Xem mẫu

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 XU HƯỚNG MỚI CỦA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM NEW TREND OF GLOBAL VALUE CHAIN AND ITS IMPACT ON VIETNAM’S SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES Trần Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Đức Hoàng Thọ** *Học viện Ngân hàng, ** Trường Đại học Trần Quốc Tuấn huyenttt@hvnh.edu.vn TÓM TẮT Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại Việt Nam mặc dù chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế (98,1% - năm 2017) nhưng chỉ đóng góp khoảng 40% vào GDP và chỉ có 20% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó góp phần làm cho giá trị gia tăng mà Việt Nam có được khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là không đáng kể. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia và dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu là có ý nghĩa, góp phần khai thác lợi ích do chuỗi giá trị toàn cầu mang lại đối với nền kinh tế. Điều này càng cần thiết trong bối cảnh chuỗi giá trị toàn cầu đang có nhiều thay đổi do tác động của xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết tập trung làm rõ: (i) Những vấn đề chung về chuỗi giá trị toàn cầu, DNNVV, mối quan hệ giữa chuỗi giá trị toàn cầu và DNNVV; (ii) tìm hiểu xu hướng mới của chuỗi giá trị toàn cầu; (iii) phân tích mức độ hội nhập của các DNNVV Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, chỉ ra tác động tích cực và tiêu cực đối với DNNVV Việt Nam khi chuỗi giá trị toàn cầu thay đổi và (iv) cuối cùng đưa ra kết luận và một số khuyến nghị. Từ khóa: Chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Việt Nam. ABSTRACT Although Vietnam’s small and medium-sized enterprises (SMEs) account for a large proportion of the total number of enterprises in the economy (98,1% - 2017), these enterprises only contribute about 40% to Vietnam’s GDP and only 20% of businesses participate in the global supply chain. This contributes to the fact that the added value that Vietnam gains from the global value chain is not significant. Examining and proposing solutions to promote the participation and tier-up in the global value chain of Vietnamese SMEs is meaningful, contributing to exploit the global value chain’s benefits. This is more especially necessary in the context the global value chain is changing drammatically due to the impact of new globalization trend and the explosion of the industrial revolution 4.0. This paper focuses on: (i) briefly discussing about the global value chain, overviewing of SMEs, showing the relationship between the global value chain and SMEs; (ii) exploring new trends of the global value chain; (iii) analyzing Vietnamese SMEs’ integration into the global value chain, positive and negative impact of new trends of the global value chain to Vietnamese SMEs and (iv) finally making conclusions and proposing some recommendations. Keywords: Global value chain, small and medium-sized enterprises, Vietnam. 1. Phần giới thiệu 1.1. Thảo luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu Trong một vài thập kỷ trở lại đây, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đã làm thay đổi phương thức sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Các công đoạn của quá trình sản xuất đang được tiến hành tại nhiều quốc gia, bởi nhiều công ty thay vì trong phạm vi một quốc gia và được thực hiện bởi một công ty như trước đây. Những công đoạn đó được tổ chức trong một mạng lưới gọi là chuỗi giá trị toàn cầu1. Một chuỗi giá trị toàn cầu đề cập đến một loạt các hoạt động xuyên biên giới, từ khâu thiết kế sản phẩm, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, đến hoạt động sản xuất, tiếp thị, phân phối và cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng (ESCAP, 2007). 1 Liên quan đến mạng sản xuất toàn cầu, bên cạnh khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu, một khái niệm cũng hay được đề cập đến là chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu như chuỗi giá trị bao gồm cả các chuỗi thuộc bên cung và các chuỗi thuộc bên cầu thì chuỗi cung ứng là tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, mua sắm, chuyển đổi và tất cả các hoạt động hậu cần. 790
