Xem mẫu

  1. XU HƯỚNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM ThS. Ngô Thị Mai1 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra có tác động sâu và rộng tới cung, cầu, cơ cấu lao động cũng như yêu cầu công việc. Đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng cũng là thách thức vô cùng lớn, đặc biệt là trong công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi. Trong đó các trường đại học - chủ thể trực tiếp thực hiện công tác đào tạo - có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích xu hướng dịch chuyển nhân lực, nhu cầu đào tạo nhân lực và phương thức đào tạo nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đào tạo đại học ở Việt Nam, từ đó đề xuất những thay đổi cần thiết đối với các trường đại học trong công tác đào tạo trong kỷ nguyên số. Từ khóa: Đào tạo nhân lực, cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở đào tạo. Abstract: Fourth industrial revolution takes place with deep and wide impact on supply, demand, labor structure as well as job requirements. This is an opportunity for Vietnam to accelerate the process of industrialization and modernization, but it is also a great challenge, especially in the human resources training to meet the requirements of change. In which universities are the subjects directly implementing the education and training, playing an important role in creating high quality human resources for the society. In this article, the author focuses on analyzing the trend of manpower movement, the training demand and the training method in the context of the fourth industrial revolution. The author also assesses the status of higher education in Vietnam, then propose the necessary changes for universities in the training in the Digital era. Keywords: Human resource training; fourth industrial revolution; university training. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện đang phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng tác động tới tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, từ những ngành thâm dụng tài nguyên, lao động giản đơn sang các ngành đòi hỏi hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, từ đó gia tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh. Để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cần có đội ngũ nhân lực 4.0. Sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng công nghệ giúp tự động hóa nhiều khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi nhân lực phải có đủ kiến thức và kỹ năng mà máy móc không thể thay thế được để vận hành, quản lý hệ thống sản 1 Email: ngomai0610@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.
  2. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 647 xuất, kinh doanh mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật. Ngoài ra tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương thế hệ mới dẫn đến nhu cầu về “nhân lực chất lượng cao không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn trong nước, mà cần phải tính tới những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài”, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định. Tương lai sẽ có sự thay đổi lớn giữa cung, cầu, cơ cấu lao động. Nhiều lĩnh vực, số lượng nhân lực ở nhiều vị trí công việc giảm mạnh do nhiều công việc biến mất, nhưng cũng nhiều lĩnh vực sẽ xuất hiện nhiều công việc mới. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn nhân lực nhìn chung chất lượng còn thấp, năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN. Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam năm 2017 phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đơn vị: nghìn người Trình độ chuyên môn kỹ thuật Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học trở lên 5,264.48 9.61 Cao đẳng chuyên nghiệp 1,567.03 2.86 Trung cấp chuyên nghiệp 2,110.85 3.86 Dạy nghề từ 3 tháng trở lên 2,957.68 5.40 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 42,867.23 78.27 Tổng 54,767.25 100 Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2017 Diễn đàn Kinh tế thế giới đã chỉ ra trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai, Việt Nam xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực, 81/100 về lao động có chuyên môn cao, 80/100 về chất lượng đào tạo nghề và thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cách mạng 4.0, chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia. Bảng 2: Thứ hạng các yếu tố “Động lực sản xuất” của Việt Nam và các nước ASEAN Singapore Malaysia Thailand Philippines Vietnam Indonesia Cambodia Công nghệ và sáng tạo 6 23 41 59 90 61 83 Nguồn nhân lực 2 21 53 66 70 55 86 Thương mại và đầu tư 1 7 20 69 13 61 79 Thể chế 1 30 51 76 53 69 100 Nguồn lực bền vững 56 60 49 69 87 94 90 Môi trường 14 17 28 45 39 15 75 Nguồn: World Economic Forum (2018), Readiness for Future of Production Report 2018 Do đó, bài toán đào tạo nhân lực hiện nay là vô cùng cấp bách. Đào tạo nhân lực trong kỷ nguyên số là thách thức không hề nhỏ cho các trường đại học. Đầu ra của đào tạo đại học đang thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng, đặc biệt với một số công việc có xu hướng gia tăng số lượng trong tương lai thì hiện tại cũng chưa đáp ứng đủ. Vì vậy đào tạo đại học cần chủ động thích ứng, thay đổi về nội dung, phương thức đào tạo phù hợp để kịp thời chuyển mình đón nhận sự thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp giảm khoảng cách cung - cầu lao động.
