm hứng và sự thoải mái ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chung của các bạn trẻ khởi nghiệp. Nghiên cứu cho thấy các nhà khởi nghiệp trẻ bị thúc đẩy bởi các nhân tố thuộc về cảm xúc do đó nhà quản lý không gian làm việc chung cần thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm truyền cảm hứng và khuyến khích những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi tham gia nhiều hơn vào các không gian làm việc chung. Từ khoá: kinh tế chia sẻ; không gian làm việc chung; nhà khởi nghiệp; ý định sử dụng; tiêu dùng cộng tác 1. GIỚI THIỆU Thuật ngữ kinh tế chia sẻ (sharing economy) và tiêu dùng cộng tác (collaborative consumption) được đưa ra bàn luận trên khắp các diễn đàn kinh tế và thương mại điện tử trên thế giới thời gian gần đây. Mô hình này nhận được không ít lời tán dương của giới nghiên cứu và doanh nghiệp bởi không chỉ đem lại lợi nhuận cho các công ty mà đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích chung cho toàn xã hội. Sự thành công của kinh tế chia sẻ và tiêu dùng cộng tác trên thế giới đã được minh chứng qua những cái tên không mấy xa lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch (Airbnb, Couchsurfing); dịch vụ vận tải (Uber, Grab); dịch vụ chia sẻ ô tô (car2go, Zipcar); mua bán trao đổi hàng hoá (eBay, Craigslist) và các không gian làm việc chung (Factory – Berlin; WeWork – Mỹ). Các không gian làm việc chung (co-working space) đáp ứng nhu cầu về nơi làm việc của các nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam. Ở giai đoạn đầu của các dự án khởi nghiệp, việc tìm kiếm và chi trả giá thuê văn phòng định kỳ là áp lực rất lớn, vì vậy sự xuất hiện của hình thức không gian làm việc chung là một giải pháp hữu hiệu và được nhiều nhà khởi nghiệp đón nhận (NhânDân, 2017). Mặc dù không gian làm việc chung đang ngày càng chứng tỏ được giá trị của mình đối với các dự án khởi nghiệp, việc tham gia vào các không gian làm việc chung này còn gặp nhiều hạn chế, xuất phát từ cả * Faculty of Marketing, University of Economics, The University of Danang, trương Đình Quốc Bảo. Tel.: +84905915510. E-mail address: baotdq@due.udn.vn ** Faculty of Marketing, University of Economics, The University of Danang.
  2. 1112 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA hai phía là các nhà khởi nghiệp trẻ và các đơn vị chủ quản các không gian làm việc chung. Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng không gian làm việc chung không chỉ có giá trị với các đơn vị cung cấp dịch vụ không gian làm việc chung mà mang ý nghĩa tích cực đối với các đơn vị hỗ trợ phong trào khởi nghiệp của giới trẻ, trong đó có nhà quản lý chính sách của thành phố. Các nghiên cứu về ý định sử dụng các hình thức chia sẻ “không gian làm việc” đang được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm những năm gần đây (Franke & Shah, 2003; Frankenberger và cộng sự, 2013; Gandini, 2015) hầu hết là các nghiên cứu khám phá, rất ít các nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định tính chính xác của các yếu tố ảnh hưởng lên ý định sử dụng. Hơn nữa, nghiên cứu về không gian làm việc chung là một chủ đề còn mới ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng nhưng có tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn cao. Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chung (co-working space) của các nhà khởi nghiệp trẻ tại thành phố Đà Nẵng là một nghiên cứu có tính cấp bách và thời sự. Cụ thể, nghiên cứu này đặt ra một số mục tiêu như sau: Thứ nhất, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chung của những nhà khởi nghiệp trẻ. Thứ hai, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trên đến quyết định sử dụng không gian làm việc chung. Thứ ba, đưa ra các đề xuất hiệu quả giúp các nhà cung cấp không gian làm việc chung nắm bắt nhu cầu mong muốn của các nhà khởi nghiệp trẻ để xây dựng mô hình phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các nhà khởi nghiệp trẻ cũng như hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp của Đà Nẵng. