Xem mẫu

  1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TS. Dương Nguyệt Nga Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta chủ trương, hoạch định và lãnh đạo, Nhà nước pháp quyền XHCN đã dần dần được xây dựng càng ngày càng phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Qua bài viết này tác giả sẽ đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong nhận thức lý luận và thực tiễn về đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay trên 2 góc độ trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế điển hình là việc thực thi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện thực hiện Hiệp định TPP. Từ khóa: nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế 1. Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực thi TPP với quyền lực trong Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta Một trong các đặc điểm của nền kinh tế thị trường là tự do hóa thương mại. Cơ sở ra đời của tự do hoá thương mại là xuất phát từ nguyên tắc “lợi thế so sánh”, hay chính là học thuyết lợi thế tuyệt đối của A. Smith và học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo. Theo đó, tất cả các nước, kể cả các nước nghèo đều có những nguồn lực như nhân lực, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, tài chính mà họ có thể khai thác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc nước ngoài, và chúng ta có thể tận dụng thương mại hàng hoá và dịch vụ này. Nguyên tắc “lợi thế so sánh” chỉ ra rằng các nước làm giàu trước tiên bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có để tập trung sức lực vào những lĩnh vực mà 431
  2. họ có điều kiện sản xuất tốt nhất, tiếp đến bằng cách trao đổi những sản phẩm này lấy những sản phẩm mà những nước khác có thể sản xuất với những điều kiện tốt nhất. Như vậy, chính sách thương mại tự do hay chính sách đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ tự do lưu thông là làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo, tạo ra thành công, đồng thời cũng giúp thu thêm nhiều lợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện tốt nhất, với kế hoạch hoàn hảo nhất và giá thành thấp nhất. Tự do hoá thương mại là một trong những nguyên tắc hoạt động của WTO và cũng là nguyên tắc của TPP. TPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hiệp định của thế kỷ XXI, một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, đầy tham vọng, một hiệp định thương mại tự do có quy mô lớn nhất từ trước đến nay (GS.TS Hoàng Văn Châu. Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước KX01.10/11-15). TPP có 30 chương mở cửa thị trường một cách sâu rộng; tiếp cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dùng của các nước thành viên, tạo việc làm, nâng cao mức sống của người dân, mở cửa thị trường trong nước… Tuy nhiên, cùng với lợi ích của việc thực thi TPP đem lại, thực thi TPP cũng có một số tác động trái chiều đó là: Chủ quyền quốc gia bị hạn chế: Tự do hoá thương mại đi đôi với sự phụ thuộc với nước ngoài, sự tự chủ sẽ có những hạn chế nhất định. Vì vậy, việc thực thi TPP không được tính toán kỹ càng, không được tiến hành hợp lý sẽ dẫn tới yếu tố nước ngoài trong nền kinh tế là quá nhiều và quốc gia không còn có thể làm chủ được nền kinh tế của mình - nền tảng cơ bản của sự tồn tại của một quốc gia, và lúc đó bộ máy chính quyền sẽ chỉ còn quyền lực ở “vỏ” nên chủ quyền quốc gia sẽ bị hạn chế. Phát triển không bền vững: Như đã nêu ở trên, sự phụ thuộc đi cùng với tự do hoá thương mại nên trong quá trình điều hành nền kinh tế, nếu không hạn chế được sự phụ thuộc này ở mức độ hợp lý, không định hướng được nên phát triển ra sao thì nền kinh tế không còn là nền kinh tế của chúng ta, phát triển theo định hướng của chúng ta. Điều này sẽ gây ra hàng loạt hệ luỵ về môi trường, chất lượng sống của người dân phân hoá giàu nghèo mạnh… Vì vậy, dù kinh tế có phát triển thì cũng có thể sẽ không bền vững. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta chủ trương, hoạch định và lãnh đạo, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế đã dần dần được xây dựng. 432