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu không thể không nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (Hình 1). Một số lượng lớn các DNNVV đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với vai trò là người cung cấp nguyên liệu đầu vào, phân phối hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh2. Hình 1: Mô hình về một chuỗi giá trị toàn cầu Nguồn: Masato Abe (2015) 1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa Mặc dù có nhiều quan niệm và cách phân loại khác nhau về DNNVV tại nhiều quốc gia, tuy nhiên quan niệm về loại hình doanh nghiệp này thường được dựa trên số lượng người lao động, giá trị doanh thu, giá trị tài sản/vốn hoặc là sự kết hợp của các chỉ số kể trên. Biến số thường được sử dụng phổ biến nhất là số lượng người lao động. Một số lượng lớn các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển), bao gồm cả EU (Liên minh châu Âu), các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi đặt mức giới hạn trên của số lượng lao động trong các DNNVV là nằm trong khoảng 200-250. Trong khi đó, một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ cho phép mức lao động được thuê tối đa là 300-500 người lao động (Abe và cộng sự, 2012). DNNVV ở Việt Nam, theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 20173, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí: (i) tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; hoặc (ii) tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Như vậy, DNNVV ở Việt Nam được phân chia dựa trên các tiêu chí: (i) tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình năm; và (ii) tổng nguồn vốn (hoặc tổng doanh thu) của năm. Các tiêu chí này được vận dụng khác nhau đối với ba khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. 2 Cung cấp dịch vụ kinh doanh: Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bên thứ ba, là tổ chức tài chính hoặc công ty nghiên cứu và phân tích thị trường. 3 Được Quốc Hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12/6/2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). 791
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Lao Doanh Nguồn Lao Doanh Nguồn Lao Doanh Nguồn động thu vốn động thu vốn động thu vốn Nông, 10 3 tỷ 3 tỷ 10-100 3-50 tỷ 3-20 100-200 50-200 20-100 lâm người đồng đồng người đồng tỷ đồng người tỷ đồng tỷ đồng nghiệp và trở trở trở thủy sản xuống xuống xuống Công 10 3 tỷ 3 tỷ 10-100 3-50 tỷ 3-20 tỷ 100-200 50-200 20-100 nghiệp và người đồng đồng người đồng đồng người tỷ đồng tỷ đồng xây dựng trở trở trở xuống xuống xuống Thương 10 10 tỷ 3 tỷ 10-50 10-100 3-50 tỷ 50-100 100-300 50-100 mại và người đồng đồng người tỷ đồng đồng người tỷ đồng tỷ đồng dịch vụ trở trở trở xuống xuống xuống Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Dựa theo tiêu chí lao động, DNNVV ở Việt Nam bao gồm có doanh nghiệp siêu nhỏ (sở hữu số lượng lao động ít hơn 10 người), doanh nghiệp nhỏ (có dưới 100 lao động, riêng khu vực thương mại dịch vụ quy định số lượng người lao động là 10-50) và doanh nghiệp có quy mô vừa (100-200, riêng khu vực thương mại dịch vụ là 50-100 lao động). Với quy mô nhỏ thậm chí siêu nhỏ, các DNNVV mang những đặc điểm đặc thù như tập trung phát triển tại thị trường ngách, yêu cầu về vốn đầu tư thấp và định hướng khách hàng. Đối với các doanh nghiệp này, không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quản lý nên người quản lý doanh nghiệp có xu hướng đáp ứng với biến động thị trường một cách linh hoạt và nhanh chóng (Abe và cộng sự, 2012). Theo Kyaw (2008), sự phát triển của tinh thần doanh nhân có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do chúng được hình thành, nuôi dưỡng và điều hành bởi các doanh nhân. Do sự ràng buộc về quy mô, bản thân các DNNVV cũng gặp những trở ngại nhất định trong quá trình hoạt động, bao gồm: khó đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong việc mua các yêu tố đầu vào; không thể xác định thị trường tiềm năng và thường không thể tận dụng các cơ hội thị trường đòi hỏi khối lượng lớn, chất lượng phù hợp, tiêu chuẩn đồng