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Kinh tế chia sẻ Cohen và Kietzmann (2014) mô tả kinh tế chia sẻ được mô tả như một hệ thống nơi mọi người chia sẻ tài nguyên mà họ có với nhau. Kinh tế chia sẻ bao gồm việc thu thập, cho, hoặc chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ, được phối hợp thông qua dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng (Hamari và cộng sự, 2016). Kinh tế chia sẻ ước tính trị giá 100 tỷ USD trong năm 2010 (Lamberton & Rose, 2012) và phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh doanh như thực phẩm, chỗ ở, giao thông, phương tiện giải trí (Hartl và cộng sự, 2016). Ví dụ như việc sử dụng các hình thức chia sẻ trong lĩnh vực giao thông cung cấp lợi ích kinh tế và môi trường (Cohen & Kietzmann, 2014) hay Airbnb, một mạng lưới dựa trên website cho phép mọi người chia sẻ chỗ ở (Oskam & Boswijk, 2016). Không gian làm việc chung cũng là một hình thức của kinh tế chia sẻ, ở đây cụ thể là chia sẻ “không gian làm việc”. Vậy không gian làm việc chung là gì? Không gian làm việc chung Không gian làm việc chung là không gian văn phòng được chia sẻ bởi nhiều người, những người này đang làm việc cho các công ty hoặc các dự án khởi nghiệp hay kinh doanh độc lập (ví dụ: S-HUB, Danang Co-working space, v.v). Không gian làm việc chung thường bao gồm những phòng làm việc chung với wifi, bàn làm việc, nhà ăn, phòng vệ sinh, thiết bị văn phòng như máy fax, máy in và các không gian phòng họp được chia sẻ với nhau giữa những người hoặc nhóm người/công ty tham gia không gian làm việc chung (OneEarth, 2015). Các không gian làm việc chung phát triển mạnh những năm gần đây, cụ thể, hơn 500.000 người đang sử dụng hơn 2.000 không gian làm việc chung trên toàn thế giới (Johns & Gratton, 2013). Xu hướng của chia sẻ cũng tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) kéo theo việc tự
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1113 thành lập các nhóm với các thành viên năng động và sáng tạo tạo ra các ý tưởng và sự đổi mới (Franke & Shah, 2003). Các nhóm này cần một nơi thích hợp với các cơ sở hạ tầng thích hợp và các thiết bị để hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Không gian làm việc chung là mô hình có thể đáp ứng nhu cầu các nhóm như vậy. Mô hình không gian làm việc chung được thiết kế để khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, kết nối, giao tiếp xã hội, và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp nhỏ, các nhà khởi nghiệp trẻ khởi nghiệp và người làm nghề tự do (Fuzi, 2015). 2.2. Mô hình nghiên cứu Lý thuyết giá trị tiêu dùng (Sheth và cộng sự, 1991) cho rằng ý định sử dụng (hay tiêu dùng, lựa chọn) bị ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc về giá trị chức năng, xã hội và cảm xúc. Lý thuyết về giá trị tiêu dùng giả định rằng hành vi lựa chọn bị ảnh hưởng bởi nhiều giá trị tiêu dùng độc lập, với mỗi giá trị đóng góp khác nhau trong các tình huống khác nhau. Những giá trị này đa phần bắt nguồn từ trải nghiệm của cá nhân và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ và xác định sức mạnh và xu hướng của mối quan hệ giữa người tiêu dùng và sản phẩm (Woodall, 2003). Trong ngữ cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến ý định sử dụng không gian làm việc chung. Người tham gia nhận được ba loại giá trị từ không gian làm việc chung: giá trị chức năng, giá trị xã hội và giá trị cảm xúc. Giá trị chức năng là tiện ích thu được từ khả năng thay thế về mặt chức năng, tiện dụng hoặc thể chất (Sheth và cộng sự, 1991) thường được coi là động cơ chính giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn. Nghiên cứu trước đây về các quyết định nơi chốn nêu bật tầm quan trọng của lợi ích chức năng như chất lượng trang thiết bị, kích thước, vị trí, giá và bản chất của các vùng xung quanh (Park và cộng sự, 1981); (Levy và cộng sự, 2008). Trong nghiên cứu này, giá trị chức năng tương đương với lợi ích kinh tế và không gian dịch vụ. Ngoài những cân nhắc về