  3. 648 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập các dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn tài liệu như sách, bài báo, các số liệu thống kê đã được xuất bản, các báo cáo tổng hợp của các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, từ ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm làm rõ xu hướng dịch chuyển nhân lực, xu hướng nhu cầu đào tạo nhân lực cũng như phương thức đào tạo nhân lực trong thời gian tới, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ở các trường đại học của Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo của Việt Nam trong công tác đào tạo trong bối cảnh mới. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Đào tạo nhân lực là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào. Hiện nay có nhiều cách hiểu về đào tạo nhân lực. Reynolds (2004) đã chỉ ra, đào tạo có vai trò bổ trợ thúc đẩy việc học tập, mô hình đào tạo thông thường có xu hướng nhấn mạnh vào kiến thức chuyên môn. Theo Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017), đào tạo là việc sử dụng các hoạt động hướng dẫn có hệ thống và có kế hoạch để thúc đẩy học tập, được sử dụng trong các trường hợp như: - Kiến thức hoặc kỹ năng có được thông qua quá trình làm việc hoặc bằng cách tự học chưa đáp ứng yêu cầu công việc. - Một số người cần có các kỹ năng khác nhau, cần phải được phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu mới và không thể đạt được bằng cách dựa vào kinh nghiệm. - Các nhiệm vụ được thực hiện rất chuyên biệt hoặc phức tạp đến mức mọi người khó có thể hoàn thành chúng dựa trên năng lực sẵn có. - Khi một nhu cầu đào tạo là cần thiết chung cho một số người để đáp ứng yêu cầu công việc, có thể dễ dàng được cung cấp thông qua chương trình đào tạo, ví dụ kỹ năng công nghệ thông tin thiết yếu, kỹ năng giao tiếp… Các tác giả Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2010) cho rằng đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai. Do đó có thể hiểu đào tạo nhân lực là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động để họ thực hiện tốt công việc được giao. Đào tạo nhân lực có vai trò quan trọng, giúp bù lấp khoảng trống giữa năng lực hiện tại của nhân lực và yêu cầu công việc, giúp họ thực hiện tốt công việc được giao với năng suất và hiệu quả cao hơn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như sự thay đổi nhanh của môi trường kinh doanh, công tác đào tạo giúp chuẩn bị được nguồn nhân lực thích ứng nhanh, phù hợp với nhu cầu sử dụng tổ chức/doanh nghiệp, từ đó đạt được mục tiêu, chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp. Các tổ chức/doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động đào tạo sẽ có lợi thế trong tuyển dụng, thu hút được nhiều nhân lực hơn so với các đối thủ cạnh tranh cung cấp ít cơ hội để cải thiện năng lực cho người lao động, đồng thời giúp người lao động thỏa mãn và gắn bó, trung thành hơn.