nhất và cung cấp thường xuyên; khó tiếp cận các dịch vụ kinh doanh (chẳng hạn đào tạo, thông tin thị trường và dịch vụ hậu cần); hạn chế trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào đặc biệt như công nghệ và kỹ năng; có khả năng thương lượng thấp4, cả đối với việc mua sắm yếu tố đầu vào và bán hàng hóa (nghĩa là, giá thấp và chi phí cao, dẫn đến thu nhập thấp và ít lợi nhuận). Bên cạnh đó, các DNNVV còn gặp một loạt các trở ngại khác như khả năng tiếp cận thị trường yếu; mức độ áp dụng công nghệ thấp; hạn chế trong việc phát triển thương hiệu; cơ cấu nợ cao; năng lực quản lý yếu; chất lượng nguồn nhân thấp; hỗ trợ thể chế không phù hợp5 và mạng lưới kinh doanh không đầy đủ. 1.3. Mối liên hệ giữa chuỗi giá trị toàn cầu và doanh nghiệp nhỏ và vừa Chuỗi giá trị toàn cầu có một cấu trúc chặt chẽ với vai trò chính thuộc về một công ty đa quốc gia. Công ty này được hỗ trợ bởi một số nhà cung cấp hàng đầu, mà những nhà cung cấp hàng đầu này lại được hỗ trợ bởi các nhà cung cấp khác… Điều này tạo nên một cấu trúc tầng chặt chẽ, bao gồm các doanh nghiệp lớn và nhỏ. 4 Do có quy mô nhỏ nên DNNVV là người chấp nhận giá trên thị trường. 5 Tại nhiều quốc gia, các DNNVV thậm chí còn bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp lớn. 792
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Nhìn chung, việc tham gia một chuỗi giá trị toàn cầu với vai trò là một nhà cung ứng cấp thấp tỏ ra là phù hợp với các DNNVV, đặc biệt là các DNNVV ở các nền kinh tế có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp DNNVV ở vị trí này thường dễ bị thay thế bởi các nhà cung cấp khác có lợi thế so sánh tốt hơn (chẳng hạn có chi phí lao động thấp hơn) (Abonyi, 2005). Vấn đề đặt ra đối với các DNNVV là một mặt làm thế nào để gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, mặt khác dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị bằng cách nâng cấp hàm lượng giá trị gia tăng trong các hoạt động của mình. Tìm hiểu về vấn đề này, Harvie và cộng sự (2010, 2015) chỉ ra rằng các yếu tố và đặc điểm chính có tác động tích cực đến khả năng của các DNNVV tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị là năng suất lao động, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, mức độ ổn định tài chính, chi phí tín dụng, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng hóa và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Trong đó, CNTT được coi là yếu tố cốt lõi, tác động đến khả năng đổi mới của doanh nghiệp (thể hiện qua khả năng thiết lập một nhà máy mới, cải tiến máy móc hiện có và mua sắm máy móc mới, mức độ sẵn sàng áp dụng chiến lược kinh doanh mới). Những DNNVV có trình độ công nghệ tốt, cùng với năng suất lao động cao và mức độ đóng góp đáng kể của vốn nước ngoài đã được chứng minh là có khả năng dịch chuyển cao hơn trong chuỗi giá trị. Hình 2: Mạng sản xuất toàn cầu/khu vực và DNNVV Nguồn: Abonyi (2005) Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các DNNVV. Yuhua và Bayhaqi (2013) cho rằng lợi ích mà các DNNVV có thể thu được khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là: (i) Năng lực kỹ thuật được nâng cao; (ii) nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ hiện có của doanh nghiệp tăng lên, năng lực hoạt động được tối ưu hóa và hiệu quả sản xuất được cải thiện; (iii) cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp (cả thượng nguồn và hạ nguồn) trong mạng sản xuất toàn cầu góp phần tạo uy tín cho các DNNVV, giúp các doanh nghiệp này dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tài chính cũng như thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nhân lực chất lượng cao; (iv) định hướng các DNNVV tham gia vào quá trình quốc tế hóa một cách từ từ và bền vững. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu bản thân các DNNVV không xây dựng năng lực thì những cơ hội, lợi ích kể trên sẽ bị bỏ lỡ. Bên cạnh những lợi ích có thể đạt được, các DNNVV có thể phải đối mặt với nhiều thách thức khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Những thách thức này có thể được phân chia thành 4 nhóm, liên quan đến: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quốc tế hóa, mức độ tự do hóa thương mại và kỹ năng quản lý. 793