  3. Vấn đề đặt ra là nền kinh tế này có những đặc điểm gì? Như chúng ta đã rõ, nền kinh tế đó trước hết phải có đầy đủ các dấu hiệu của nền kinh tế thị trường. Như trên đã phân tích, nền kinh tế thị trường nói chung có các đặc điểm sau: - Nền kinh tế thừa nhận và khuyến khích tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh; - Nền kinh tế thừa nhận đa dạng các hình thức sở hữu và các loại hình kinh tế; - Nền kinh tế vận hành phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế: như nguyên tắc đối xử tối huệ quốc; nguyên tắc đãi ngộ quốc gia; nguyên tắc mở cửa thị trường; nguyên tắc minh bạch hoá; nguyên tắc thương mại công bằng. Ngoài ra, tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay chính là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta so với các nền kinh tế thị trường khác. Vì vậy, nói tới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo chúng tôi, trước hết là nói tới sự tác động của các đặc điểm đó của nền kinh tế tới quyền hành pháp ấy. Trước hết, sự thừa nhận tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh đặt ra trách nhiệm của các cơ quan hành pháp phải đảm bảo các quyền của cá nhân, pháp nhân trong việc đăng ký, hoạt động kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Có thể nói rằng, hệ thống pháp luật hiện nay của nước ta (Hiến pháp 2013, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật cạnh tranh ….) đã điều chỉnh theo hướng bảo vệ các quyền trên của họ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung, không phải là không gặp các phiền toái mà các cơ quan hành pháp gây ra cho họ trong việc thực hiện các quyền tự do trên. Việc bãi bỏ một loạt các giấy phép và xây dựng cơ chế một cửa trong lĩnh vực hành pháp đã xoá bỏ được rất nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp và người dân. Thứ hai, nền kinh tế thừa nhận đa dạng các hình thức sở hữu và các loại hình kinh tế yêu cầu việc đối xử của các cơ quan hành pháp với các cá nhân và các doanh nghiệp phải công bằng không thiên vị. Đã qua rồi thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp - thời kỳ sở hữu công được coi là cành vàng lá ngọc, các doanh nghiệp nhà nước được coi là loại hình kinh tế duy nhất và được đầu tư, chỉ đạo từ chính các cơ quan hành pháp. Vấn đề đặt ra là các cơ quan hành pháp cần hoạt động ra sao để đáp ứng tình hình mới (?). Trong bối cảnh các thành phần kinh tế khác nhau với các hình thức sở hữu không giống nhau cùng tồn tại, các cơ quan hành pháp phải chuyển hướng hoạt động của mình từ việc tham gia vào điều 433
  4. hành hoạt động kinh tế sang hỗ trợ kiểm tra hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đó. Sự hỗ trợ và kiểm tra này phải được tiến hành một cách vô tư, công bằng đối với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế của chúng. Thứ ba, việc nền kinh tế vận hành phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hội nhập quốc tế và thực thi TPP sẽ đặt ra việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành pháp phải có sự thích ứng với các nguyên tắc đó. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đặt ra trách nhiệm của các cơ quan hành pháp trong quan hệ với công dân và pháp nhân nước ngoài phải ứng xử một cách công bằng không phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Nguyên tắc đối xử quốc gia đặt ra trách nhiệm của các cơ quan hành pháp trong quan hệ với công dân và pháp nhân nước ngoài phải ứng xử một cách bình đẳng như đối với công dân và pháp nhân của Việt Nam trừ những ngoại lệ do luật định. Nguyên tắc mở cửa thị trường đặt ra trách nhiệm của các cơ quan hành pháp trong quan hệ với công dân và pháp nhân nước ngoài phải đảm bảo cho việc đầu tư, kinh doanh…. của họ được đảm bảo thuận lợi trừ những ngoại lệ do luật định. Tuy nhiên, các cơ quan hành pháp có thể đề xuất theo quy định pháp luật việc áp dụng hạn chế số lượng trong một số trường hợp ngoại lệ cụ thể khi ngành sản xuất trong nước bị hoặc có nguy có bị thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng ồ ạt của hàng nhập khẩu cùng loại. Nguyên tắc thương mại công bằng đặt ra trách nhiệm của các cơ quan hành pháp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của WTO, TPP về loại bỏ các hạn chế về số lượng, cắt giảm thuế quan… Bởi vì, TPP sẽ bị méo mó nếu các cơ quan hành pháp không tuân thủ các quy định trên. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện thực thi TPP (nền kinh tế được xây dựng và phát triển theo hướng đảm bảo sự công bằng xã hội, ổn định chính trị, bảo vệ môi trường) đòi hỏi các cơ quan hành pháp phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về các chính sách trên của nhà nước. 2. Xu thế phát triển của bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong điều kiện thực thi TPP Có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến tính chất, đặc điểm, nội dung của vai trò, chức năng của nhà nước, nhưng yếu tố tác động mạnh mẽ nhất và có tính chất quyết định, đó là kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trong nền kinh tế tập trung ở nước ta, nhà nước vừa là chủ thể thực hiện hoạt động trong nền kinh tế, vừa quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, vừa tiến hành các hoạt động thực 434
