Xem mẫu

  1. XU HƯỚNG TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI VIỆT Lê Thị Mộng Nghi Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Như Thảo TÓM TẮT Bài báo này tổng hợp và phân tích thực trạng tiêu dùng xanh của người Việt nhằm cung cấp cho người đọc góc nhìn tổng quan về xu hướng tiêu dùng xanh hiện nay và giúp hành vi tiêu dùng xanh thực tế được tăng cao. Tiêu dùng xanh là xu hướng của thời đại hiện nay. Muốn phát triển một nền kinh tế bền vững phải kết hợp 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Nhưng có một thực tế là vấn đề trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Xu hướng này tại Việt Nam còn gặp rất nhiều hạn chế về vốn, công nghệ, nhân lực không đáp ứng được nhu cầu thực tế cũng như ý thức người tiêu dùng chưa được nâng cao. Qua đó tác giả đã tổng hợp và đưa những kiến nghị cho Nhà nước, doanh nghiệp và người Việt thay đổi thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường và giảm thiểu một số tác động xấu đến thiên nhiên. Từ khóa: tiêu dùng xanh, người Việt, sản xuất xanh, xu hướng, bảo vệ môi trường. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, nhân loại phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Chúng ta đã và đang nhận lấy hậu quả của chính mình, đặc biệt phải kể đến đại dịch Covid vừa qua, hàng triệu người đã chết, kinh tế trì trệ, xã hội bất ổn, thất nghiệp và hàng loạt các vấn đề khác. Nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường, các nước lớn trên thế giới đã tiên phong trong lĩnh vực này và đã có những thành tựu đáng kể, đó sẽ là những bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam. “Tiêu dùng xanh” là thuật ngữ rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển như Liên Minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay các nước Nam Mỹ. Vấn đề môi trường gắn với sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội là mục tiêu hàng đầu. Theo một kết quả khảo sát ở Trung Quốc cho thấy mức độ phổ biến của tiêu dùng xanh được mô tả trong các tài liệu hiện có là không đúng bởi vì ý thức của người dân cao, nhưng hành động lại hạn chế, 48% người tiêu dùng đã mua các sản phẩm xanh trong khi 88% người được hỏi có thái độ tích cực để ngăn chặn suy thoái môi trường (Cheng Liao và cộng sự, 2010). Có một khoảng cách quá lớn giữa thái độ tích cực và hành vi thực tế khi tiêu dùng xanh. Tại Việt Nam, nhận thức của người Việt về vấn đề này ngày càng được nâng cao trong việc lựa chọn những sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi trường. Đời sống của con người gắn 2348
  2. liền với tiêu dùng, họ mua sắm để thoả mãn các nhu cầu cá nhân và đó là động lực của quá trình sản xuất. Xu hướng tiêu dùng của người dân đang có sự thay đổi rõ rệt, họ chú tâm hơn vào việc sử dụng các sản phẩm xanh - sạch với môi trường và bền vững trong mua sắm, sử dụng hàng hóa. Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam (2017), với người tiêu dùng hiện đại, chất lượng sản phẩm không dừng lại ở độ bền, mà còn phải tốt cho sức khoẻ, đồng thời bảo vệ môi trường. Khoảng 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua các sản phẩm có nguyên liệu đảm bảo thân thiện với môi trường, từ thương hiệu xanh và sạch. Điều đó cho thấy, nhu cầu tìm kiếm sản phẩm chất lượng, bền, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường hiện là xu hướng của người tiêu dùng thông thái, có ý thức và trách nhiệm với cộng đồng (Giang Ngân Nhi, 2020). Tuy nhiên, việc thúc đẩy tiêu dùng xanh là một vấn đề nan giải của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bởi