  4. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 649 Cũng theo Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017), hệ thống đào tạo nhân lực nên được thiết kế, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá để đáp ứng nhu cầu xác định. Quá trình đào tạo được thực hiện bao gồm bốn giai đoạn đơn giản: Xác định nhu cầu đào tạo; Quyết định loại đào tạo nào là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu này; Sử dụng giảng viên có kinh nghiệm và được đào tạo để thực hiện đào tạo; Theo dõi và đánh giá đào tạo để đảm bảo tính hiệu quả. Xác định nhu cầu đào tạo Xây dựng kế hoạch đào tạo Phương pháp Trang thiết bị Địa điểm Giảng viên Triển khai đào tạo Đánh giá đào tạo Hình 1: Quy trình đào tạo nhân lực Nguồn: Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017) Xác định nhu cầu đào tạo có vai trò tiên quyết đối với chất lượng đào tạo nhằm trả lời câu hỏi đào tạo ai, đào tạo nội dung gì. Đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo nhằm đưa ra quyết định lựa chọn giảng viên, phương pháp đào tạo phù hợp cũng như địa điểm và cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, từ đó đưa vào triển khai. Đánh giá đào tạo giúp nhìn nhận những kết quả đạt được của quá trình đào tạo cũng như đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Quá trình đào tạo có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó các trường đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp tạo ra đầu vào về nhân lực phù hợp với nhu cầu sử dụng của các tổ chức/doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở, trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học hay một phần của một viện đại học. Thông qua hoạt động giảng dạy, trường đại học cung cấp kiến thức, kỹ năng làm nền tảng cho quá trình thực hiện công việc sau này của người học, là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội. Thông qua tổ chức các hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học, đào tạo trong trường đại học là cái nôi, tạo môi trường để bồi dưỡng nhân tài, hình thành lực lượng lao động có tri thức cao, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo, đổi mới, khởi nghiệp. Ba thành phần của một khóa đào tạo có tương tác ảnh hưởng lẫn nhau bao gồm: giảng viên, người học và chính khóa đào tạo.
  5. 650 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Người học: - Công việc - Năng lực Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Khóa đào tạo: Giảng viên: - Nội dung - Chuyên môn - Hình thức - Phương pháp - Cơ sở vật chất Hình 2: Các thành phần tương tác trong khóa đào tạo Nguồn: Tổng hợp của tác giả Công việc tương lai của người học là cơ sở xác định chuẩn đầu ra về năng lực của ngành nghề đào tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động trực tiếp đến sự thay đổi về công việc tương lai cũng như những năng lực cần có của người lao động. Đây là cơ sở để các trường đại học thay đổi thiết kế nội dung chương trình giảng dạy cho phù hợp, lựa chọn hình thức đào tạo có hiệu quả, gắn với đó là chuẩn bị về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên vững về chuyên môn cũng như giỏi về phương pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. 