giá trị chức năng, các nhà khởi nghiệp trẻ còn có động cơ để sử dụng không gian làm việc chung khi cân nhắc về các giá trị xã hội Levy, Murphy, & Lee, 2008). Giá trị xã hội là tiện ích thu được từ những liên kết thay thế từ một hay nhiều nhóm xã hội cụ thể (Sheth và cộng sự, 1991). Giá trị xã hội trong nghiên cứu này là giá trị đạt được thông qua việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cá nhân khác đang làm việc trong các không gian làm việc chung và liên kết xã hội của các nhà khởi nghiệp trẻ với đồng đội của họ tại các không gian làm việc chung. Cuối cùng, giá trị cảm xúc là tiện ích nhận được từ khả năng thay thế nhằm khởi dậy cảm xúc hoặc trạng thái tình cảm được đo lường trên vài cảm xúc liên quan đến giải pháp thay thế (Sheth và cộng sự, 1991). Giá trị cảm xúc trong ngữ cảnh này đề cập đến cảm hứng làm việc mà họ được truyền hay cảm nhận được và sự thoải mái mà họ nhận được khi làm việc tại các không gian làm việc chung và khi người ta có thể thư giãn thoải mái và cảm thấy như ở nhà, và hơn thế nữa phát triển cảm giác thân thuộc và gắn bó với không gian đó. Dựa vào các lập luận kể trên, nghiên cứu đưa ra mô hình và các giả thuyết như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng không gian làm việc chung của các nhà khởi nghiệp trẻ.
  4. 1114 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Lợi ích kinh tế Tiêu dùng cộng tác và chia sẻ hàng hóa và dịch vụ nói chung thường được coi là vừa thân thiện vừa tiết kiệm (Belk, 2014; Lamberton & Rose, 2012). Do đó, tham gia vào các hình thức chia sẻ vừa hợp lý, vừa tối đa hóa hành vi tiêu dùng khi thay thế việc sở hữu độc quyền hàng hóa đó với một lựa chọn chia sẻ với chi phí thấp hơn. Moeller và Wittkowski (2010) nhấn mạnh các “hình thức chia sẻ” thường rẻ hơn các “hình thức không chia sẻ” và xem xét nhận thức về giá là một yếu tố quyết định của việc sử dụng các hình thức chia sẻ. Trong một nghiên cứu về dịch vụ chia sẻ ô tô (car sharing) và chia sẻ chỗ ở (Airbnb), Möhlmann (2015) đã chứng minh được rằng lợi ích kinh tế là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự hài lòng khi sử dụng các hình thức của kinh tế chia sẻ. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết: H1: Lợi ích kinh tế (EB) ảnh hưởng đến ý định sử dụng Không gian làm việc chung. Không gian dịch vụ Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào trải nghiệm của khách hàng khi trực tiếp tiêu thụ, sử dụng một dịch vụ (Parasuraman và cộng sự, 1985, 1988; Seiders và cộng sự, 2007). Nghiên cứu chất lượng dịch vụ và tiêu dùng là một tiền đề quan trọng để đánh giá sự hài lòng và ý định sử dụng dịch vụ (Cronin Jr & Taylor, 1992; Fornell và cộng sự, 1996). Trong bối cảnh của nền kinh tế chia sẻ, một người sử dụng có thể bị hấp dẫn bởi không gian của các không gian làm việc chung sau khi đã trải nghiệm tích cực với các dịch vụ của nó (Möhlmann, 2015). Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết: H2: Không gian dịch vụ (SS) ảnh hưởng đến ý định sử dụng Không gian làm việc chung. Quan hệ xã hội Quan hệ xã hội là nhân tố được đưa vào hàng loạt nghiên cứu khác nhau với những tên gọi khác nhau: sự gắn kết cộng đồng, cảm giác thân thuộc hay cảm giác thuộc về. Thuật ngữ ‘cộng đồng’ được dựa trên một mô hình hệ thống kết nối giữa người cư trú và cộng đồng của họ (Kasarda & Janowitz, 1974). Không gian làm việc chung là một cộng đồng, trong đó các thành viên hoạt động trong một không gian chung và chia sẻ các nguồn lực với nhau. Sự tương tác trong cộng đồng cho phép những người tham gia xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt hơn và có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần. Perkins và Long (2002) đề cập đến những kết nối xã hội ở vị trí như liên kết xã hội hoặc cảm xúc của thành viên trong một nhóm người, cũng như các kết nối cảm xúc dựa trên chia sẻ lịch sử, mối quan tâm hoặc yêu thích. Trong giả thuyết của chúng tôi, những người tham gia vào không giam làm việc chung bị thúc đẩy bởi những mối quan hệ của họ cũng có mặt tại nơi này. H3: Quan hệ xã hội (SB) ảnh hưởng đến ý định sử dụng Không gian làm việc chung. Tìm kiếm sự cộng tác Tìm kiếm sự cộng tác là mức độ mà một thành viên trong cộng đồng muốn nhận được sự ủng hộ từ các thành viên khác, những người sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hoặc thời gian với họ với những người khác cùng làm việc tại không gian làm việc chung (Baldus và cộng sự, 2014) bởi không gian làm việc chung cung cấp một cộng đồng làm việc chung với sự linh hoạt, tự chủ, và cơ hội cho sự tương tác xã hội cao hơn (Fuzi, 2015). Waters-Lynch và Potts (2016) cho rằng việc tìm kiếm và kết nối với những người có kiến thức và kĩ năng và sẵn sàng chia sẻ là một nguồn giá trị chính yếu được xác định bởi những người cùng làm việc trong các không gian làm việc chung. Vì vậy, chúng tôi đưa ra giả thuyết: H4: Tìm kiếm sự cộng tác (SA) ảnh hưởng đến ý định sử dụng Không gian làm việc chung.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1115 Được truyền cảm hứng Được xây dựng trên lý thuyết về truyền dẫn chức năng, Thrash, Maruskin, và cộng sự (2010) đề xuất rằng một người được truyền cảm hứng thì có thể đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn. Bởi vì cá nhân được truyền cảm hứng “nhìn thấy” khả năng cụ thể nên ý tưởng có thể được triển khai nhanh chóng và trực tiếp, với tương đối ít lần thử và lỗi. Thrash, Elliot, và cộng sự (2010) đã thử nghiệm những ý tưởng này bằng cách sử dụng chụp màn hình trong quá trình viết. Như dự đoán, những cá nhân được truyền cảm hứng hơn đã viết hiệu quả hơn (nghĩa là, họ giữ lại tỷ lệ cao hơn các từ mà họ đã nhập) và năng suất hơn (tức là, họ tạo ra các từ được giữ lại với tốc độ nhanh hơn). Thrash và cộng sự (2014) cũng đưa ra giả thuyết rằng mối quan hệ giữa cảm hứng và các nhân tố năng suất và hiệu quả sẽ được tạo ra ở những bối cảnh khác. Trong các không gian làm việc chung, các nhà khởi nghiệp có thể phản ánh và thảo luận ý tưởng kinh doanh của họ với những người khác bằng cách sử dụng nguồn cảm hứng tập thể từ nhau để nâng cao ý tưởng của họ (Bouncken và cộng sự, 2018). Vì vậy, giả thuyết được đưa ra đó là: H5: Được truyền cảm hứng (IN) ảnh hưởng đến việc lựa chọn Không gian làm việc chung. Sự thoải mái Sự thoải mái là một yếu tố thuộc về giá trị cảm xúc thúc đẩy hành vi tiêu dùng (Sheth và cộng sự, 1991). Sự thoải mái là một nhân tố động cơ bên trong quan trọng, có nguồn gốc từ bản chất tự nhiên của các hoạt động (Deci & Ryan, 1985; Lindenberg, 2001). Sự thỏa mái đã được coi là một yếu tố quan trọng trong các hình thức chia sẻ khác như sử dụng hệ thống thông tin (Van der Heijden, 2004) và chia sẻ thông tin trên Internet (Nov và cộng sự, 2010). Hamari và cộng sự (2016) cũng cho thấy sự thoải mái ảnh hưởng đến ý định sử dụng hình thức chia sẻ. Do đó, nghiên cứu này đề xuất: H6: Sự thoải mái (EN) ảnh hưởng đến ý định sử dụng Không gian làm việc chung. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thang đo Thang đo trong nghiên cứu này được tham khảo từ các nghiên cứu đi trước, trong đó nhân tố lợi ích kinh tế được đo bằng thang đo với 3 chỉ báo từ Bock và cộng sự (2005) và Hamari và cộng sự (2016). Tìm kiếm sự cộng tác được đo với 4 chỉ báo từ Baldus và cộng sự (2014). Không gian dịch vụ được tham khảo từ Parasuraman và cộng sự (1985); Parasuraman và cộng sự (1988); Seiders và cộng sự (2007). Quan hệ xã hội được tham khảo từ Raymond và cộng sự (2010). Thang đo được truyền cảm hứng được xây dựng bởi Thrash và Elliot (2003, 2004). Sự tận hưởng được đo bằng thang đo được phát triển bởi Van der Heijden (2004). Cuối cùng, ý định sử dụng không gian làm việc chung được đo bằng 4 chỉ báo của Bhattacherjee (2001). Kí Thành phần Chỉ báo Nguồn hiệu Tôi có thể tiết kiệm chi phí khi làm việc tại không gian làm EB1 việc chung. Lợi ích Sử dụng không gian làm việc chung đem đến cho tôi nhiều Bock và cộng sự EB2 kinh tế lợi ích về mặt tài chính. (2005) Sử dụng không gian làm việc chung có thể cải thiện tình EB3 hình tài chính của tôi.
