Xem mẫu

  1. XU HƢỚNG KHỞI NGHIỆP 4.0 CỦA CÁC STARTUP VIỆT HIỆN NAY Phạm Lê Hoài Phƣơng, Ngô Thị Cẩm Tiên, Nguyễn Thị Hoài Thƣơng Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh,HUTECH TÓM TẮT Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Đây là con đường ngắn nhất vào thời điểm hiện tại để tạo nên những bước phát triển đột phá, từ đó rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các nước trên thế giới. Nhưng bên cạnh những cơ hội, nó còn là thách thức đối giới trẻ Việt Nam khi trình độ công nghệ sản xuất, năng suất lao động xã hội… đều đang ở mức trì trệ hoặc có thể nói là thảm hại hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Tuy vậy, không thể phủ nhận một điều rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống từ giáo dục đến các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tài chính… đầu tiên là ở các nước phát triển, và hiện nay là có cả Việt Nam của chúng ta. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp, Việt Nam. 1. NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CMCN 4.0 1.1 Lịch sử phái triển của các cuộc CMCN Đầu tiên, từng có người thắt mắt rằng tại sao lại là CMCN 4.0 mà tại sao không phải là 1.0 hay 2.0? Tính từ xưa tới nay, thế giới chỉ mới có tổng cộng 2 cuộc cách mạng khoa học và 4 cuộc cách mạng kỹ thuật (CMKT) mà thôi. Và đi liền với các cuộc CMKT là 4 cuộc CMCN. Trong đó, cuộc CMCN 1.0 diễn ra ở cuối TK 18, cụ thể là từ năm 1784, nó là sản phẩm của cuộc CMKT mang tên Cơ khí hóa với sự xuất hiện của động cơ hơi nước. Cuộc CMCN 2.0 diễn ra vào cuối TK 19 (từ 1870) là thời kì bùng nổ của sản xuất hàng loạt gắn liền với cuộc CMKT mang tên Điện khí hóa với sự ra đời của động cơ điện, tạo ra các dây chuyền sản xuất công nghiệp tạo với năng suất lao động cao vượt bậc so với động cơ hơi nước. Cuộc CMCN lần thứ 3 là vào giữa TK 20 (1969), với sự xuất hiện của khái niệm tự động hóa khi các máy vi tính (máy tính để bàn và máy tính xách tay) được tạo ra và được nối vào mạng internet thì chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng Tin học hóa, lần này là kỹ thuật số thúc đẩy sản xuất tự động hóa hàng loạt. Cuối cùng là cuộc cách mạng bắt đầu từ những năm 2000, Industry 4.0 hay CMCN lần thứ 4. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên ở Hội chợ Hannover (Cộng hòa Liên bang Đức) khi các nhà khoa học và công nghệ Đức mong muốn tạo nên một nền sản xuất thông minh bằng cách kết hợp tất cả các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano... Ý tưởng này mau chóng được hưởng ứng và triển khai ở Mỹ với “Chiến lược quốc gia về sản xuất tiên tiến”, ở Pháp với “Bộ mặt mới của sản xuất”; “Tăng tưởng tương lai” của Hàn Quốc và “Công nghiệp Trung Quốc 2025”. Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là thời đại của những công nghệ mới mà nó còn dung hợp công nghệ trên tất cả các linh vực, xóa đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật và sinh học. Khi đó, máy tính, tự động hóa và con người sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Nhờ thuật toán machine learning, những hệ thống máy tính sẽ học hỏi và điều khiển máy móc và cần rất ít thậm chí không cần tới sự can thiệp của con người. 485
  2. Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật lý dựa trên các yếu tố kỹ thuật cốt lõi là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Hình 1: Cách mạng công nghiệp 1.2 Những điểm cơ bản về CMCN 4.0 Kết nối số mọi lúc mọi nơi (IoT)_Internet of things: Kết nối vạn vật, làm biến đổi tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng, đến chăm sóc sức khỏe. Công nghệ hiện đại có thể kết nối thế giới thực và ảo, con người có thể điều khiển các máy móc, các quy trình sản xuất từ xa, có thể ngay tại nhà mà vẫn bao quát tất cả mọi hoạt động của nhà máy thông qua sự vuột trội về Internet. Trí tuệ máy - robot tạo ra robot: Tạo ra lực lượng cạnh tranh và thay thế con người ở mọi cấp độ. Ngày nay, công nghệ robot đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Hầu như robot đã thay thế con người trong dây chuyền sản xuất ô tô; sản xuất thuốc chữa bệnh, chăm sóc người bệnh; tham gia các quá trình tự động hóa trong nhà máy cũng như trên đồng ruộng... Cùng với những tác dụng tích cực, robot sẽ cạnh tranh việc làm với người lao động. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực. Ngày 25/7/2017 đã đi vào lịch sử thế giới khi Sauri Arabia trở thành quốc gia đầu tiên công nhận quyền công dân cho một robot. Cô Robot đặc biệt này có tên Sophia. Robot Sophia, là bước đột phá của trí tuệ nhân tạo. Nó sở hữu trí thông minh nhân tạo vượt trội so với tất cả các thế hệ robot phổ biến hiện nay. Sophia – robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân. Thay đổi nguyên lý sản xuất - tự động hóa và “in” ra sản phẩm: Trên thế giới đã có nhiều nhà máy sử dụng toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa, đưa rô-bốt vào thay thế sức lao động của con người, tạo ra các sản phẩm tốt, độ chính xác cao. Tốc độ cực cao và tiến triển cực nhanh (logic “nhảy vọt” thay thế logic “tuyến tính”): Vừa qua, tập đoàn Volkswagen đã công bố cho toàn thế giới biết những hiểu biết và ứng dụng của họ về nền công nghiệp 4.0, ở đó sản xuất từ Audi A8 đến Porsche hay bất cứ loại xe nào khác đều có sự tham gia của người máy. Đây mới thực sự là cách mạng 4.0: 30.000 người máy hoạt động cùng một lúc, chỉ 50 giây là sản xuất được 1 xe ô tô. Phạm vi tác động bao trùm, toàn diện: CMCN 4.0 hiện đã tác động đến mọi mặt, như: điện thoại thông minh - truyền thông truyền hình, mạng xã hội kho tri thức, tự động hóa - nhà máy xí nghiệp, AI hành vi con người... 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN 4.0 ĐẾN XU HƢỚNG KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Những cơ hội và thách thức Cách mạng công nghiệp 4.0, không chỉ là con đường ngắn nhất để đột phá mà nó còn mở ra những cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, đương nhiên là đối với cả các startup. 486
  3. Giống như các cuộc cách mạng trước đó, CMCN 4.0 có tiềm năng để nâng cao mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới. Đổi mới công nghệ cũng đem đến những lợi ích lâu dài trong đời sống và sản xuất. Với những lợi ích to lớn đó, việc tận dụng cuộc CMCN lần thứ 4 đang trở thành ưu tiên ở nhiều quốc gia. Việt Nam cũng không chậm chân hơn các quốc gia phát triển khác khi vào năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Với hơn 40 triệu thuê bao internet, 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh và hạ tầng mạng 4G sắp phủ sóng của nước, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng để phát triển các công nghệ của cuộc CMCN 4.0. Cùng với đó, nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi ngày càng tăng cũng chính là lợi thế cho các startup Việt trong cuộc cách mạng này. Không cần phải có mặt bằng kinh doanh rộng rãi, một đội ngũ nhân viên to lớn hay quá nhiều khâu, công đoạn sản xuất hình thức kinh doanh online khi mọi thứ đã được kết nối bằng internet sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà khởi nghiệp trẻ trên tất cả ngành nghề từ du lịch, thời trang, y tế, quản lý đô thị… Nhưng cùng với sự đi lên của công nghệ 4.0, cuộc cách mạng này còn đặt ra bài toán về nguồn nhân lực, thị trường, khách hàng cho các startup. Ứng dụng công nghệ 4.0 là quá trình khó khăn. Nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu, đầu tư lâu dài. Ngay cả ở các doanh nghiệp lớn hiện nay, việc thay đổi, cập nhật và nâng cấp công nghệ để chuẩn bị cho cuộc cách mạng này cũng gặp nhiều trở ngại. Không thể phủ nhận những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, nhưng đó chưa phải là tất cả. Điều đó còn tùy thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất và năng suất lao động xã hội. Cả hai tiêu chí ấy đều đang đáng báo động. Ở Việt Nam, hiện tại trình độ công nghệ phổ biến ở trong các ngành giáo dục, kinh tế… phổ biến là CN 2.0. Năng suất lao động thì thảm hại hơn nhiều. Ngoài nguy cơ đó, việc trong tương lai khi các loại robot thông minh được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sẽ là mối đe dọa to lớn đối với tất cả những người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không chỉ còn mối lo ngại trước mắt nữa. 2.2 Thực tế của cuộc CMCN 4.0 và khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng Việt Nam không nằm ngoài những tác động của việc ứng dụng các công nghệ số hoá và kết nối vào sản xuất và kinh doanh. Cụ thể hơn, những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D đang nảy sinh nguy cơ đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ. Ngành dệt may Việt Nam, với 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2015, đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể. Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có nguy cơ bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về lao động trên toàn cầu, và bên kia là các robot đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển như ở Trung Quốc. Có thể thấy, nhân lực lao động đã, đang và sẽ tiếp tục bị thay thế bằng tự động, robot và trí thông minh nhân tạo. Công nghiệp 4.0 được dự báo có tiềm năng tác động tiêu cực lớn nhất đến lực lượng lao động ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo một viễn cảnh mang tính cực đoan hơn, báo cáo mới nhất của ILO công bố tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ của Công nghiệp 4.0. Đặc biệt đối với nguồn nhân lực ngành dệt may, báo cáo cho thấy Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc khi các công nghệ tự động sản xuất được đưa vào. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất lớn vì dệt may và giày dép là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động. Trong số đó, có nhiều lao động ít kỹ năng (tương ứng là 17% và 26% lao động dệt may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ (lao động từ 36 tuổi trở lên chiếm 35,84% đối với dệt 487
  4. may và 25,37% đối với giày dép). Đây là nhóm không dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức. Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn, có thể làm đảo ngược quá trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực chính thức trong nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa đất nước. 2.2.2 Khởi nghiệp Vấn đề khởi nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm từ chính phủ, các doanh nghiệp trẻ cũng như mọi tầng lớp dân cư. Nắm bắt được xu thế đó, các startup Việt chập chững bước những bước đầu tiên với các lĩnh vực ứng dụng trực tiếp vào đời sống. Tuy không thể sánh bằng những ông lớn như Facebook, Alibaba, Ebay, Amazon... nhưng các startup trẻ của Việt Nam vẫn có những dự án khởi nghiệp ấn tượng và đã thành công. Đỉnh điểm trong năm 2017, có 3 thương vụ gọi vốn bạc triệu USD bằng ICO thành công, Kyber Network (52 triệu USD trong vài giờ), Học viện Teky (2,7 triệu USD trong 3 tháng) và Bigbom (10 tỷ đồng trong 1 giờ). Hay như câu chuyện thu hút sự quan tâm của dư luận thời gian gần đây là taxi công nghệ. Mặc cho Uber đã rời khỏi thị trường Việt Nam nhưng bài học đáng giá về cách tận dụng Cách mạng 4.0 dành cho các startup vẫn còn nguyên giá trị. Điều này cho thấy, cuộc Cách mạng 4.0 ra đời chính là lúc khép lại thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” và mở ra kỷ nguyên của “cá nhanh nuốt cá chậm”. Điểm chung đầu tiên của các dự án khởi nghiệp trên là đều ứng dụng công nghệ kết nối. Không cần sử dụng đến tài nguyên tự nhiên hay mặt bằng kinh doanh rộng lớn, chỉ với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và một chiếc máy tính, các nhà khởi nghiệp trẻ đã có thể tạo dựng nên chân trời của riêng mình. Thứ hai, phần lớn các startup Việt còn rất trẻ, họ có thể đang học đại học hoặc vừa mới tốt nghiệp, đa số đều gặp khó khắn về vốn, không đủ năng lực tài chính để đối đầu với các rủi ro. Vì vậy họ phải tốn nhiều thời gian, công sức trong việc tìm kiếm và thuyết phục các nhà đầu tư. Thứ ba, các dự án khởi nghiệp hiện nay của Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực du lịch, ẩm thực, bán lẻ,...dựa trên nền tảng những nhà sản xuất đã có sẵn khách hàng. Còn các lĩnh vực lớn như y tế, nông nghiệp, cơ khí, điện tử,...dù là các lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng vẫn đang bị bỏ trống do khan hiếm vốn đầu tư cũng như mức độ rủi ro quá cao. 2.3 Startup Việt cần làm gì? Trong lĩnh vực khởi nghiệp của Việt Nam hiện nay, đa số các startup vẫn chỉ dừng tại vai trò trung gian giữa nhà cung cấp có sẵn và khách hàng của họ. Có thể coi đây là sự thận trọng của các startup khi mới bắt đầu tạo dựng sự nghiệp của riêng mình. Nếu cẩn thận trong khâu chuẩn bị và chọn lựa những nhà cung cấp có uy tín, cộng thêm việc thu hút được sự quan tâm và tạo được niềm tin vững vàng của khách hàng thì thành công chỉ là chuyện sớm muộn. Nhưng cũng chính vì vậy mà tỉ lệ cạnh tranh cũng sẽ tăng lên. Đến lúc này, việc mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực lớn hơn, mới hơn, ít người làm hơn dù có thể thất thất bại ở những bước đi đầu tiên nhưng nếu thành công thì khả năng tồn tại và tiềm năng phát triển trên thị trường là rất lớn. Đồng thời, việc này cũng sẽ tạo nên một làn sóng lan truyền đến giới trẻ Việt Nam giúp họ nhận thức được nguy cơ thất nghiệp nếu không chủ động tiếp cận với CMCN này. Điều này thật sự cần thiết tại thời điểm hiện tại, khi một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam hiện nay được đào tạo một cách máy móc, thiếu tính sáng tạo, chỉ mong tìm được một công việc an nhàn hay tệ hơn chỉ thích hưởng thụ trên thành quả lao động của người khác. Một thế hệ các startup trẻ năng động sẽ thúc đẩy chí tiến thủ, sự tập trung và tính sáng tạo của nhiều người khác. Có người thành công sẽ có người thất bại, nhưng nếu không bước ra bước đầu tiên, không nổ lực và kiên trì theo đuổi ước mơ thì sẽ không bao giờ có bước thứ hai, thứ ba. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Giới chuyên gia cho rằng, CMCN 4.0 sẽ mang lại cơ hội lớn cho các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng này sẽ giúp quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Việt Nam diễn ra nhanh hơn bằng cách "đi tắt, đón đầu", phát 488
  5. triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn. Nhưng với trình độ công nghệ của Việt Nam chỉ ở mức vừa phải và không đồng đều, năng suất lao động cũng chỉ ở mức thấp... việc tiếp cận với CMCN 4.0 là rất khó khăn. Vì vậy việc mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi chủ động tiếp cận, tìm hiểu và tiến tới vận dụng sáng tạo những thành tựu của CMCN 4.0 là rất quan trọng. Nhưng làm sao? Làm bằng cách nào? Tác giả bài viết này xin mạo muội đưa ra một số ý kiến, quan điểm của mình như sau: Về phía nhà nước: Chính phủ cần tạo ra những chính sách nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong xã hội đồng thời tạo ra một môi trường cởi mở để "đón những điều mới". Xây dựng môi trường tri thức Việt số hóa, thu thập, tổng hợp các kiến thức về CMCN 4.0 của những nước đi trước để tạo kho dữ liệu và khuyến khích các startup trẻ tận dụng kho dữ liệu vừa để phát triển khởi nghiệp vừa tạo ra ứng dụng hỗ trợ cho mọi người trong việc học tập và đời sống. Cung cấp danh sách những tổ chức hỗ trợ liên quan bằng sáng chế và thương hiệu đồngthời giảm mức chi phí cho dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ. Đơn giản hóa qui trình: Tạo một trang Web hoặc ứng dụng trên di động để giúp các công ty khởi nghiệp đăng ký dễ dàng và nhanh hơn. Toàn bộ quy trình toàn trực tuyến. Xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm dành riêng cho các startup, chính phủ sẽ đứng ra bảo lãnh cho người khởi nghiệp vay, khuyến khính các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác cung cấp vốn cho công ty khởi nghiệp. Giảm thuế từ lợi nhuận đầu tư vốn cho nhà đầu tư, điều này sẽ giúp các công ty khởi nghiệp thu hút đươc nhiều nhà đầu tư hơn. Về phía các startup Việt: CMCN 4.0 là thời đại của công nghệ số, robot và trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Vì vậy, để không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không những phải có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải có những kỹ năng để không bị thay thế bởi, đặc biệt là kỹ năng sáng tạo, hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện, tác phong làm việc chuyên nghiệp... Ngoài trau dồi kiến thức về chuyên môn và công nghệ thông tin, ngoại ngữ cũng là một trong các điều kiện tiên quyết để phát triển và tồn tại lâu dài trong cuộc chay đua CMCN 4.0 hiện nay. Trong những năm gần đây, việc phát triển công nghiệp sáng tạo đang là yếu tố tất yếu cho xu hướng liên tục đổi mới và phát triển của thể giới. Chính phủ và rất nhiều ban ngành hiện nay đã và đang có rất nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm chuyển đổi môi trường, khuyến khích tạo dựng thành công Công nghệ sáng tạo tại Việt Nam. Do vậy, các bạn trẻ có thể tận dụng cơ hội này, mạnh dạn hơn trong việc triển khai các dự án của mình. Bên cạnh đó, phải không ngừng nỗ lực và kiên trì với ước mơ của mình, đừng vì một hai lần thất bại mà nản chí bới làm startup có khi thất bại nhiều lần rồi mới đến được với thành công. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đăng Khoa (2017) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Việt Nam đang “đứng” đâu?. VietTimes [2] G.S. Chu Hảo (2018) Cách mạng công nghiệp 4.0 và Quốc gia khởi nghiệp. VietTimes [3] Phương Nguyên (2017) Startup Việt cần làm gì trong cách mạng 4.0. VnExpress [4] Trọng Đạt (2018) Công dân Robot Sopia sẽ đến Việt Nam vào ngày mai. Vietnamnet [5] Wikipedia (2019) Công nghiệp 4.0 489
nguon tai.lieu . vn