Xem mẫu

  1. Trƣờng Đại học Lao XU HƢỚNG động Xã hội (Cơ sở II) ĐƢA CÁC VẤN TP. Hồ Chí Minh ĐỀ THỜI SỰ “HOT” VÀO ĐỀ Điện thoại: VĂN: NHỮNG 0983129117 ĐIỀU KHẢ THỦ Email: VÀ BẤT CẬP ThS. NGUYỄN THỊ minhhuong117@gmail.co TS. TRẦN MINH THU THỦY HƢỜNG m TÓM TẮT Việc giáo viên sử dụng nhiều vấn đề thời sự “nóng” trong các đề thi môn Văn gần đây đã thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của dƣ luận xã hội và các bậc phụ huynh. Điều này có những mặt tích cực nhất định, nhƣng cũng có nhiều hệ lụy và không ít bất cập. Bài viết của chúng tôi sẽ xem xét xu hƣớng ra đề thi này, qua đó phân tích những mặt tích cực và hạn chế của nó trong bối cảnh dạy – học môn Văn ở trƣờng trung học phổ thông hiện nay. Từ khóa: đề thi môn Văn, nghị luận xã hội, đề nghị luận xã hội ABSTRACT The Tendency of Taking the Current Social Issued into Literature Examinations: Possibilities and Inadequacies Using “hot” issues in the literature examinations recently attracts the attention of society and parents. This has some particular strengths. However, this also has some limitations. This article will consider the trends of building these exams and analyze some strengths and limitations of them in teaching literature in high school at present. Key words: Literature quiz; social discourse; social discourse quiz 1. Nghị luận và nghị luận xã hội trong chƣơng trình Ngữ văn THPT Theo định nghĩa của SGK Ngữ văn 11: “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề đƣợc nêu ra nhƣ một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ 890
  2. điều kia, để ngƣời ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình…” [10, tập 2]. Văn nghị luận có hai dạng: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Khảo sát chƣơng trình chuẩn Ngữ văn 10, 11, 12 hiện hành, chúng tôi nhận thấy số tiết nghị luận đƣợc phân bổ nhƣ sau: Chƣơng trình văn nghị luận THPT khoảng 80 tiết, trong đó, lớp 10 là 16 tiết; lớp 11 là 34 tiết; lớp 12 là 30 tiết. Trên thực tế, con số này trừ đi các bài kiểm tra học kỳ thì chỉ còn lại hơn 70 tiết. Sở dĩ chúng tôi nói “khoảng” là vì trong phân phối chƣơng trình, có những tiết ôn tập chung cho cả phần nghị luận và kịch, hoặc trong cơ cấu đề kiểm tra học kỳ của mỗi Trƣờng THPT, mỗi Sở GD&ĐT cũng không giống nhau. Điều đáng nói ở đây là trong hơn 70 tiết văn nghị luận, chƣơng trình và các hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình chƣa cụ thể hóa một cách rạch ròi phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học, dẫn đến cách thực hiện của mỗi đơn vị cũng khác nhau. Cho nên rất khó để định lƣợng một cách chính xác là có bao nhiêu tiết, gồm những nội dung gì về văn nghị luận xã hội trong mỗi chƣơng trình khối lớp. Từ thực thế khảo sát trên cho thấy: Văn nghị luận chiếm khoảng 30% tổng số tiết chƣơng trình của mỗi khối (khối 10 khoảng 15%), trong đó nghị luận xã hội chiếm khoảng 35-40% của toàn thể văn nghị luận ở mỗi khối. 2. Cấu trúc đề thi và xu hƣớng ra đề văn nghị luận xã hội Khảo sát việc thực hiện chƣơng trình và ra đề thi của một số trƣờng THPT ở các tỉnh nhƣ: Quảng Trị, Sóc Trăng, Đồng Nai, Tp.HCM, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế… chúng tôi nhận thấy: Việc linh hoạt chuyển đổi nội dung, thời gian và tỉ lệ phân bố trong đề thi là khá phổ biến. Tổ chuyên môn ở mỗi trƣờng quan tâm nhiều nhất đến việc hoàn thành số tiết (nhƣ 105 tiết ở lớp 10) cho đúng thời gian, tiến độ hơn là đi vào các điều cụ thể. Chẳng hạn: Trong chƣơng trình lớp 10, Bài viết số 1 đƣợc quy định trong