  6. 1116 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Tôi có động lực tham gia vào không gian làm việc chung SA1 này bởi vì tôi có thể nhận được góp ý từ các người khác cũng làm việc lại không gian này. Động cơ tôi tham gia vào không gian làm việc chung này SA2 bởi vì những co-worker khác có thể sử dụng kiến thức của Tìm kiếm sự họ để hỗ trợ tôi. Baldus và cộng sự cộng tác (2014) Tôi có thể nhận được nhiều hỗ trợ của những người khác cũng SA3 làm việc trong không gian làm việc chung này. Tham gia vào cộng đồng không gian làm việc chung quan SA4 trọng với tôi bởi tôi có thể tìm câu trả lời cho vấn đề của mình. Thiết kế, các trang thiết bị của không gian làm việc chung SS1 hấp dẫn tôi. Parasuraman và Tôi nhanh chóng và dễ dàng truy cập vào các dịch vụ mà cộng sự (1985); SS2 Không gian không gian làm việc chung cung cấp. Parasuraman và dịch vụ Dịch vụ chăm sóc khách hàng của không gian làm việc cộng sự (1988) SS3 chung đáp ứng được các nhu cầu của tôi. Seiders và cộng Tôi tin rằng đơn vị quản lý không gian làm việc chung hiểu sự (2007) SS4 được được các nhu cầu từ khách hàng của họ. Tôi tham gia vào nơi này bởi vì những người tôi quan tâm SB1 có mặt ở đó. Mối quan hệ mà tôi có với những người ở nơi này rất quan SB2 Quan hệ xã trọng với tôi. Raymond và cộng hội Nếu những người tôi quan tâm rời khỏi nơi này, tôi có thể sẽ sự (2010) SB3 rời đi. Nhận được sự hỗ trợ của các Coworkers khác làm tôi kết SB4 nối mạnh mẽ với nơi này. Tôi cảm thấy có cảm hứng khi làm việc tại không gian làm IS1 việc chung. Những trải nghiệm mà tôi có tại không gian làm việc chung Được truyền IS2 Thrash, Maruskin, mang lại cho tôi nhiều cảm hứng. cảm hứng Tôi được truyền cảm hứng để làm việc tại khi ở tại không và cộng sự (2010) IS3 gian làm việc chung. Tôi cảm thấy được truyền cảm hứng tại không gian làm việc IS4 chung. ENJ1 Không gian làm việc chung tạo cho tôi cảm giác thỏa mãn. Tôi cảm thấy hào hứng mỗi khi tham gia vào không gian ENJ2 làm việc chung. Van der Heijden Sự thoải mái ENJ3 Tôi thấy vui vẻ khi làm việc tại không gian làm việc chung. (2004) Tôi cảm thấy làm việc tại không gian làm việc chung rất thú ENJ4 vị. ENJ5 Không gian làm việc chung mang đến cho tôi sự thoả mái.