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Bảng 2: Thách thức đối với DNNVV khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Thách thức Khả năng và giới hạn - Quy mô nhỏ dẫn tới chi phí sản xuất cao tương đối - Ít được người tiêu dùng lựa chọn và không có khả năng tiếp cận các Khả năng cạnh tranh công ty dẫn đầu - Hỗ trợ và giúp đỡ mang tính thể chế không đầy đủ - Thiếu nguồn nhân lực và tài chính cần thiết - Không có khả năng quốc tế hóa hoạt động kinh doanh do hạn chế trong năng lực phân tích, thâm nhập và phân đoạn thị trường nước Mức độ quốc tế hóa ngoài - Hạn chế về mặt kỹ thuật để đóng vai trò là người cung ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài - Không quan tâm, không nhận thức được cơ hội và thách thức do các Mức độ tự do hóa hiệp định thương mại tự do mang lại thương mại - Không có kiến thức và kỹ năng để tiếp nhận các hiệp định thương mại tự do - Thiếu kiến thức về chiến lược và công nghệ mới - Hạn chế hiểu biết về thương mại điện tử Kỹ năng quản lý - Không có khả năng thuê lao động có tài năng và chất lượng một cách phù hợp - Không có khả năng chống lại các biện pháp phi cạnh tranh Nguồn: Masato Abe (2015) 2. Xu hướng phát triển mới của chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị toàn cầu đã không ngừng phát triển và thích ứng với những xu hướng và phát triển mới mang tính toàn cầu. Những biến đổi này bao gồm: 2.1. Cường độ giao dịch trong chuỗi giá trị ngày càng yếu đi Sự thay đổi đầu tiên và quan trọng nhất của chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian gần đây là cường độ giao dịch trong các chuỗi giá trị ngày càng yếu đi. Chuỗi giá trị toàn cầu đang đạt đến mức trưởng thành và tốc độ gia công quan sát được trong những năm 1990 khó có thể lặp lại trong tương lại. Nguyên nhân nằm sau sự suy giảm tốc độ này được cho là do sự thay đổi cấu trúc ở Trung Quốc cũng như sự chậm lại của tự do hóa thương mại đa phương. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Trung Quốc trong những năm 1990 và việc quốc gia này gia nhập WTO vào năm 2001 đã thúc đẩy thương mại toàn cầu phát triển thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, quá trình tái cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng ở Trung Quốc sau một thời gian tăng trưởng nóng đã làm suy giảm nhu cầu nhập khẩu của quốc gia này, từ đó góp phần vào sự chậm lại gần đây của thương mại toàn cầu (P. Wozniak và M. Galar, 2018). Sự chậm lại của quá trình tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu còn có nguyên nhân một phần là do xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng giữa các quốc gia và khu vực. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là một minh chứng cho xu hướng bảo hộ đó. Tác động của cuộc chiến này tới nền kinh tế của Mỹ và Trung Quốc còn cần phải tiếp tục xem xét và đánh giá tuy nhiên ảnh hưởng của nó đến mạng lưới sản xuất toàn cầu là không hề nhỏ. Chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh thương mại này. Thay vì xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều công ty đang có xu hướng lựa chọn việc xây dựng các chuỗi cung ứng khu vực. Trong bối cảnh mới, các công ty, 794
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 tập đoàn sẽ đặt các nhà máy sản xuất của mình tại nhiều châu lục khác nhau, chẳng hạn một cơ sở sản xuất riêng biệt để phục vụ thị trường Bắc Mỹ, một cơ sở khác để phục vụ thị trường Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới. 2.2. Lao động không còn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới định hình chuỗi giá trị toàn cầu Thay vì cân nhắc đến yếu tố chi phí lao động để lựa chọn địa điểm sản xuất như trước đây, các công ty đa quốc gia đang dần quan tâm tới các yếu tố khác, chẳng hạn khả năng tiếp cận lao động có tay nghề, tài nguyên thiên nhiên, sự gần gũi với người tiêu dùng và chất lượng cơ sở hạ tầng. Nguyên nhân gây ra sự dịch chuyển này được cho là một mặt xuất phát từ sự gia tăng chi phí lao động ở các quốc gia, mặt khác là do nỗ lực của các công ty đa quốc gia trong việc đáp ứng với sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách chuyển từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. 