hoạt động sản xuất tiêu dùng này rất tốn kém, đắt hơn so với các hoạt động sản xuất khác và họ phải đối mặt với 2 mục tiêu là lợi nhuận và tăng trưởng xanh. Ngoài ra còn có vấn đề về công nghệ để áp dụng ở Việt Nam còn rất hạn chế bởi yếu tố con người và trình độ năng lực (Quyên Lưu, 2017). Mặt khác, đại đa số người Việt vẫn còn thói quen tiêu dùng thiếu bền vững làm nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt và chất lượng môi trường suy giảm. Việc tăng cường tiêu dùng xanh và nâng cao ý thức, mở rộng các mô hình phát triển kinh doanh để giải quyết vấn đề này là hết sức cần thiết. Vì vậy, tiêu dùng xanh là xu hướng trong tương lai và cần có những chính sách phát triển rộng rãi và triệt để hơn. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Xu hướng tiêu dùng xanh của người Việt ” để trình bày bao quát về thực trạng và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tiêu dùng xanh tại Việt Nam, cụ thể chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ở phần tiếp theo. 2 THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI VIỆT Người tiêu dùng xanh là người tiêu dùng thân thiện với môi trường. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, các tập đoàn lớn như Samsung, Toyota, Unilever,... liên tục đổ bộ vào mảnh đất màu mỡ này. Mặc dù kinh tế phát triển nhưng kéo theo đó là sự suy giảm về chất lượng môi trường sống. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu: “Nâng cao ý thức, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch” (Tuyết Trinh, 2020). Tiêu dùng xanh được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực (kinh tế, du lịch, dịch vụ làm đẹp,…) nhận được rất nhiều sự quan tâm của người Việt, điều này làm thúc đẩy, kích thích các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phát triền bền vững nhưng cũng phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Theo đó, người tiêu dùng Việt bắt đầu quan tâm hơn và sống xanh bằng cách cập nhật xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên, không chỉ đơn thuần là chạy theo trào lưu mà tiêu dùng xanh đã trở thành một xu hướng tác động đến nhận thức và hành vi và dần trở thành lựa chọn sống được nhiều người hưởng ứng tích cực. Theo kết quả điều tra hiện 2349
  3. trạng nhận thức và thói quen tiêu dùng xanh tại 100 hộ gia đình phường An Cựu (thành phố Huế) cho thấy 76% người dân chưa từng nghe về tiêu dùng xanh, trong đó có 86% người dân hiểu biết đúng về tiêu dùng xanh và có hơn 50% người dân có quan tâm đến việc mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua người thân hay các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nữ giới có xu hướng quan tâm nhiều hơn nam giới (nữ giới chiếm 71,4% trong khi nam giới chiếm 59,5%) (Hà Thị Ngọc Anh, 2016). Các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch như Home Food, Hano Farm và nhiều cửa hàng trong ngành thực phẩm và nước giải khát chuyển sang kinh doanh theo xu hướng xanh (sử dụng ống hút tre hoặc inox thay cho ống hút nhựa). Theo đó, các trung tâm thương mại, siêu thị phấn đấu đến ngày 31/12/2020, 100% không dùng túi. Tại Hà Nội quyết tâm sẽ thay thế hoàn toàn túi nilon khó phân hủy, nhựa sử dụng một lần bằng các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, giảm 50% tỷ lệ bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh. Bằng những hành động cụ thể như: sử dụng lá chuối gói rau củ, thực phẩm thay túi nilon; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường, thân thiện với môi trường; 100% rác thải phát sinh từ nhà máy được thu gom, phân loại