3. XU HƯỚNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Về xu hướng dịch chuyển nhân lực Giáo sư Klaus Schwab (2017) đã nêu rõ, chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nó kéo theo 5 xu hướng trong sản xuất. Thứ nhất là sản xuất 360° với công cụ sáng tạo và kiểm định tình huống trong thế giới ảo, ví dụ sử dụng mô hình mô phỏng với kính thực tế ảo để huấn luyện phi công trước khi lái thực tế để tránh rủi ro. Thứ hai là công nghệ in 3D, giúp tăng năng suất và nâng cấp thiết kế của sản phẩm, thay vì cần 6 miếng ghép thì công nghệ in 3D có thể thực hiện chỉ một lần mà không cần thêm bước hàn hoặc đinh vít. Thứ ba là sản xuất tự động, giúp tăng độ chính xác cũng như năng suất, đặc biệt là các công việc không an toàn với con người. Thứ tư là xây dựng các nhà máy thông minh – sử dụng công nghệ điện toán đám mây và cảm biến thông minh, giúp chuyển đổi dữ liệu, kết nối với các máy móc khác, thống kê lưu trữ, phản hồi. Thứ năm là sử dụng robot trong sản xuất, kinh doanh. Sự thay đổi này sẽ tác động làm thay đổi lớn đến cung – cầu lao động, cơ cấu lao động và bản chất việc làm. Dự báo đến năm 2028, lao động trong các ngành nghề thuộc 6 nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực ASEAN (ASEAN 6) có khả năng sẽ bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo theo Cisco đã chỉ ra trong Báo cáo về Công nghệ và tương lai của các ngành nghề ASEAN năm 2018, và sẽ sản xuất được khối lượng sản phẩm tương đương hiện tại mà không cần sử dụng 28 triệu lao động. Lĩnh
  6. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 651 vực nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất, dự báo có 6,6 triệu lao động dư thừa vào năm 2028. Việt Nam được dự báo sẽ có khoảng 7,5 triệu người mất việc làm hoặc phải thay đổi công việc vào năm 2028, tương ứng với 13,8% lực lượng lao động. Phần lớn những công việc này được đánh giá là đơn điệu và năng suất thấp, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những lĩnh vực hoạt động dựa vào lao động thủ công, những ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng với xu hướng dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và công nghệ. Mặt khác, giá thành sản phẩm sẽ giảm và thúc đẩy tăng trưởng ở các lĩnh vực khác, do đó gia tăng số lượng việc làm trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sản xuất, xây dựng, vận tải… Với các ngành thương mại, nhu cầu việc làm tăng nhưng với định hướng áp dụng công nghệ nhiều hơn, và một số công việc cũng sẽ giảm số lượng lao động như thu ngân hay bộ phận kho,… Báo cáo trên đã dự báo một kịch bản trong 10 năm tới chỉ có 40% công việc mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, số còn lại sẽ xuất hiện trong lĩnh vực dịch vụ. Trong đó, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (2018), các công việc đóng vai trò mới, nổi lên ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: chuyên viên bán hàng và tiếp thị; Nhà phân tích dữ liệu và nhà khoa học; Giám đốc điều hành; Nhà phát triển và phân tích ứng dụng và phần mềm; Đại diện bán hàng, bán buôn và sản xuất; Sản phẩm khoa học kỹ thuật; Tổng giám đốc điều hành; Chuyên viên nhân sự; Cố vấn tài chính và đầu tư; Chuyên viên phân tích tài chính; Công nhân lắp ráp và nhà máy. Về năng lực yêu cầu Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, tính chất các công việc thay đổi thì các năng lực cần thiết đối với người lao động cũng sẽ thay đổi. Theo báo cáo của Cisco (2018), người lao động ở ba quốc gia Philippines, Việt Nam và Malaysia phải đối mặt với việc thiếu những kỹ năng quan trọng nhiều nhất. Người lao động bị mất việc do thiếu những kỹ năng quan trọng này. Nghiên cứu cho thấy 41% trong số 6,6 triệu lao động ngành nông nghiệp sẽ dư thừa do thiếu các kỹ năng công nghệ thông tin theo yêu cầu của các công việc mới. Sự gia tăng nhu cầu nhân lực đối với lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ở ba quốc gia này sẽ tạo ra cơ hội cho người lao động, nhưng các vị trí này cũng đòi hỏi các kỹ năng khác so với các ngành khác, đặc biệt là về quản lý và ra quyết định, dịch vụ khách hàng và đàm phán. Gần 30% người lao động thiếu “kỹ năng tương tác” cần thiết đối với các vị trí tuyển dụng trong tương lai, chẳng hạn như kỹ năng thương lượng, thuyết phục và dịch vụ khách hàng. Chỉ hơn 25% thiếu “các kỹ năng cơ bản” như các kỹ năng học tập, đọc và viết thành thạo. Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, giai đoạn 2017 – 2025, hằng năm lực lượng lao động Việt Nam tăng trung bình 1,28%, tương ứng 723.000 người/năm, tổng quy mô ước đạt 62 triệu người năm 2025. Nhưng năm 2016, trong tổng số 55,54 triệu lao động cả nước, chỉ có hơn 11,21 triệu lao động đã qua đào tạo, tương ứng 20,6%. Đặc biệt, lao động được đào tạo trong các ngành kỹ thuật, công nghệ cao còn chiếm tỷ trọng thấp. Hiện nay, hầu như các doanh nghiệp đều khan hiếm nhân lực có thể quản trị, vận hành và ứng dụng các tiến bộ công nghệ liên quan tới trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, in 3D,… Điều này đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là trong đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng. Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám
  7. 652 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cho biết có 5 nhóm ngành sẽ phát triển trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dẫn đầu là nhóm ngành công nghệ thông tin (phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng, ....) và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tài chính và nhiều lĩnh vực khác. Thứ hai là công nghệ tự động hóa (cơ điện tử, điện tử, điều khiển tự động, chế tạo ôtô, chế tạo vật liệu…). Thứ ba là các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D. Thứ tư là các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật số - vật lý - sinh học)… Thứ năm là nhóm ngành quản trị, dịch vụ quản trị tài chính - đầu tư, logictis, du lịch, dinh dưỡng...; và nhóm ngành nghệ thuật, xã hội, nhân văn và sáng tạo (như kiến trúc, thiết kế, dịch thuật...). Bảng 3: Xu hướng kỹ năng cần có năm 2022 2018 2022 Tư duy phân tích và đổi mới Tư duy phân tích và đổi mới Giải quyết vấn đề phức tạp Chiến lược học tập và học tập tích cực Tư duy phê phán và phân tích Sáng tạo, độc đáo và chủ động Chiến lược học tập và học tập tích cực Thiết kế và lập trình công nghệ Sáng tạo, độc đáo và chủ động Tư duy phê phán và phân tích Chú ý đến chi tiết, đáng tin cậy Giải quyết vấn đề phức tạp Trí tuệ cảm xúc Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội Lý luận, giải quyết vấn đề và ý tưởng Trí tuệ cảm xúc Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội Lý luận, giải quyết vấn đề và ý tưởng Điều phối và quản lý thời gian Phân tích và đánh giá hệ thống Nguồn: World Economic Forum (2018), Future of Jobs Survey Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (2018), kỹ năng nổi bật năm 2022 bao gồm tư duy phân tích và đổi mới cũng như các chiến lược học tập và học tập tích cực. Các kỹ năng cần thiết như thiết kế công nghệ và lập trình cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với nhiều dạng năng lực công nghệ. Thành thạo kỹ năng mới chỉ là một phần nhu cầu kỹ năng năm 2022, người lao động còn cần có khả năng sáng tạo, độc đáo và chủ động. Tư duy phê phán, thuyết phục và đàm phán cũng như khả năng giải quyết vấn đề phức tạp sẽ giúp tăng giá trị của người lao động. Trí tuệ cảm xúc, khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội cũng nằm trong top 10 kỹ năng cần có của người lao động năm 2022. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Về phương thức đào tạo Với sự thay đổi nhanh của yêu cầu về các kỹ năng công việc cần có, người lao động cần có kỹ năng học tập suốt đời. Lớp học số hóa, các thiết bị thông minh, thiết bị không dây, phương tiện kỹ thuật số ảo sẽ phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đào tạo trực tiếp, các khóa học e-learning cũng như thiết kế trò chơi học tập trên các thiết bị di động, máy tính là xu hướng công nghệ đào tạo tất yếu giúp người lao động học tập mọi lúc, mọi nơi. Các lớp học số hóa với máy tính bảng, màn hình điện tử, bảng trắng tương tác, … sẽ xuất hiện ngày càng phổ biến. Thiết bị hữu hình thông minh giúp lập trình các vật liệu vật lý, từ đó ảnh hưởng đến cơ chế học tập và tiếp nhận thông tin như vật liệu phản ứng, máy in 3D, tìm hiểu thực tế qua không gian số. Dựa trên nguyên lý tạo sự kích thích