  5. hiện, cung ứng dịch vụ công chủ yếu để phục vụ xã hội. Nó bao trùm mọi mặt đời sống của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế, vai trò, chức năng của nhà nước có sự thay đổi mang tính chất cách mạng. Dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội, đối với công dân, tổ chức về căn bản không thay đổi, nhưng nó thu hẹp về phạm vi thực hiện vai trò, chức năng của mình mà yếu tố quyết định xu hướng này chính là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế. Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường vận hành tốt, kinh tế - xã hội phát triển đều chấp nhận sự can thiệp hạn chế của nhà nước vào sự vận hành của kinh tế thị trường. Trên nguyên tắc, sự can thiệp của nhà nước chỉ cần thiết khi để khắc phục khiếm khuyết vốn có hoặc phái sinh của kinh tế thị trường và tạo hành lang pháp lý, điều kiện để cho kinh tế thị trường vận hành tốt theo các quy luật vốn có của nó. Một số cách diễn đạt về nguyên tắc này: “Nhà nước nhỏ xã hội lớn”, “Nhà nước gầy xã hội béo”, Nhà nước là người cầm lái chứ không phải chèo thuyền”... Trên thực tế, đây là vấn đề có tính quy luật và đã được kiểm chứng ngay ở các nước phát triển: chi phí hành chính thấp tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế. Tại Nhật Bản, trong những năm 60 của thế kỷ trước, khi chi phí hành chính và đầu tư nhà nước không vượt quá 22% GDP thì tốc độ phát triển kinh tế là 10,6% một năm. Năm 1996, chi phí hành chính và đầu tư nhà nước tăng lên 36,9% GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp xuống còn 2,2%. Tình hình như vậy cũng diễn ra ở Anh. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi chi phí hành chính và đầu tư nhà nước chiếm 32% GDP, sau đó 20 năm tăng lên là 47,2% thì tương ứng với điều đó, tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau bị sụt giảm đi hai phần ba. Từ năm 1982 đến năm 1989, khi chi phí hành chính và đầu tư nhà nước của Anh giảm xuống còn 40,75% GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đã tăng từ 2,2 lên 3,7%. (Anh Chương. Chi phí hành chính: Quá là dở. An ninh thế giới tháng 4 năm 2005). Trong quá trình cải cách bộ máy nhà nước nước ta, vai trò, chức năng của Nhà nước ngày càng được xác định đúng đắn. Nhà nước không thực hiện việc quản lý sản xuất kinh doanh, không thực hiện việc phân phối trực tiếp các sản phẩm do nền kinh tế tạo ra, tổ chức bộ máy Chính phủ tổ chức theo hướng Bộ đa ngành đa lĩnh vực… Nhưng vai trò quyết định của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với Nhà nước nói chung, chức năng của Nhà nước nói riêng không chỉ thay đổi trong lĩnh vực kinh tế mà cả các lĩnh vực khác trong hoạt động của xã hội như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phát triển, thay vì trước đây, Nhà nước tự 435
  6. thực hiện. Các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, môi trường có sự tham gia của cả xã hội, dưới sự quản lý chung, trách nhiệm bảo đảm của Nhà nước. Từ những phân tích trên, theo chúng tôi xu thế phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế và thực thi TPP, đó là: Các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp là ba quyền cơ bản của quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quyền hành pháp có vai trò trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Khác với các quốc gia xây dựng nhà nước pháp quyền dựa trên học thuyết tam quyền phân lập (quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tồn tại một cách tách biệt, kiềm chế lẫn nhau), quyền lực nhà nước ta hiện nay vẫn như xưa được xây dựng theo nguyên tắc thống nhất quyền lực. Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặc dù vậy, chúng ta cũng nghiên cứu tiếp thu những yếu tố hợp lý của nguyên tắc phân quyền. Theo đó, thực hiện sự phân công phối hợp ba nhánh quyền lực như sau: thực hiện sự phân công và kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp, toà án và viện kiểm sát thực hiện quyền tư pháp); thực hiện việc chế ước giữa các quyền (ví dụ, chính phủ có vai trò quan trọng trong hoạt động soạn thảo các văn bản pháp luật, Quốc hội có vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát Chính phủ….); thực hiện đề cao quyền lực của cơ quan dân cử (quyền lập pháp); thừa nhận sự tồn tại của ba loại cơ quan (mỗi cơ quan thực hiện một quyền lực nhà nước; thừa nhận sự độc lập của quyền tư pháp (khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân thủ theo pháp luật). Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành pháp nói riêng còn cồng kềnh, nhiều tầng lớp. Việc tuyển chọn người có tài có đức vào các vị trí của các cơ quan nhà nước còn chưa được thực hiện một cách phù hợp với yêu cầu (ví dụ, việc chạy chức, chạy quyền, nạn tham nhũng còn xảy ra nhiều). Việc tổ chức quyền lực nhà nước nói chung phải được tiến hành đúng theo quan điểm của Đảng về chức năng nhà nước trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế. Theo quan điểm đó, các cơ quan nhà nước (đặc biệt là các cơ quan hành pháp) không được can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước) về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của nhà nước. Khác với Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 đã tăng cường vai trò của Thủ tướng (thủ tướng là người đứng đầu cơ quan hành pháp nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). 436
  7. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực thi TPP, bộ máy các cơ quan hành chính cũng cần được cải cách mạnh mẽ. Trước hết, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này cũng cần được xác định lại. Một trong các nguyên tắc đó là nguyên tắc chuyên môn hoá trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ việc tổ chức bộ máy và việc xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính phải căn cứ vào chính các yêu cầu của nền kinh tế. Các đặc điểm của nền kinh tế (như đã phân tích ở trên) đòi hỏi phải được tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả (chuyển đổi từ việc chỉ đạo quản lý sang phục vụ nhân dân). Theo nguyên tắc đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ đã được sắp xếp, tổ chức lại theo hướng thu gọn đầu mối, chuyển sang quản lý vĩ mô là chủ yếu (thay vì trước kia cả vĩ mô và vi mô). Trong việc quản lý kinh tế, các cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước bỏ chức năng quản trị doanh nghiệp trước đây. Chính vì vậy, các công việc nhà nước đã tách ra khỏi các công việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, chức năng quản lý hành chính sự nghiệp cũng dần dần tách khỏi chức năng hoạt động sự nghiệp. Xu hướng xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá và cơ chế tự quản của cộng đồng đang dần được hình thành (dấu hiệu của xã hội dân sự sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển). Trong thực thi TPP, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các cơ quan hành pháp cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng tốt nhằm thực thi các chức năng và nhiệm vụ mới. Bởi vì, trong nền kinh tế này, chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế của nhà nước không còn là cấp lãnh đạo của nhà kinh doanh; họ không làm thay chức năng quản trị doanh nghiệp của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, đội ngũ công chức Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng các yêu cầu của tình hình mới. Thực tế vẫn còn tình trạng nhiều người không cần thiết trong các cơ quan hành chính; trình độ, năng lực của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế; tình trạng quan liêu, tham nhũng quá nhiều; nhiều người không muốn xoá bỏ chế độ cũ vì sợ mất đặc quyền, đặc lợi qua các khoản thu bất chính từ cơ chế “xin -cho”; quyền của cán bộ, công chức chưa gắn liền với trách nhiệm, đội ngũ quản lý kinh tế vừa thừa vừa thiếu. Thực tế ở nước ta hiện nay quyền lực nhà nước nói chung và quyền hành pháp nói riêng chưa được thực hiện đúng với các đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thực tế này xuất phát, theo chúng tôi, từ các nguyên nhân sau: Tư duy tồn tại trong nền kinh tế tập trung bao cấp chưa thực sự bị xoá bỏ; mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hoạch định một cách rõ ràng trong nhận thức và chính sách của Đảng 437