chƣơng trình là Văn biểu cảm; Bài viết số 2 là Văn tự sự, song khi đi vào thực hiện có nơi lại thay bằng văn nghị luận xã hội, hoặc nghị luận văn học. Thậm chí có những bài viết đƣợc chƣơng trình quy định là viết ở nhà, nhƣng để đối phó với tình trạng học sinh sao chép trên mạng, một số nơi cho học sinh viết hẳn ở lớp. Hay ở Bài viết số 3 chƣơng trình lớp 10 ghi hẳn là nghị luận xã hội, tuy vậy có trƣờng lại thực hiện ra đề với tỉ lệ: nghị luận xã hội 3/ nghị luận văn học 7. - Cấu trúc đề thi Khảo sát trên 100 đề thi của các trƣờng phổ thông hiện nay, chúng tôi nhận thấy có các dạng cấu trúc đề thi nhƣ sau: a. Cấu trúc đề là nghị luận xã hội 100%. Ở dạng này, đề ra có 1 câu, thƣờng là: Đề ra: “Con ngƣời sống không có tình thƣơng cũng giống nhƣ vƣờn hoa không có ánh sáng mặt trời, không có gì đẹp đẽ, hữu ích nảy nở trong đó đƣợc (Vich to Huy Gô) 891
  3. a. Xác định vấn đề nghị luận từ ý kiến trên. (2.0 điểm) b. Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đó. (8.0 điểm) (Đề thi chính thức bài viết số 1, lớp 12, Trƣờng THPT Nguyễn Chí Thanh, TT-Huế) Hay: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau: "Tình thƣơng là hạnh phúc của con ngƣời". (Đề ra bài viết số 1 lớp 12, Trƣờng THPT Nguyễn Huệ, TT-Huế) b. Cấu trúc đề ra nghị luận xã hội 3, nghị luận văn học 7: Dạng này thƣờng là: Câu 1. (3.0 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn để phát biểu ý kiến về vai trò của ngƣời thầy (cô) giáo. Câu 2. (7.0 điểm): Em hãy phân tích vẻ đẹp hình tƣợng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ ngƣời tử tù” của Nguyễn Tuân. (Đề ra tập trung ngày 20/11/2013 của Trƣờng THPT Trần Văn Sáng, Tp.HCM) c. Cấu trúc đề ra có tỉ lệ văn học sử 2, nghị luận xã hội 3, nghị luận văn học 5. Đây là kiểu đề thi phổ biến trong các kỳ thi học kỳ, thi tốt nghiệp và thi đại học hiện nay. Dạng đề này thƣờng là: Câu 1. (2.0 điểm): Nêu các đối tƣợng hƣớng đến của bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh). Các đối tƣợng đó đã chi phối nhƣ thế nào đến giọng điệu và thái độ của tác giả trong bản tuyên ngôn? Câu 2. (3.0 điểm): Viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) để bày tỏ quan điểm và thái độ của anh (chị) về tình hình biển đảo hiện nay của Việt Nam. Câu 3. (5.0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau: “Rải rác biên cƣơng mồ viễn xứ Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (“Tây Tiến” của Quang Dũng) (Đề kiểm tra giữa học kỳ 1, lớp 12, Trƣờng THPT An Lƣơng Đông, TT- Huế) - Xu hƣớng ra đề nghị luận xã hội hiện nay 892
  4. Có một thời kỳ, nhiều giáo viên ra đề văn nghị luận xã hội chủ yếu lấy từ những câu danh ngôn, tục ngữ,… cho học sinh bàn luận, kiểu nhƣ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn,… Trong thực tế, đây là những tƣ tƣởng, đạo lý đã trở thành chuẩn mực trong đời sống tình cảm của dân tộc, không cần phải bàn luận thêm nữa, có chăng chỉ là minh họa và khen lại mà thôi. Những đề thi nhƣ thế này rất hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho tính bàn luận đúng sai, khen chê của thể loại văn này bị bó buộc; học sinh cũng không mấy hứng thú với đề văn kiểu này và tất nhiên, văn mẫu, sao chép trở thành một cách để các em đối phó. Rất đáng tiếc, đây vẫn là một lối mòn trong một bộ phận không nhỏ của đề thi Văn hiện nay. Một xu hƣớng ra đề văn nghị luận xã hội rất đƣợc quan tâm chú ý của dƣ luận gần đây là đƣa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn. Điều này thực sự đã trở thành một làn gió mới, thổi vào “căn phòng dạy – học văn” vốn đã bị kêu ca là nhiều ngột ngạt và nhàm chán. Có thể kể đến một số đề dạng này nhƣ sau: Câu 1. (3.0 điểm): “Ngƣời mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tƣng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ƣớc có nhiều đại gia, nhiều ngƣời giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền: Từ những hiện tƣợng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ƣớc mơ đại gia của cô gái trẻ". (Đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn ở TP. Hải Phòng do Sở GD-ĐT Hải Phòng ra đề. Đề thi với thời gian 180 phút) [2]. Một đề thi khác đƣợc cho là của một trƣờng THPT ở Bà Rịa – Vũng Tàu gần đây cũng gây đƣợc sự chú ý của dƣ luận khi đề cập đến một vấn đề khá thời sự là thái độ sống của giới trẻ: Vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ thƣờng nhắc đến: YOLO (viết tắt của You only live once) nghĩa là “bạn chỉ sống một lần” nhƣ một cách sống chủ động, không ngần ngại, làm những gì mình thích. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm trên [7]. Và mới đây, sự việc nhiều ngƣời dân “hôi bia” ở Biên Hòa (Đồng Nai) vào ngày 04/12/2013 cũng đƣợc đƣa vào đề văn nghị luận: Câu 1. (3.0 điểm):“Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 4/12/2013 đã đƣa tin: Trƣa 4/12/2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Phan Thiết, khi đến vòng xoay Tam Hiệp (Biên Hòa), bất ngờ xe gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đƣờng. Nhân cơ hội đó, ngƣời dân xung quanh đã lao ra “hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin. Anh/chị suy nghĩ gì về vụ việc trên?” (Đề thi lớp 11 của Trƣờng THPT Chuyên Hùng Vƣơng, TP Pleiku, Gia Lai) [12]. 893
  5. Các vấn đề thời sự nóng không chỉ đƣợc giáo viên ra đề đƣa vào trong các đề thi học kỳ, thi học sinh giỏi mà còn cả những đề thi tuyển sinh (lớp 10); các đề thi mang tính Quốc gia nhƣ Tốt nghiệp; thi Đại học: Đó là câu chuyện học sinh Nguyễn Văn Nam (lớp 12 T7 Trƣờng THPT Đô Lƣơng I, Nghệ An) xả thân cứu bạn đƣợc đƣa vào đề thi Văn tốt nghiệp 2013: Câu 2. (3.0 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu ngƣời của học sinh Nguyễn Văn Nam từ thông tin sau: “Chiều ngày 30-4-2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn, huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trƣờng Trung học phổ thông Đô Lƣơng I) nghe tiếng kêu cứu có ngƣời đuối nƣớc dƣới sông, em liền chạy đến. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dƣới nƣớc, Nam đã nhảy xuống, lần lƣợt cứu đƣợc ba học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy đƣợc em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nƣớc cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan, thanhnienonline, ngày 6-5-2013). Đề thi tuyển sinh Đại học (hệ Liên thông) năm 2012 của Trƣờng ĐH LĐXH (II) có câu nghị luận xã hội (3.0 điểm) về một vấn đề xã hội rất “nóng” hiện nay là vệ sinh an toàn thực phẩm: Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày ý kiến của mình về vấn đề Vệ sinh an toàn thực thẩm hiện nay. Đề thi vào lớp 10, Sở GD ĐT TP HCM năm học 2013-2014 có câu nghị luận xã hội (3.0 điểm): “Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc… để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi ƣớc mơ đến trƣờng. Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ƣớc mơ có đƣợc bộ sách, cái cặp... cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những ngƣời mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu đƣợc, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trƣờng là má vui rồi”. (“Ôm ƣớc mơ đi về phía biển”, Báo Thanh niên, ngày 18/6/2013). Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em đƣợc gợi ra từ câu chuyện trên [3]. Hay đề thi Đại học khối D năm 2013 có câu 2 (3.0 điểm) với nội dung: “Đi dọc đất nƣớc với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng sự trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Tran Hung John đã có một nhận xét: Phần nhiều ngƣời Việt Nam có tính cách thụ động, là những ngƣời đi theo chứ không phải ngƣời tiên phong. Nếu có ai đó đi trƣớc và thử trƣớc, tôi sẽ đi theo sau chứ 894
  6. không bao giờ là ngƣời dẫn đƣờng. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đƣờng đã đƣợc vẽ sẵn. (John đi tìm Hung, Nxb Kim Đồng, 2013, tr113) Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). Và có thể kể đến một số đề khác nhƣ đề thi học kỳ 2 lớp 11 của trƣờng THPT Hà Nội-Amsterdam liên quan đến tác phẩm của ca sĩ nổi tiếng John Lennon, thành viên ban nhạc huyền thoại The Beatles. Thậm chí cả hiện tƣợng âm nhạc năm 2013 Phƣơng Mỹ Chi cũng đƣợc sử dụng để đƣa vào đề văn nghị luận... 3. Những khả thủ và bất cập của xu hƣớng đƣa các vấn đề thời sự “hot” vào trong đề Văn Nhƣ vậy, việc đưa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề văn nghị luận xã hội đã trở thành một xu hướng rõ nét của các giáo viên khi ra đề thi môn Văn hiện nay. Điều này một mặt phản ánh một khía cạnh tâm lý xã hội với nhiều vấn đề thời sự, bức xúc, trong đó có cả những vấn đề mang tính thời đại, nhƣ thái độ sống của giới trẻ; ý thức về tình thƣơng yêu và lòng tự tôn dân tộc. Chúng ta đang sống trong một xã hội có quá nhiều bất trắc. Bất trắc từ giao thông, thực phẩm, không khí cho đến những căn bệnh vô hình nhƣ vô cảm, cái ác… phản ánh sự xuống cấp của các giá trị nhân văn trong đời sống. Điều này đang ngấm ngầm đe dọa đến sự bình yên và phát triển của xã hội. Việc đƣa các vấn đề “nóng” trên vào đề Văn, theo chúng tôi đã đạt đƣợc những mặt tích cực nhƣ sau: - Làm cho môn Ngữ văn bớt nhàm chán; đƣa nó đi đúng với quỹ đạo và bản chất của môn học: Văn học gắn với cuộc sống. - Giới trẻ đƣợc tham gia bình luận, bàn bạc và đƣa ra ý kiến của mình về các vấn đề thời sự cũng nhƣ các vấn đề mang tính thời đại nhƣ: nhân cách, thái độ sống, văn hóa giao thông hay ý thức dân tộc. Những vấn đề trƣớc đây có thể xem là nhạy cảm thì nay đƣợc quan tâm một cách công khai, rộng rãi với một tinh thần dân chủ cao. Từ đó giới trẻ sẽ hiểu đúng và hành động đúng. Dạng đề mở này là “môi trƣờng” lý tƣởng cho học sinh thõa mãn sự sáng tạo; là nơi các em có dịp cụ thể hóa các kiến thức về văn học, văn hóa, lịch sử… mà mình đã tích lũy đƣợc. Và điều quan trọng hơn, mỗi bài viết thực sự là một tác phẩm của chính các em. Đó là sản phẩm của trí tuệ và sự sáng tạo đích thực. Đây cũng chính là chức năng giáo dục, định hƣớng của văn học rất cần đƣợc phát huy. - Với việc đƣa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề văn nghị luận xã hội, giáo viên có điều kiện nắm bắt chính xác hơn về các năng lực của học sinh nhƣ: đọc hiểu, khả năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng tạo lập văn bản và đặc biệt là thái độ tình cảm của 895