2.3. Chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phức tạp và mở rộng Chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp và mở rộng, khiến cho sự đổ vỡ một phần của chuỗi giá trị có thể gây ra hiệu ứng bất lợi mang tính toàn cầu trong toàn bộ chuỗi. Theo OECD, một công ty càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu thì càng dễ bị tổn thương bởi những sự kiện bất ngờ. Một sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào trong chuỗi có thể có tác động lớn đến tổng chi phí thương mại và hiệu quả của sản xuất nói chung. Một sự kiện xảy ra đối với việc sản xuất xe ô tô BMW trong năm 2017 là một ví dụ cho tính dễ đổ vỡ đó. Sự thiếu hụt hệ thống lái của Bosch xuất phát từ một nhà cung cấp phụ ở Ý đã làm gián đoạn quy trình sản xuất hàng nghìn xe BMW, từ đó ảnh hưởng đến nhiều chi nhánh sản xuất ở Đức, Nam Phi và Trung Quốc (Nieminen và cộng sự, 2017). 2.4. Chuỗi giá trị toàn cầu đang chịu tác động mạnh mẽ bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ có những tác động lớn đến mạng sản xuất toàn cầu, trong đó có chuỗi giá trị toàn cầu. Quá trình số hóa hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng kết hợp với tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và vận chuyển tự hành có thể rút ngắn chuỗi giá trị toàn cầu (Zachariadis, 2019). Công nghệ 4.0 được dự kiến sẽ làm thay đổi việc tổ chức mạng lưới sản xuất, thiết lập lại các chức năng kinh doanh của chuỗi giá trị (nghiên cứu và phát triển; logistics và lập kế hoạch, tiến hành sản xuất; chức năng hành chính và hỗ trợ). Sự tương tác giữa máy móc với máy móc, máy móc với con người sẽ cho phép tạo ra các sản phẩm đặc thù. Theo Bogers và cộng sự (2016), rất dễ xảy ra khả năng chuyển từ chuỗi cung ứng tập trung sang chuỗi cung ứng phi tập trung, mà điều này gây ra việc định hình lại các chuỗi giá trị toàn cầu. CMCN 4.0 cùng với dữ liệu lớn và internet vạn vật cũng sẽ làm tăng giá trị của dịch vụ sau bán hàng (Gereffi, 2017), tạo ra sự tích hợp dữ liệu lớn hơn giữa các công ty và vì thế giảm bớt các khâu trung gian của quá trình sản xuất (Sasson và Johnson, 2016). 3. Tác động của sự đổi mới chuỗi giá trị toàn cầu tới doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 3.1. Hội nhập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu Nếu như trong năm 2005, trong số 106.616 doanh nghiệp của toàn bộ nền kinh tế, khu vực DNNVV chiếm tỷ trọng 95% thì đến năm 2017 tỷ trọng DNNVV đã lên tới 98,1%. Riêng trong khu vực DNNVV, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là chủ yếu, doanh nghiệp vừa chiếm tỷ trọng không cao. Trong số 507.800 DNNVV của năm 2017, tỷ trọng của doanh nghiệp vừa chỉ khoảng 1,67%, tương đương với gần 8,5 nghìn doanh nghiệp, trong khi đó tỷ trọng của doanh nghiệp siêu nhỏ là 76% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2017). DNNVV mặc dù chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng chỉ đóng góp khoảng 40% vào GDP và chỉ có 20% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực Asean như Thái Lan là 30%, Malaysia là 46% (theo nghiên cứu của Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC). Liên tục trong những năm qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng và 56% trong số đó được đổ vào lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho thấy số doanh nghiệp Việt Nam (trong đó chủ yếu là DNNVV) tham gia các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức hạn chế, đặc 795