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1117 Tôi mong đợi được tham gia vào không gian làm việc chung INT1 trong tương lai. Ý định sử Tôi có thể thấy bản thân mình tham gia nhiều hơn vào INT2 dụng không không gian làm việc chung trong tương lai. Bhattacherjee gian làm việc INT3 Tôi có thể thấy bản thân mình đang gia tăng sự tham gia của (2001) chung tôi vào không gian làm việc chung. Tôi rất có thể thường xuyên tham gia vào Không gian làm INT4 việc chung trong tương lai. Bảng 1. Thang đo các biến số nghiên cứu 3.2. Đối tượng khảo sát Các nhà khởi nghiệp trẻ Theo Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky thì Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo (Forbes, 2013). Trong cuốn sách Khởi nghiệp tinh gọn (Ries, 2011) cho rằng startup là một định chế hay tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn. Nhà khởi nghiệp thường được nhìn nhận là một cá nhân sáng tạo, người đem những ý tưởng mới về sản phẩm dịch vụ thị trường. Điểm đặc biệt phân biệt nhà khởi nghiệp với những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là khả năng chấp nhận rủi ro cao, nhất là những rủi ro về tài chính, đưa startup tăng trưởng đột phá (Black và cộng sự, 2010; Frankenberger và cộng sự, 2013). Theo Liên Hợp Quốc, theo sự thống kê nhất quán giữa các quốc gia, định nghĩa ‘trẻ’, là những người trong độ tuổi từ 15 đến 30, không ảnh hưởng đến các định nghĩa khác do các nước thành viên quy định (UN, 2013). Nhà khởi nghiệp là những người sáng lập của các công ty, dự án khởi nghiệp. Nhà khởi nghiệp thường được nhìn nhận là một cá nhân sáng tạo, người đem những ý tưởng mới về sản phẩm dịch vụ. Điểm đặc biệt phân biệt nhà khởi nghiệp với những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là khả năng chấp nhận rủi ro cao, nhất là những rủi ro về tài chính, đưa startup tăng trưởng đột phá. Nghiên cứu này thực hiện dựa trên một mẫu thuận tiện được thu thập từ 175 nhà khởi nghiệp trẻ người đã, đang và dự định sử dụng không gian làm việc chung trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Các địa điểm co- workimg tham gia khảo sát đó là: Da Nang Co-working Space (DNC), The Hub, Enouvo Space, S.Hub Đà Nẵng, Hexagon, Sông Hàn Incubator, Fablab Marker Innovation Space. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018. Để đảm bảo đúng đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu này chỉ khảo sát đáp viên là người đang thực hiện các dự án khởi nghiệp hay điều hành một công ty khởi nghiệp có độ tuổi dưới 30. Kết quả thống kê mô tả cho thấy, không gian làm việc chung Đà Nẵng Coworking Space (DNC) chiếm số lượng người trả lời nhiều nhất (90 người trả lời, chiếm 51,4%). Kết quả này là phù hợp bởi vì DNC là Không gian làm việc chung lớn nhất tại Đà Nẵng tại thời điểm đó khi sở hữu 3 tầng không gian làm việc rộng lớn, nhiều các start up, doanh nghiệp và nhóm làm việc. Phần lớn mẫu là nam giới, có 113 đáp viên là nam (chiếm 64,6 % người được khảo sát).
  8. 1118 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Các không gian làm việc chung N % N % Da Nang Co-working Space 90 51.4% Giới tính Nam 113 64.6% Enouvo Space 5 2.9% Nữ 62 35.4% Hexagon 6 3.4% Fablab 2 1.1% Độ tuổi .7) và AVE lớn hơn 0.5, do đó thang đo đạt được độ tin cậy. Gerbing và Anderson (1988) cho rằng thang đo cũng đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều cao (> .05) và giá trị phân biệt khi AVE lớn hơn bình phương tương quan giữa các nhân tố, do vậy thang đo đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định thông qua phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả cho thấy các chỉ số kiểm định mô hình ở mức chấp nhận (Chi-square= 600.107; df= 323; p=.000 0.8). Có hai giả thuyết được chấp nhận đó là H5 và H6 cho thấy ảnh hưởng của “Được truyền cảm hứng” (Beta=.461, t=3.500, p
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1119 Hệ số đường dẫn Giả thuyết Ước lượng p-value Kết luận INT