  8. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 653 người chơi tham gia học tập, “gamification” là việc ứng dụng các nguyên lý học tập vào thiết kế trò chơi giáo dục, công cụ lập trình giáo dục, … Các phương tiện kỹ thuật số ảo như mắt kính thông minh, màn hình ảo, thực tế ảo mô phỏng, … giúp việc học tập trực quan, sinh động. Xu hướng học tập trên ứng dụng di động đã và đang ngày càng phủ rộng do sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí. Mô hình kết hợp học trên lớp và học online (blended learning), học theo ngữ cảnh, thông qua các thiết bị định vị (context aware u-learning), học trong các môi trường mang tính tương tác cao (collaborative environments), sử dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) cũng sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi. Với sự thay đổi của công nghệ đào tạo, định hướng quan điểm đào tạo cũng có sự thay đổi hướng đến sử dụng tài nguyên giáo dục mở và thiết bị học tập cá nhân, chia nhỏ các bài học và xã hội hóa học tập. Xã hội hóa học tập tạo cơ hội cho phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở, các tài liệu học tập được chia sẻ rộng rãi, liên tục cập nhật và miễn phí. Điều này lại là cơ sở cho việc phát triển các thiết bị học tập cá nhân như sách điện tử, máy tính bảng, … Chia nhỏ bài học là xu thế tạo điều kiện thuận lợi để học tập trong những khoảng thời gian ngắn với bài học ngắn, cô đọng, cuốn hút, không nhàm chán. Các xu hướng trên mang lại nhiều ưu điểm trong công tác đào tạo giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 theo Christiaan Henny (2016) như: học mọi lúc, mọi nơi; cá nhân hóa việc học; tự do lựa chọn và trải nghiệm thực tế. Ứng dụng công nghệ, công cụ trực tuyến tạo cơ hội cho mọi người học tập bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào họ muốn. Mỗi cá nhân cũng có cơ hội tự thiết kế lịch trình học tập phù hợp khả năng của bản thân từ đó tự tin hơn, thuận lợi hơn trong quá trình học tập. Việc học cũng sẽ được gia tăng các trải nghiệm thực tế một cách trực quan thông qua môi trường học tập thực tế ảo. Bên cạnh đó các phương thức học tập mới cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi sự tự giác của người học, tính cam kết về bản quyền của cơ sở đào tạo, phù hợp tùy từng lĩnh vực và bị phụ thuộc vào công nghệ. 4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Về quy mô đào tạo Năm 2013, Quyết định số 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 được Chính phủ ban hành, theo đó, đến năm 2020, cả nước có 460 trường đại học, cao đẳng, trong đó bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng. Tính đến năm 2018 Việt Nam có tổng số 235 trường đại học, học viện, (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Nếu tính tổng các trường đại học, học viện và cao đẳng thì có khoảng 700 trường. Như vậy, từ nay đến năm 2020, Việt Nam không thành lập, nâng cấp trường đại học nào nữa thì vẫn vượt mục tiêu Quyết định 37 đề ra. Cũng theo quyết định số 37, kế hoạch đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 2,2 triệu sinh viên. Tính đến năm học 2017-2018, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ riêng quy mô đào tạo sinh viên đại học đã đạt trên 1,7 triệu sinh viên (cụ thể 1.707.025 sinh viên, trong đó 1.439.495 sinh viên công lập, 267.530 sinh viên ngoài công lập), chưa kể quy mô đào tạo hệ cao đẳng thuộc Tổng cục dạy nghề. 