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 biệt ở những lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử. Hầu hết doanh nghiệp Việt mới chỉ tham gia chuỗi cung ứng thứ cấp nên giá trị gia tăng không cao. Khảo sát chỉ số PCI của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy đa số doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các công ty tư nhân trong nước (64%) và chỉ có 15% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế vào năm 2015 đối với 262 doanh nghiệp có quy mô từ 10 tỷ đồng trở xuống trên phạm vi cả nước cho thấy có 53,1% doanh nghiệp không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, phần lớn sản phẩm của các doanh nghiệp được tiêu thụ trong nước, các hợp đồng dài hạn (3 năm trở lên) chủ yếu với các đối tác trong nước (43% doanh nghiệp được hỏi) trong khi chỉ có 12% doanh nghiệp có hợp đồng với đối tác nước ngoài (Nhung và Hợp, 2016). Rào cản lớn nhất ngăn cản các DNNVV của Việt Nam hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu chính là chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp và không đồng đều. Vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, môi trường và liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Trên thực tế, DNNVV Việt Nam chủ yếu vẫn coi việc đổi mới sản phẩm là cách để giảm chi phí chứ không phải để nâng cao chất lượng sản phẩm (theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới). Cùng với vấn đề về chất lượng sản phẩm, quá trình tham gia chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu của các DNNVV Việt Nam còn tồn tại một số bất cập, bao gồm trình độ công nghệ kỹ thuật kém, lao động tay nghề thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với đối tác nước ngoài và khả năng kết nối tài chính kém. Việc thiếu kênh phân phối, năng lực thương mại hạn chế cũng như thiếu thông tin về xu thế, công nghệ, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp,... cũng gây ra trở ngại cho các DNNVV Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Một vấn đề cũng rất đáng quan ngại nữa là các DNNVV chưa sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập nói chung, vào chuỗi giá trị toàn cầu nói riêng. DNNVV Việt Nam mong muốn trở thành nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia chỉ để phục vụ cho nhu cầu nâng cao uy tín và làm đẹp hồ sơ năng lực doanh nghiệp trong quá trình ký kết đơn hàng với các đối tác khác. Cơ hội học tập, chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài không được đánh giá cao. Các DNNVV mặc dù luôn sẵn sàng hợp tác để trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia nhưng lại không có cam kết mạnh mẽ cho các thay đổi và đầu tư để đáp ứng yêu cầu trong dài hạn. Các doanh nghiệp này thường cố gắng đầu tư nguồn lực và cơ sở hạ tầng trong ngắn hạn để đối phó với các yêu cầu đặt ra bởi các công ty đa quốc gia chứ chưa chủ động kiểm soát và nâng cao năng lực sản xuất nội bộ của doanh nghiệp (Nguyên, 2017). 3.2. Tác động đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong bối cảnh thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu Những xu hướng phát triển gần đây của chuỗi giá trị toàn cầu có khả năng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Những tác động đó có thể biểu hiện ra dưới hai khả năng: Tác động tích cực và tác động tiêu cực đan xen với nhau. Tác động tích cực lớn nhất của sự đổi mới chuỗi giá trị toàn cầu tới các DNNVV Việt Nam là việc các công ty đa quốc gia đang rục rịch rời khỏi Trung Quốc và chuyển một phần sản xuất sang các nước lân cận trong đó có Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Một ví dụ điển hình cho xu hướng này chính là động thái của công ty Apple thời gian gần đây. Apple đã yêu cầu các nhà cung ứng lớn ước tính chi phí của việc dịch chuyển một phần sản xuất sang các nước Đông Nam Á6. Cũng theo xu hướng này, Samsung Electronics Co., Ltd trong năm 2018 đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động các nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc và tuyên bố cần khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng tại 6 Những nhà cung ứng này bao gồm Foxconn Technology, Pegatron và Wistron (những công ty lắp ráp iPhone), Quanta Computer (nhà sản xuất MacBook), Compal Electronics (nhà sản xuất iPad cho Apple) và Inventec, Luxshare-ICT và GoerTek (các nhà sản xuất AirPod cho Apple). 796