nguồn; phấn đấu đến năm 2025 không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy dùng một lần và túi nilon khó phân hủy (Bích Ngọc, 2020). Các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5% -11,4%. Đặc biệt, Công ty Unilever với các nhãn hàng như hạt nêm Knorr, trà Lipton…, mức tăng trưởng là 30% khi họ thể hiện những cam kết của mình (Minh Tâm, 2017). Theo Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam VIETTRADE, các loại thực phẩm hữu cơ đã được sản xuất trong nước như các loại rau, gạo và trứng, nhiều loại thực phẩm khác được dán nhãn “hữu cơ” như sữa, thịt và hoa quả, được nhập khẩu từ các nước khác. Theo các kết quả nghiên cứu, quy mô chính xác của thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam chưa được xác định, nhưng thị trường này vẫn còn rất nhỏ. Tuy nhiên, có các dấu hiệu cho thấy, thị trường này đang có những tín hiệu tăng trưởng khả quan. Các nghiên cứu đã cho thấy nếu nguồn cung tăng lên, rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả giá cao cho các loại sản phẩm thực phẩm hữu cơ an toàn (Nguyễn Tiến Dũng, 2017). Tiêu biểu trong hoạt động này phải kể đến một dự án của chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh lần thứ 8 năm 2017 là ra mắt trò chơi nhận diện hàng Việt – sản phẩm xanh trên App Store (chợ ứng dụng). Phần mềm này thể hiện sản phẩm của các doanh nghiệp xanh và cả những doanh nghiệp bình thường, những doanh nghiệp chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Người chơi cần nhanh chóng chọn sản phẩm nào có màu xanh, nếu chọn đúng từ 80% - 100% sẽ được tặng sản phẩm xanh hoặc sản phẩm tái chế hand made (sản xuất/làm các vật dụng bằng tay) (Hồ Thanh Thúy, 2018). Theo một điều tra tiêu dùng xanh tại Hà Nội kết quả cho thấy người dân sử dụng tích cực năng lượng điện lưới trong việc tiếp cận nguồn năng lượng tiên tiến này. Một điểm tích cực khác là tỷ lệ người dân sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu suất thấp như: điện ắc quy, máy nổ, dầu hỏa, than đá, than củi là rất nhỏ. Để hành vi sử dụng năng lượng thực sự hướng đến môi trường, quan trọng hơn cả là việc sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, 2350
  4. điện gió, nước nóng từ năng lượng mặt trời…), kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng năng lượng tái tạo còn thấp (khoảng 16%). Tỷ lệ người dân sử dụng khí ga là 95,83%, trong khi tỷ lệ người dân sử dụng củi gỗ khoảng 10%. Lựa chọn năng lượng tái tạo là tiết kiệm chi phí, đây là một điểm cần lưu ý, vì tiết kiệm chi phí là động cơ hữu hiệu thúc đẩy người dân tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo-một dạng năng lượng liên quan đến tiêu dùng xanh (Ngô Thị Duyên và Phạm Thị Ngoan, 2019). Hình 1. Nhận thức của người dân về tiêu dùng xanh (%) Nguồn: Ngô Thị Duyên và Phạm Thị Ngoan (2019) Theo nghiên cứu điều tra của Ngô Thị Duyên và Phạm Thị Ngoan (2019) đưa ra nhận xét về nhận thức của người dân về tiêu dùng xanh thông qua số liệu biểu đồ Hình 1 ta thấy rằng, trong số 120 người trả lời thuộc nhóm hộ gia đình đa số người dân cho rằng, tiêu dùng xanh là tiêu dùng tiết kiệm năng lượng chiếm 30% (chiếm tỷ lệ cao nhất), tiếp theo là nhận thức về tiêu dùng xanh là tái sử dụng đồ dùng; hạn chế bao bì, túi đựng và tái chế chiếm tỷ lệ gần bằng nhau (16,67%; 15,83% và 15%), còn lại mua sắm xanh (11,67%) và 10,83% là phân loại rác (chiếm tỷ lệ thấp nhất). Như vậy, có thể thấy, hầu hết các hộ gia đình đều đã nghe đến sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh. Họ hiểu về những vấn đề gây tổn hại cho thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Chính vì thế, để kích thích người Việt thực hiện tiêu dùng xanh ngay trong suy nghĩ và hành động là một vấn đê quan trọng nhất hiện nay. 