  8. và nhà nước; trình độ năng lực và phẩm chất đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo và quản lý phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Trước hết, sự ảnh hưởng của tư duy thời kỳ tập trung bao cấp trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là rất lớn. Mặc dù về mặt thể chế, chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo hướng xoá bỏ tư duy đó, song do thói quen suy nghĩ và hành xử của cán bộ, công chức mà thực tế áp dụng pháp luật trong hoạt động của các cơ quan hành pháp đã không phù hợp với yêu cầu. Đó là thói quen hành xử theo cơ chế “xin - cho”, thói quen ra mệnh lệnh đối với các nhà kinh doanh, thói quen nhìn nhận các thành phần kinh tế phi nhà nước như những thành phần kinh tế không mong muốn, thói quen can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh, thói quen hình sự hoặc hành chính hoá các quan hệ dân sự, (mặc dù điều đó là trái với pháp luật). Các thói quen này cũng khó được loại bỏ nhanh do vì kiến thức quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường thực thi TPP chưa có được một cách đầy đủ. Trong khi đó, do lợi ích cá nhân, do tham nhũng của một số không ít cán bộ, công chức trong các cơ quan hành pháp dựa vào các thói quen ấy, cho nên mặc dù biết là hành xử không đúng song họ vẫn cố tình duy trì thói quen đó. Một nguyên nhân nữa của việc duy trì các thói quen phi pháp như đã nêu là do về mặt thể chế chúng ta chưa xác định trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức trong việc hành xử theo các thói quen trên. Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế cho thấy công chức chỉ được làm cái gì mà pháp luật quy định và pháp luật bao giờ cũng quy định quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau. Trong khi đó ở chúng ta hiện nay thì quyền của công chức có nơi có chỗ là rất lớn song nghĩa vụ lại thấy quá nhỏ (hoặc trách nhiệm lại do tập thể gánh chịu - một tàn dư phổ biến của cơ chế cũ chưa được tẩy rửa về mặt thể chế). Ngay phần trách nhiệm quá nhỏ ấy cũng khó mà truy cứu bởi cơ chế giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân vẫn còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi. Thứ hai, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế chưa được hoạch định một cách rõ ràng trong nhận thức và chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể hiện ngay trong các văn kiện của Đảng, trong pháp luật của Nhà nước. Ví dụ, tính định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện trong nền kinh tế thị trường ở đây là gì (là một Đảng Cộng sản lãnh đạo); là thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chỉ đạo; hay là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; hay là cả ba yếu tố trên. Rõ ràng câu trả lời này vẫn đang chờ đợi ở các chính trị gia viết dự thảo văn kiện cho Đại hội XII và sự thông qua các văn kiện đó của Đại hội. Chính sách giải quyết các vấn đề trên trong văn kiện chắc chắn sẽ phụ thuộc vào mức độ 438
  9. các chính trị gia thể hiện các yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta trong các văn kiện đó. Việc làm rõ chính sách cơ bản trên sẽ góp phần quan trọng vào việc giải quyết các bất đồng hiện nay về việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế. Cụ thể sự bất đồng đó về các vấn đề như: thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vì sao phải có vai trò đó (hay nói một cách khác sự cần thiết ở đây xuất phát từ đâu; đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước ra sao cho phù hợp với tình hình; cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở mức độ và vi phạm ra sao; chính sách đất đai, kinh tế trang trại cần được tiến hành như thế nào; vấn đề hội nhập quốc tế thực thi TPP ra sao cho phù hợp với tình hình đất nước… Thứ ba, trình độ, năng lực của công chức chưa phù hợp với yêu cầu của đất nước trong thực thi TPP. Công tác giáo dục, đào tạo công chức vẫn còn thiên về tư tưởng chính trị (trong đó nhiều quan điểm mới chưa thực sự được thể hiện); những kiến thức cần thiết cho điều hành nền kinh tế ở cấp vĩ mô còn chưa được tập trung ở mức cần thiết. Thực tế đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay còn yếu kém nhiều về: nắm bắt chính sách pháp luật của nhà nước, về kỹ năng nghiệp vụ và tri thức khoa học về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh cần phải khắc phục những bất cập này thông qua cơ chế đào tạo cũng như tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức nhà nước trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Chương (2005). Chi phí hành chính: Quá là dở. An ninh thế giới tháng 4. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI. NXB Chính trị quốc gia. 3. GS.TS Hoàng Văn Châu. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương- kết quả đàm phán, cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước KX01.10/11-15 4. Quốc Hội Việt Nam (2014). Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1980, 1992, 2013. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 5. MUTRAP II (2007). Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 439
nguon tai.lieu . vn