  10. 1120 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai Nghiên cứu này tuy mới ở Việt Nam, tuy nhiên có một số hạn chế. Thứ nhất, do đối tượng của nghiên cứu được kiểm soát kĩ lưỡng nhằm giới hạn đáp viên phải đang có ý tưởng khởi nghiệp và mong muốn triển khai ý tưởng này trên thực tế, vì vậy mẫu sử dụng trong nghiên cứu này còn nhỏ và chỉ triển khai tại Đà Nẵng. Các nghiên cứu tiếp theo có thể gia tăng quy mô mẫu, và thực hiện nghiên cứu tại khác địa phương khác tại Việt Nam để có kết quả có tính bao quát hơn. Thứ hai, nghiên cứu chỉ thực hiện trên đối tượng nhà khởi nghiệp trẻ tuổi, mà bỏ qua các đối tượng khởi nghiệp khác cũng có khả năng sử dụng các không gian làm việc chung. Các nghiên cứu trong tương lai nên xem xét mở rộng cho các đối tượng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baldus, B. J., Voorhees, C., & Calantone, R. (2014). Online brand community engagement: Scale development and validation. Journal of Business Research, 68(5), 978-985. doi:10.1016/j.jbusres.2014.09.035 Belk, R. (2014). You are what you can access: Sharing and collaborative consumption online. Journal of Business Research, 67(8), 1595-1600. Bhattacherjee, A. (2001). An empirical analysis of the antecedents of electronic commerce service continuance. Decision Support Systems, 32(2), 201-214. Black, E. L., Burton, F. G., Wood, D. A., & Zimbelman, A. F. (2010). Entrepreneurial Success: Differing Perceptions of Entrepreneurs and Venture Capitalists. The International Journal of Entrepreneurship and Innovation, 11(3), 189-198. Bock, G.-W., Zmud, R. W., Kim, Y.-G., & Lee, J.-N. (2005). Behavioral intention formation in knowledge sharing: Examining the roles of extrinsic motivators, social-psychological forces, and organizational climate. MIS quarterly, 29(1), 87-111. Bouncken, R. B., Laudien, S. M., Fredrich, V., & Görmar, L. (2018). Coopetition in coworking-spaces: value creation and appropriation tensions in an entrepreneurial space. Review of Managerial Science, 12(2), 385-410. Cohen, B., & Kietzmann, J. (2014). Ride on! Mobility business models for the sharing economy. Organization & Environment, 27(3), 279-296. Cronin Jr, J. J., & Taylor, S. A. (1992). Measuring service quality: A reexamination and extension. Journal of Marketing, 56(3), 55-68. Deci, E., & Ryan, R. M. (1985). Intrinsic motivation and self-determination in human behavior: Springer Science & Business Media. Forbes. (2013). What is a startup? Retrieved from https://www.forbes.com/sites/natalierobehmed/2013/12/16/what- is-a-startup/#821ca9740440 Fornell, C., Johnson, M. D., Anderson, E. W., Cha, J., & Bryant, B. E. (1996). The American customer satisfaction index: nature, purpose, and findings. Journal of Marketing, 60(4), 7-18. Franke, N., & Shah, S. (2003). How communities support innovative activities: an exploration of assistance and sharing among end-users. Research Policy, 32(1), 157-178. Frankenberger, K., Weiblen, T., & Gassmann, O. (2013). Network configuration, customer centricity, and performance of open business models: A solution provider perspective. Industrial Marketing Management, 42(5), 671-682. Fuzi, A. (2015). Co-working spaces for promoting entrepreneurship in sparse regions: the case of South Wales. Regional Studies, Regional Science, 2(1), 462-469. Gandini, A. (2015). The rise of coworking spaces: A literature review. Ephemera, 15(1), 193. Gerbing, D. W., & Anderson, J. C. (1988). An updated paradigm for scale development incorporating unidimensionality and its assessment. Journal of Marketing Research, 25(2), 186-192. Hamari, J., Sjöklint, M., & Ukkonen, A. (2016). The sharing economy: Why people participate in collaborative consumption. Journal of the Association for Information Science and Technology, 67(9), 2047-2059. Hartl, B., Hofmann, E., & Kirchler, E. (2016). Do we need rules for “what’s mine is yours”? Governance in collaborative consumption communities. Journal of business research, 69(8), 2756-2763. Johns, T., & Gratton, L. (2013). The Third Wave Of Virtual Work. Harvard Business Review, 91(1), 66-73. Kasarda, J. D., & Janowitz, M. (1974). Community attachment in mass society. American Sociological Review, 39(3), 328-339.