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thông qua các thực trạng, chính sách của các nước trên thế giới đó là những bài học và kinh nghiệm mà Việt Nam cần phải quan tâm và kế thừa những tích cực về vấn đề này để người tiêu dùng Việt Nam có những nhận thức đúng đắn và thúc đẩy sản xuất xanh – sạch, bảo vệ môi trường. Sau đây là những kiến nghị giúp cho người tiêu dùng Việt, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và Chính phủ có những chiến lược, chính sách, nâng cao nhận thức trách nhiệm nhằm thúc đẩy phát triển bền vững với “Tiêu dùng xanh”: 2351
  5. Về phía Nhà nước: Nâng cao nhận thức giáo dục trong tương lai về tiêu dùng xanh. Cung cấp kiến thức về tiêu dùng xanh qua các kênh truyền trình, các trang mạng xã hội (facebook, zalo, tiktok,..) hoặc qua các bìa báo, tạp chí về chủ đề này. Đẩy mạnh các chiến dịch hoạt động tuyên truyền tại các địa phương về mua sắm và tiêu dùng bền vững như: tái sử dụng (hoặc hạn chế) các bao bì nilon, đồ dùng nhựa, mua sắm rau sạch tại các địa phương, phân loại rác thải sau khi sử dụng. Khuyến khích các hoạt động sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên. Các nhà hoạch định chính sách cần chung tay tạo một môi trường giúp người tiêu dùng xây dụng thói quen tốt và phá bỏ thói quen xấu. Chẳng hạn, việc sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm (tiện lợi, rẻ), nên tăng thuế sản phẩm nhựa sử dụng một lần hoặc người tiêu dùng phải trả tiền cho việc sử dụng túi nhựa để đựng thực phẩm như một số siêu thị châu Âu đang thực hiện. Điều này có thể ngăn được người tiêu dùng sử dụng quá nhiều túi nilon không cần thiết. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các hệ thống chính sách, phát luật khách quan và hiệu quả. Đảm bảo yếu tố đồng bộ và phù hợp với định hướng phát triển xanh. Như việc nâng cao chất lượng trong sản xuất và kinh doanh thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Nghiên cứu các cơ chế tạo động lực cho doanh nghiệp. Từ năm 2012 – 2015, quá trình triển khai dự án về tiêu dùng bền vững như dự án GetGreen Việt Nam – vườn ươm các “Hạt giống thay đổi” tại 04 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ với sự tham gia của chính quyền địa phương đã giúp cho dự án thành công và thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân hướng tới tiêu dùng xanh thông qua những hành vi đơn giản thường ngày. Từ các dự án như vậy đã gây sức lan tỏa trên khắp cả nước. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhãn xanh sinh thái: thúc đẩy việc gia nhập hợp tác quốc tế về nhãn sinh thái GENICES của mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu. Thúc đẩy việc công nhận lẫn nhau giữa nhãn xanh Việt Nam và chương trình nhãn sinh thái của các nước khác. Ngoài ra cũng cần phải phát triển chính sách về mua sắm công xanh cũng như lồng ghép quy định về nhãn sinh thái trong mua sắm công. Theo đó cơ quan công quyền tìm cách mua sắm hàng hóa, dịch vụ và làm việc mà có sự giảm thiểu tác động môi trường trong suốt vòng đời của các sản phẩm này khi so sánh với hàng hóa, dịch vụ và hoạt động có cùng các chức năng chính thường được mua sắm. Chính quyền địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn năng lượng có hại cho môi trường như củi gỗ, than tổ ong... đặc biệt là hạn chế việc đốt rác, đốt rơm rạ tại các khu dân cư, cánh đồng sau khi thu hoạch sẽ gây ra khói bụi và có hại cho sức khỏe của người dân khu vực xung quanh. Bên cạnh đó, cần vận động, khuyến khích những người có thu nhập cao nghiên cứu, ứng dụng nguồn năng lượng sạch - an toàn trong tương lai, vừa tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, vừa thúc đẩy tiêu dùng xanh. Về phía doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất công nghệ tiết kiệm tài nguyên hay tiêu tốn ít năng lượng, thân thiện với môi trường. Đào tạo yếu tố về con người, nâng cao trình độ tay nghề cũng như 2352