  7. các em trƣớc những vấn đề của cuộc sống xã hội. Từ đó giáo viên có thể điều chỉnh cách thức dạy học cũng nhƣ có kế hoạch hoàn thiện, bổ sung những thiếu sót, điểm yếu của học sinh, đồng thời khích lệ các em phát huy tốt những điểm mạnh của chính mình. - Đƣa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn sẽ không còn những ám ảnh văn mẫu; không có hiện tƣợng sao chép, mớm cảm xúc mà ngƣợc lại có thể phát huy tối đa cá tính sáng tạo của học sinh; học sinh đƣợc tự do bộc lộ quan điểm, thái độ và cả nhận thức, vốn hiểu biết của mình về các vấn đề trên. Đây cũng là vấn đề thuộc về đặc trƣng cơ bản của văn nghị luận. Trong dạy học môn văn, việc rèn luyện các kỹ năng để giúp học sinh biết cảm nhận cuộc sống ở một mức tốt hơn, từ đó tự lựa chọn cho mình một cách sống tốt hơn là vấn đề cần hƣớng đến. - Mục đích của một đề thi xét cho cùng là để kiểm tra và đánh giá trình độ và năng lực học sinh. Nhƣ chúng ta đã biết, kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng có tính then chốt của quá trình dạy học. Ở đây cần nói thêm về mối quan hệ giữa cách ra đề thi và dạy – học. Có thể nói ra đề thi nhƣ thế nào sẽ quyết định cách dạy và cách học nhƣ thế ấy. Đƣa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn nhƣ đã nói ở trên không chỉ hấp dẫn ngƣời học; đảm bảo nguyên tắc rèn luyện toàn diện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và xúc cảm thẩm mĩ trong dạy học môn Văn mà còn là một xu hƣớng đúng đắn, cần đƣợc phát huy, nhân rộng. Đó cũng là xu thế ra đề thi văn trong các kỳ thi Tốt nghiệp phổ thông và đại học hiện nay. Về điều này, ông Mai Văn Trinh – Cục trƣởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lƣợng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Trong mấy năm gần đây, chúng ta có sự điều chỉnh dạy học theo hƣớng tổng hợp và đặc biệt trong đề thi của cả hai kỳ thi chúng ta đã đƣa vào câu hỏi mở, trong đó thí sinh phải tích vào các câu hỏi tổng hợp, kiến thức xã hội để giải quyết vấn đề [9]. Thứ trƣởng Bùi Văn Ga khi trả lời các câu hỏi của báo Tiền Phong ngày 10/7/2012 cũng khẳng định: Tiếp tục ra đề thi theo hƣớng mở, thời sự. Qua các phân tích ở trên, có thể khẳng định, những tác dụng tích cực của việc đƣa các vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề Văn là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, cách thức nhƣ thế nào để tránh đƣợc những hệ lụy, thậm chí là phản tác dụng thì cần phải cân nhắc, lƣu ý. - Thận trọng để tránh những “tai nạn nghề nghiệp” Những vấn đề thời sự “hot” là những vấn đề vừa diễn ra, thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của toàn thể dƣ luận xã hội, vì thế sử dụng các vấn đề này vào trong đề Văn cũng sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm không kém của toàn xã hội. Thực tế chứng minh rằng, những đề văn nghị luận xã hội đƣợc quan tâm, chú ý gần đây đa số là những đề văn đề cập đến các vấn đề thời sự “nóng”. Bên cạnh nhiều ý kiến khen hay, vẫn còn có những quan điểm ý kiến trái chiều. Ai cũng biết không thể có một đề thi hay ý kiến nào làm vừa lòng tất cả mọi ngƣời. Chấp nhận sự khác biệt cũng không phải là thái độ không 896
  8. đúng, song đề thi môn Văn ở trƣờng THPT cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng nhƣ tính chất “văn học trong nhà trƣờng” và cũng để tránh đi những “tai nạn nghề nghiệp” đáng tiếc. Cũng là những vấn đề “nóng” nhƣ sự việc ngƣời dân “hôi bia” ở Đồng Nai khi đƣa vào đề thi thì cho kết quả rất tích cực, ngƣợc lại việc “Bà Tƣng, Ngọc Trinh” lại bị kiểm điểm. Điều đáng nói ở đây là việc rút kinh nghiệm này không chỉ nằm trong khuôn khổ chuyên môn (Tổ, Trƣờng, Sở) mà lên đến cấp Thành ủy, HĐND, UBND TP [Xem 1]. Về nguyên tắc, đề thi HS giỏi ở Hải Phòng nhƣ đã nêu không có gì sai về thể loại cũng nhƣ cách thức ra đề (nghị luận về một hiện tƣợng đời sống xã hội, mà hiện tƣợng xã hội thì có cái tốt, cái xấu, học