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1121 Lamberton, C. P., & Rose, R. L. (2012). When is ours better than mine? A framework for understanding and altering participation in commercial sharing systems. Journal of Marketing, 76(4), 109-125. Levy, D., Murphy, L., & Lee, C. K. C. (2008). Influences and Emotions: Exploring Family Decision-making Processes when Buying a House. Housing Studies, 23(2), 271-289. Lindenberg, S. (2001). Intrinsic motivation in a new light. Kyklos, 54(2‐3), 317-342. Moeller, S., & Wittkowski, K. (2010). The burdens of ownership: reasons for preferring renting. Managing Service Quality: An International Journal, 20(2), 176-191. Möhlmann, M. (2015). Collaborative consumption: determinants of satisfaction and the likelihood of using a sharing economy option again. Journal of Consumer Behaviour, 14(3), 193-207. NhânDân. (2017). Phát triển không gian làm việc chung cho khởi nghiệp. Retrieved from http://www.nhandan.org.vn/ kinhte/thoi_su/item/33040102-phat-trien-khong-gian-lam-viec-chung-cho-khoi-nghiep.html Nov, O., Naaman, M., & Ye, C. (2010). Analysis of participation in an online photo-sharing community: A multidimensional perspective. Journal of the American Society for Information Science and Technology, 61(3), 555-566. OneEarth. (2015). Local governments and the sharing economy. Retrieved from LocalGovSharingEcon.com Oskam, J., & Boswijk, A. (2016). Airbnb: The future of networked hospitality businesses. Journal of Tourism Futures, 2(1), 22-42. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1985). A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research. Journal of Marketing, 49(4), 41-50. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1988). Servqual: A multiple-item scale for measuring consumer perc. Journal of Retailing, 64(1), 12. Park, C. W., Hughes, R. W., Thukral, V., & Friedmann, R. (1981). Consumers’ Decision Plans and Subsequent Choice Behavior. Journal of Marketing, 45(2), 33-47. Perkins, D. D., & Long, D. A. (2002). Neighborhood sense of community and social capital. In Psychological Sense of Community (pp. 291-318). Boston, MA: Springer. Raymond, C. M., Brown, G., & Weber, D. (2010). The measurement of place attachment: Personal, community, and environmental connections. Journal of Environmental Psychology, 30(4), 422-434. Ries, E. (2011). The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses: How Relentless Change Creates Radically Successful Businesses: London: Penguin Group. Seiders, K., Voss, G. B., Godfrey, A. L., & Grewal, D. (2007). SERVCON: development and validation of a multidimensional service convenience scale. Journal of the Academy of Marketing Science, 35(1), 144-156. Sheth, J. N., Newman, B. I., & Gross, B. L. (1991). Why we buy what we buy: A theory of consumption values. Journal of Business Research, 22(2), 159-170. Thrash, T. M., & Elliot, A. J. (2003). Inspiration as a psychological construct. Journal of Personality and Social Psychology, 84(4), 871. Thrash, T. M., & Elliot, A. J. (2004). The Intergenerational Transmission of Fear of Failure. Personality and Social Psychology Bulletin, 30(8), 957-971. Thrash, T. M., Elliot, A. J., Maruskin, L. A., & Cassidy, S. E. (2010). Inspiration and the promotion of well-being: Tests of causality and mediation. Journal of Personality and Social Psychology, 98(3), 488. Thrash, T. M., Maruskin, L. A., Cassidy, S. E., Fryer, J. W., & Ryan, R. M. (2010). Mediating between the muse and the masses: Inspiration and the actualization of creative ideas. Journal of Personality and Social Psychology, 98(3), 469. Thrash, T. M., Moldovan, E. G., Oleynick, V. C., & Maruskin, L. A. (2014). The Psychology of Inspiration. Social and Personality Psychology Compass, 8(9), 495-510. doi:doi:10.1111/spc3.12127 UN. (2013). Definition of Youth. Retrieved from https://www.un.org/esa/socdev/documents/youth/fact-sheets/youth- definition.pdf Van der Heijden, H. (2004). User acceptance of hedonic information systems. MIS quarterly, 28(4), 695-704. Waters-Lynch, J., & Potts, J. (2016). The Social Economy of Coworking Spaces: A Focal Point Model of Coordination. Woodall, T. (2003). Conceptualising ‘Value for the Customer’: An Attributional, Structural and Dispositional analysis. Academy of Marketing Science Review, 12(1), 1-42.
nguon tai.lieu . vn