  6. năng lực của các cá nhân trong tổ chức đặc biệt cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia các mô hình kinh donah xanh công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Xây dựng đội ngũ chuyên gia đáp ứng yêu cầu cao về quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm. Doanh nghiệp cần nắm bắt cơ hội này để quảng bá thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách xây dựng niềm tin thương hiệu thông qua cam kết trách nhiệm với xã hội và môi trường. Đặt sức khỏe con người làm trọng tâm trong quá trình sản xuất phát triển kinh doanh. Gắn lợi ích phát triển sản phẩm (doanh nghiệp) với sự phát triển bền vững. Theo Báo cáo Trách nhiệm Xã hội của doanh nghiệp – Nielsen (2015) đã đưa ra 05 vấn đề mà doanh nghiệp cần phải quan tâm khi thực hiện xây dựng thương hiệu theo chiến lược “Xanh” và “Sạch”. Đầu tiên, phải xây dựng niềm tin vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường. Thứ hai, luôn đặt vấn đề sức khỏe vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm để cung cấp cho khách hàng. Thứ ba, gắn liền cam kết của bạn vào mọi hoạt động truyền thông & tiếp thị. Thứ tư, tối đa hóa sự hiện diện sản phẩm của bạn tại mọi kênh phân phối để tiếp cận người tiêu dùng. Và cuối cùng cần có một chiến lược trọng tâm về vấn đề phát triển sản phẩm gắn liền với cam kết bền vững. Thúc đẩy nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm xanh, cải thiện thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất xanh, sản phẩm xanh và người tiêu dùng xanh. Theo một nghiên cứu của Hoàng Trọng Hùng và cộng sự (2018), nhận định rằng, thái độ hướng tới tiêu dùng xanh có tác động tích cực đến ý định nên để cải thiện thái độ cần phải xây dựng được một sản phẩm tốt là một chiến lược quan trọng và là yếu tố cốt lõi. Ngoài ra, việc tiếp thị và truyền thông tích hợp của công ty phải làm cho người tiêu dùng có thể nhận biết các sản phẩm xanh: hiển thị chức năng các thuộc tính, hiệu suất vượt trội của các sản phẩm xanh so với các sản phẩm thông thường. Bao bì là một giải pháp giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm xanh tốt hơn, cung cấp cho họ thông tin về sản phẩm, từ đó sẽ giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm tác động đến môi trường. Về cá nhân người tiêu dùng: Bản thân mỗi cá nhân người tiêu dùng cần phải tự nâng cao nhận thức và kiến thức về tiêu dùng xanh. Tích cực vận động người thân và bạn bè thay đổi tư duy và hành động. Để phát triển được một nền kinh tế xanh - bền vững, ta cần phải thay đổi nhận thức và hành động cũng chung tay với cộng đồng, Chính phủ và các doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Thực hiện những ý định nhỏ hàng ngày như: phân loại rác thải từ nguồn; sử dụng túi, giỏ để đi chợ, mua sắm; lựa chọn cho mình những sản phẩm, dịch vụ chất lượng xanh – sạch; thay thế những vật dụng từ nhựa, chất khó phân hủy bằng đồ dùng gỗ, inox,... để hình thành những thói quen tốt này và phá bỏ những thói quen gây hại cho môi trường. 2353