sinh có thể bàn luận, khen chê…). Vấn đề đặt ra ở đây là hiện tƣợng đời sống đó nhƣ thế nào (về mặt thẫm mỹ và ảnh hƣởng xã hội)? Phải chăng các nhà quản lý đã nhìn vào tính chất phản cảm, ảnh hƣởng xấu của hiện tƣợng này đến giới trẻ mà quyên mất ý đồ ra đề của giáo viên là muốn học sinh – những ngƣời cùng thế hệ với hiện tƣợng sẽ phân tích, bàn bạc, lên án về sự phản cảm, lệch lạc đó?! Sự “không gặp nhau” về quan điểm này đã dẫn đến những bất cập, hệ lụy đáng tiếc cho cả ngƣời ra đề, cơ sở giáo dục và thậm chí cả cơ quan quản lý địa phƣơng. Thận trọng trong việc lựa chọn các vấn đề thời sự “nóng” không có nghĩa là làm mất đi sự sáng tạo của ngƣời ra đề và học sinh cũng là cách lựa chọn phù hợp hơn với chức năng giáo dục và chức năng thẫm mỹ của văn học. Các giáo viên ra đề cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn các vấn đề “hot”, đặc biệt là hết sức thận trọng đối với yêu cầu của đề ra. Phỏng vấn qua điện thoại và email hơn 20 cán bộ phụ trách chuyên môn, giáo viên, chuyên viên chúng tôi nhận đƣợc những dấu hiệu rất tích cực, ủng hộ xu hƣớng ra đề này, song vẫn còn một số ý kiến băn khoăn về việc xác định yêu cầu của đề ra với chủ đề “Tiến bộ xã hội và ƣớc mơ đại gia của cô gái trẻ” trong đề thi ở Hải Phòng vừa nói ở trên. Thầy Phan Bá Kiên, Hiệu phó phụ trách chuyên môn trƣờng THPT Xuân Thọ (Đồng Nai) băn khoăn: “Từ tiến bộ xã hội rất dễ gây hiểu nhầm cho học sinh bàn luận theo hƣớng tích cực, vì mặt bằng của học sinh ở các vùng miền là không giống nhau”. - Các vấn đề xã hội trong văn nghị luận cần cụ thể, vừa sức, tránh chung chung, mơ hồ Để có một đề văn nghị luận xã hội hay, hấp dẫn, ngƣời ra đề cần quan tâm đến tính chất của vấn đề đƣợc nêu cũng nhƣ tính vừa sức đối với từng khối, lớp. Tránh những đề ra trừu tƣợng, thiếu tính thực tiễn cũng nhƣ nặng về lý luận nhƣ: Anh/ Chị hãy bình luận ca từ sau đây trong một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: “Sống trên đời cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?”. Chúng ta biết rằng, nhạc Trịnh Công Sơn không phải là dòng nhạc dành cho mọi ngƣời. Giới trẻ ngày nay càng khó tiếp cận và ít hát dòng nhạc này. Muốn hiểu hết ý nghĩa của hai câu ca từ trên cần am hiểu về nhạc 897
  9. Trịnh và cả một vốn sống dồi dào. Chúng tôi cho rằng, dạng đề này ngƣời ra đề vì mình thích hơn là hƣớng đến tính vừa sức của học sinh. Ở một đề nghị luận xã hội khác cũng tƣơng tự: Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tƣợng “chảy máu chất xám” ở Việt Nam hiện nay. Đây quả là một đề quá khó đối với học sinh. “Chảy máu chất xám” là một vấn đề lớn của thời đại, đƣợc các nhà Quản lý xã hội quan tâm ở tầm vĩ mô. Học sinh thiếu hẳn tƣ liệu và kiến thức thực tiễn để làm bài cũng nhƣ phát huy cá tính sáng tạo ở nội dung đề ra này. Các giáo viên ra đề cần lƣu ý rằng, một đề văn hay không hẳn là một đề văn quá khó đối với học sinh, mà đó là một đề văn huy động đƣợc nhiều đơn vị kiến thức tổng hợp, nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh. Tất nhiên là phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và có khả năng khơi gợi hứng thú, sự sáng tạo của ngƣời học. Lý luận dạy học chỉ ra rằng, để đảm bảo yêu cầu đánh giá, đề thi cần tuân thủ các nguyên tắc: tính chính xác; tính thẩm mỹ; tính hệ thống; tính công bằng; tính vừa sức và tính toàn diện. 4. Kết luận Nghị luận xã hội là phân môn làm văn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tƣ duy, lập suy nghĩ của học sinh trƣớc một hiện tƣợng đời sống xã hội, góp phần giáo dục