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Việt Nam cho đến năm 2020. Như vậy, các DNNVV của Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn từ quá trình chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu. Mặc dù vậy, những cơ hội đó sẽ không thể trở thành hiện thực nếu các doanh nghiệp không biết tận dụng, khai thác. Việt Nam đang phải cạnh tranh với nhiều quốc gia trong việc trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các đối thủ có thể liệt kê ra bao gồm Malaysia (cũng có lợi thế về chi phí lao động thấp, môi trường chính trị ổn định), Indonesia, Phillipines (có ưu thế về công nghệ), Ấn Độ (vừa có lực lượng lao động trẻ, đông đảo lại có thế mạnh về lĩnh vực dịch vụ và CNTT) hay Mexico (với chi phí lao động tương đối thấp và có vị trí địa lý gần với Mỹ). Bên cạnh xu hướng phát triển chuỗi giá trị theo hướng khu vực, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhờ xu hướng mở rộng quy mô sản xuất toàn cầu theo hướng mở. Với phương thức sản xuất được hỗ trợ mạnh mẽ bởi internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo, các công ty đa quốc gia liên kết sâu hơn bằng cách mở rộng mạng lưới thuê ngoài nhằm giảm chi phí. Xu hướng này tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV của Việt Nam vốn rất năng động, linh hoạt trong việc thay đổi phương thức sản xuất và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Thêm nữa, việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT cũng giúp cho các DNNVV tăng cường kết nối với các công ty đa quốc gia, tiếp cận các công nghệ hiện đại với chi phí thấp và phương thức vận hành hiệu quả. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ một mặt giúp rút ngắn quá trình sản xuất, chuyên môn hóa các quy trình sản xuất theo hướng chính xác và hiệu quả, tuy nhiên mặt khác cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định đến các doanh nghiệp DNNVV Việt Nam nếu muốn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Quy trình sản xuất hàng loạt được thay thế bằng quy trình sản xuất theo yêu cầu (số lượng sản xuất nhỏ, quy trình sản xuất ngắn lại) một mặt tạo cơ hội nhưng mặt khác cũng là sức ép đối với các DNNVV do đòi hỏi về sự chuyên nghiệp, ổn định trong sản xuất. Nếu như trước đây, sản xuất một số lượng sản phẩm nhiều với thời gian giao hàng lâu, doanh nghiệp còn có khả năng sửa sai hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất cho hiệu quả thì hiện nay sức ép về thời gian cũng như đòi hỏi về chất lượng sản phẩm có thể khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đội lên, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4. Kết luận và khuyến nghị Mặc dù Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và toàn cầu, tuy nhiên lợi ích do quá trình hội nhập mang lại cho nền kinh tế vẫn còn khiêm tốn, thể hiện qua giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp Việt Nam (trong đó DNNVV chiếm trọng lớn) có được khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn tương đối thấp. Trong bối cảnh xu thế hội nhập thương mại toàn cầu đang có nhiều thay đổi, xu hướng ứng dụng CNTT ngày càng gia tăng tại các quốc gia, chuỗi giá trị toàn cầu đang có sự chuyển biến đáng kể, từ đó tạo ra những tác động tích cực và gây ra tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp DNNVV nói riêng. Thách thức mà các doanh nghiệp DNNVV Việt Nam phải đối mặt là rất nhiều, tuy nhiên nếu chủ động tận dụng được các cơ hội, hệ thống doanh nghiệp này vẫn có tiềm năng phát triển trở thành một khu vực năng động và cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu. Các DNNVV một mặt cần tích cực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mặt khác cần tìm ra các biện pháp phù hợp để dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị bởi chỉ khi các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các DNNVV, trở thành những nhà cung ứng địa phương cấp 1 cho các công ty đa quốc gia thì giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu mới được cải thiện. Vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp DNNVV hiện nay cần quan tâm là cần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng kết nối. - Đối với vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp DNNVV nói riêng chỉ có thể đạt được nếu quan tâm trước tiên đến hai yếu tố, đó là: (i) Nâng cao năng lực công nghệ và (ii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, các ứng dụng của CNTT có thể đem đến cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc phát triển và vận dụng các ý tưởng sáng tạo vào hoạt động sản 797