  7. 4 KẾT LUẬN Tóm lại, thông qua bài báo mà tác giả đã phân tích giúp các độc giả hiểu hơn về khái niệm tiêu dùng xanh, hoạt động tiêu dùng xanh tại Việt Nam. Từ những thành tựu, cũng như hạn chế của các nước trên thế giới mà Việt Nam sẽ có những bài học kinh nghiệm dành cho riêng mình. Đây cũng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bài viết tiếp theo. Là xu hướng tiêu dùng tiến bộ và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt “Giải cứu Trái Đất” trước những nguy cơ. Nó là một xu thế toàn cầu tích cực, vì vậy đây sẽ là cơ hội để những sản phẩm xanh – sạch nắm vững thị trường, phát triển một nền kinh tế bền vững - văn minh - an toàn, không rác thải ô nhiễm, không hóa chất. Thị trường này trong tương lai sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Người dân tuy ý thức được về vấn đề này, nhưng hành vi thực tế của họ còn rất nhiều hạn chế bởi nhiều lý do khác nhau, và để khắc phục tình trạng đó Nhà nước và các bên liên quan cần phối hợp xây dựng những chương trình, chính sách rõ ràng, cụ thể để thúc đẩy hành vi người tiêu dùng xanh. Bên cạnh đó, chính bản thân mỗi cá nhân người tiêu dùng cần tự bổ sung kiến thức và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh. Đưa những ý thức đó trở thành thực tiễn hành vi tích cực cụ thể để môi trường sống của con người ngày càng chất lượng hơn, một xã hội văn minh, bảo vệ nguồn “tài nguyên” quý báu mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta. Góp phần, nâng cao nhận thức cũng như cái nhìn của thế giới về Việt Nam và con người Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bích Ngọc (2020), Hình thành xu hướng “Tiêu dùng xanh” để phát triển bền vững. http://consosukien.vn/hinh-thanh-xu-huong-tieu-dung-xanh-de-phat-trien-ben-vung.htm. Truy cập ngày 27/03/2021. [2] Cheng Liao, Jing Li, May (05/2010), Luận văn nghiên cứu về tiêu dùng xanh tại thị trường Trung Quốc, Đại học Lund. [3] Giang Ngân Nhi (2020), Xu hướng tiêu dùng xanh của người Việt, https://zingnews.vn/xu-huong-tieu-dung-xanh-cua-nguoi-viet-post1152359.html. Truy cập ngày 27/03/2021. [4] Hà Thị Ngọc Anh (2016), Khảo sát hiện trạng tiêu dùng xanh tại các hộ gia đình ở phường An Cựu (TP. Huế), Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2015 – 2016, Đại học Huế. [5] Hồ Thanh Thúy (2018), Impacts of green consumption on Vietnamese enterprises, Báo Lý luận chính trị. Truy cập ngày 01/04/2021. [6] Minh Tâm (2017), Xu hướng tiêu dùng “Xanh” và “Sạch” của người Việt, https://sct.quangbinh.gov.vn/3cms/xu-huong-tieu-dung- %E2%80%9Cxanh%E2%80%9D-va-%E2%80%9Csach%E2%80%9D-cua-nguoi- viet.htm. Truy cập ngày 27/03/2021. 2354
  8. [7] Ngô Thị Duyên và Phạm Thị Ngoan (2019), Thúc đẩy tiêu dùng xanh tại các hộ gia định tại Việt Nam hiện nay, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thuc-day-tieu- dung-xanh-cua-cac-ho-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-302162.html. Truy cập ngày 27/03/202. [8] Nguyễn Tiến Dũng (2017), Nghiên cứu một số vấn đề về tiêu dùng xanh và những khuyến nghị, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-mot-so-van-de-ve-tieu- dung-xanh-va-nhung-khuyen-nghi-48286.htm. Truy cập ngày 27/03/2021. [9] Quyên Lưu (2017). 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều hơn cho sản phẩm xanh và sạch. https://moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/80-nguoi-tieu-dung-san-sang-chi-nhieu- hon-cho-san-pham-xanh-vasach109753-16.html. Truy cập ngày 27/03/2021. [10] Hoàng Trọng Hùng; Huỳnh Thị Thu Quyên và Huỳnh Thị Nhi (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế. ISSN: 2588–1205. 2355
nguon tai.lieu . vn