tƣ tƣởng, tình cảm và hình thành các kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá cho học sinh THPT. Qua văn nghị luận xã hội, học sinh có điều kiện tiếp cận nhiều hơn và biết cách đánh giá các vấn đề cũng nhƣ những hiện tƣợng xã hội đƣơng thời. Việc các giáo viên đƣa những vấn đề thời sự “nóng” vào trong đề văn nghị luận gần đây theo chúng tôi là một xu hƣớng tất yếu và đúng đắn, cần đƣợc phổ biến và nhân rộng. Tuy vậy, để phát huy tối ƣu vai trò hƣớng dẫn của ngƣời dạy cũng nhƣ sự chủ động sáng tạo của học sinh, ngƣời ra đề cũng cần cân nhắc đến các yếu tố: Tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính thực tiễn, thời sự và cả một nguyên tắc hết sức quan trọng trong dạy học là tính vừa sức đối với học sinh. Các tổ chuyên môn khi thực hiện chƣơng trình cần có có quy định chính thức, cụ thể về văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học trong từng bài viết và các đề thi. Đặc biệt đối với các đề thi học kỳ, tổ chuyên môn cần tham mƣu cho nhà trƣờng phƣơng thức phản biện đề (đối với hình thức thi riêng từng trƣờng) hoặc Hội đồng bộ môn của Sở sẽ xem xét, phản biện một cách cận thận. Khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, song thận trọng với các vấn đề thời sự quá “nóng”, nhạy cảm trong đề văn là cần thiết. Chúng tôi đề xuất: Đối với các bài kiểm tra học kỳ, cấu trúc đề thi là: 1-4-5 thay vì 2-3-5 (1đ văn học sử, hoặc kiến thức văn học, 4đ nghị luận xã hội, 5đ nghị luận văn học). 898
  10. Tóm lại, để học sinh yêu thích môn Ngữ văn và để môn học này trở lại với vẻ đẹp, sự hấp dẫn vốn có của nó trong bối cảnh hiện nay là cả một vấn đề khó, đòi hỏi công sức của nhiều ngƣời, đặc biệt là các giáo viên dạy văn. Ra đề kiểm tra chỉ là một khâu trong quá trình giáo dục đó, song không phải vì thế là thiếu chăm chút, quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà có ngƣời đã cho rằng: Đổi mới việc dạy – học ở phổ thông mà không đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là trở nên vô nghĩa. Đổi mới phƣơng pháp dạy – học Ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông là công việc vẫn còn tiếp tục và cần sự chung sức của nhiều ngƣời, nhiều cấp. Những nỗ lực tìm tòi đổi mới của các giáo viên khi ra đề văn nghị luận xã hội nhƣ vừa nêu là rất đáng ghi nhận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tr.Đức,“Hải Phòng rút kinh nghiệm từ việc đƣa “Bà Tƣng” vào đề thi”, http://nld.com.vn. 2 .Phong Đăng – Nguyễn Thảo, “Đƣa Bà Tƣng, Ngọc Trinh vào đề thi học sinh giỏi”, http://m.vietnamnet.vn. 3. Trần Hoa, “Đề Văn tuyển sinh lớp 10 TP.HCM: “Ôm ƣớc mơ đi về phía biển làm khó sĩ tử”, http://www.tinmoi.vn. 4. Nguyễn Ái Học (2010), Phƣơng pháp tƣ duy hệ thống trong dạy học, Nxb Giáo dục. 5. Nguyễn Trọng Hoàn (2006), Rèn luyện tƣ duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chƣơng, Nxb Giáo dục. 6. Nguyễn Thuý Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục. 7. Phƣơng Hằng, “Xôn xao với đề văn nghị luận về YOLO”, http://vietnamnet.vn/vn. 8. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998), Phƣơng pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trƣờng THPT, Nxb Giáo dục. 9. Hiếu Nghĩa, “Đề thi tốt nghiệp 2014 sẽ điều chỉnh nhƣ thế nào?”, http://www.baomoi.com. 10. Phan Trọng Luận (2010) (Tổng chủ biên), Ngữ văn 10,11, 12, tập 1,2, Nxb GD 11. Phan Trọng Luận (2007), Văn học và nhà trƣờng nhận diện tiếp cận đổi mới, Nxb Đại học Sƣ phạm. 12. Thiên Thƣ, “Vụ “hôi bia” vào đề Văn ở Gia Lai”, http://dantri.com.vn. 899
nguon tai.lieu . vn