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 xuất kinh doanh. Một trong những ứng dụng của sự phát triển CNTT chính là internet. Như đã biết, nhờ có internet, thương mại điện tử đang ngày càng nở rộ, giúp các DNNVV giảm thiểu đáng kể chi phí, từ đó khắc phục được tối đa những hạn chế vốn có như khả năng hạn chế trong việc tiếp cận thị trường mới hay cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn. Để có thể ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, các DNNVV cần phải đối mặt với vấn đề chi phí đầu tư, cũng như thiếu cơ sở hạ tầng và kỹ năng CNTT. Liên quan đến vấn đề này, vai trò chủ động của các DNNVV là vô cùng quan trọng, tuy nhiên chính phủ cũng cần đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp với vai trò bà đỡ, thông qua: phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông; có chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp cũng như hỗ trợ chuyển giao công nghệ và cung cấp thông tin. Nhằm tối ưu hóa hiệu quả của việc ứng dụng và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững. Việc phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV đòi hỏi một sự tiếp cận toàn diện, rộng khắp, liên quan đến: vấn đề cải cách giáo dục; khuyến khích tinh thần doanh nhân và đổi mới sáng tạo trong xã hội; cơ chế khuyến khích tinh thần tự học và đào tạo; các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Cùng với các biện pháp, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, vai trò của bản thân các doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Bên cạnh chú trọng tới vấn đề đào tạo kỹ năng chuyên môn cho người lao động, các doanh nghiệp cần quan tâm tới việc đào tạo cho người lao động kỹ năng CNTT, ngoại ngữ, văn hóa, cũng như các kiến thức về pháp lý và hậu cần. - Đối với vấn đề nâng cao khả năng kết nối Tìm giải pháp nâng cao năng lực kết nối DNNVV Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Dự án USAID LinkSME (kinh phí 22,1 triệu USD) được khởi động vào ngày 24/9/20197 là một minh chứng cho điều đó. Dự án này được thiết lập với kỳ vọng cải thiện hệ sinh thái kết nối chuỗi cung ứng cho DNNVV Việt Nam, thông qua việc tạo ra những thay đổi mang tính hệ thống của môi trường kinh doanh (cải cách thể chế, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính), từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường năng lực liên kết cho DNNVV trong các chuỗi giá trị, tạo tác động lan tỏa, khuyến khích nhiều DNNVV tự tin và chủ động vươn ra các thị trường quốc tế. Như vậy, sự quyết tâm của Chính phủ là rất cao và những hỗ trợ, ưu đãi mà Chính phủ đang và sẽ tạo ra là rất lớn, có tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không phụ thuộc rất lớn vào mong muốn và nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp DNNVV. Các doanh nghiệp cần xác định việc tham gia cung ứng sản phẩm cho các công ty đa quốc gia là nhu cầu tự thân, là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Abe, M., Troilo, M., Juneja, J. S. and Narain, S. (2012), Policy Guidebook for SME Development in Asia and Pacifc. Bangkok: United Nations Economic and Social Commission for Asiaand the Pacifc (ESCAP). [2] Abonyi, G. (2005), “Transformation of Global Production, Trade and Investment: Global Value Chains and International Production Networks”, paper presented to the Expert Group Meeting on SMEs’ Participation in Global and Regional Supply Chains, UNESCAP, Bangkok, November. [3] Bogers, M., Hadar, R. and Bilberg, A. (2016), “Additive manufacturing for consumer-centric business models: implications for supply chains in consumer goods manufacturing”, Technological Forecasting and Social Change, Vol. 102, pp. 225-239. [4] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hà Nội. [5] ESCAP (2007), Linking Greater Mekong Subregion Enterprises to International Markets: The Role of Global Value Chains, International Production Networks and Enterprise Clusters, Studies in Trade and Investment No. 59. Bangkok: United Nations. 7 https://bnews.vn/thuc-day-nang-luc-ket-noi-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua/134563.html. 798
nguon tai.lieu . vn