  9. 654 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Về ngân sách chi cho giáo dục, theo thống kê năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ đã chi 248,1 nghìn tỉ đồng cho lĩnh vực giáo dục, chiếm 20% ngân sách nhà nước, trong đó chi cho đơn vị giáo dục bậc đại học chiếm 9%. Đầu ra của đào tạo đại học đang thừa về số lượng nhưng thiếu về chất lượng, đặc biệt với một số công việc có xu hướng gia tăng số lượng trong tương lai ví dụ nhân lực ngành công nghệ thông tin thì hiện tại cũng chưa đủ đáp ứng. Về đội ngũ giảng viên Theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, năm học 2017 - 2018 cả nước có 74.991 GV đại học, tăng 3,0% so với năm học trước. Trong đó GV có trình độ tiến sĩ là 20.198, đạt tỷ lệ 27%. Năm học 2016 - 2017, tổng số giảng viên trong các trường đại học là 72.792 người, tăng 4,6% so với năm học 2015 - 2016, trong đó trình độ tiến sĩ 16.514 người (tăng 21,4%) và thạc sĩ 43.065 người (tăng 6,6%). Trong năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công nhận 65 giáo sư, 638 phó giáo sư, trong đó số đang trực tiếp làm việc tại các cơ sở đào tạo là 48 giáo sư (chiếm 73,85%); 508 phó giáo sư (chiếm 79,62%). Tuy nhiên tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và trình độ tiến sĩ còn ở mức thấp. Việc tuyển dụng giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy còn gặp khó khăn do hạn chế trong chính sách đãi ngộ. Chất lượng đội ngũ giảng viên còn hạn chế, thể hiện qua các đề tài nghiên cứu cũng như số lượng bài báo đăng tạp chí khoa học trong và ngoài nước, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế... Số lượng giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập vẫn còn thiếu (tính đến 2017 có 15.728 người chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên trong toàn quốc) và đã ở độ tuổi cao. Về phương thức đào tạo Đào tạo đại học chính quy ở nước ta chiếm tỷ trọng cao nhất (với 83,3% năm 2017). Ngoài ra, hình thức đào tạo tại chức hay vừa làm vừa học có xu hướng giảm so với trước. Đào tạo trực tuyến bắt đầu phát triển ở nước ta từ năm 2000, với trường đại học đầu tiên áp dụng là Đại học Mở - Thành phố Hồ Chí Minh với bộ học liệu cho các ngành, khóa đào tạo có mức tương tác cao, kế tiếp là Đại học Bách Khoa – Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Duy Tân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương… Ngày 10 tháng 09 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1559/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020” cho thấy đào tạo từ xa là nhu cầu tất yếu. Đào tạo trực tuyến yêu cầu người học phải có phương pháp tiếp cận chủ động hơn, người học phải tự chủ trong việc ôn luyện, trao đổi và đặt các câu hỏi trên cơ sở lý thuyết đưa ra. Việc thảo luận khi học trực tiếp sẽ có độ trễ nhất định nên giảm sự tương tác do tâm lý ngại, e dè. Hạn chế về hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng công nghệ thông tin là rào cản đối với hiệu quả của các chương trình đào tạo trực tuyến, nên đào tạo trực tuyến nếu có mới chỉ dừng lại ở việc số hóa bài giảng, nội dung đào tạo. Tỷ lệ giờ online còn thấp, trả lời phản hồi sinh viên còn hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ giảng dạy. Tình trạng nghẽn mạng khi đăng ký học, khi học với số lượng lớn thường xuyên xảy ra. Tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế.
  10. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 655 Còn lại, hiện nay, đa phần các trường tập trung vào phương pháp giảng dạy truyền thống. Hình thức học theo tín chỉ đã góp phần phát huy tính chủ động trong học tập của người học, sinh viên được lựa chọn môn học, lịch học, giảng viên,… Quá trình đào tạo không chỉ hướng tới cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng cho người học, giúp họ phát triển các kỹ năng mềm cũng như kỹ năng chuyên môn thông qua các phương pháp như thảo luận nhóm, thuyết trình, nghiên cứu tình huống, nhập vai đóng kịch,… Tuy nhiên người học vẫn tiếp thu kiến thức một cách bị động, hạn chế tính sáng tạo, việc thảo luận nhóm xảy ra ở tất cả các môn thường cùng một thời điểm khiến giảm sự hứng thú và chất lượng thảo luận… Việc ứng dụng thực tiễn vào trong các học phần đã được thực hiện trong cả quá trình giảng dạy lý thuyết và đặc biệt là trong quá trình thảo luận. Bên cạnh đó lồng ghép thêm các chương trình giảng dạy của nước ngoài giúp đa dạng hóa nội dung học tập, tuy nhiên hiệu quả của việc ứng dụng trên thực tế chưa cao. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có kiến thức, tư duy về các vấn đề toàn cầu còn hạn chế; chưa thể nắm bắt được công việc ngay khi được giao mà phải qua đào tạo lại. Tỷ lệ lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường thưa thể đáp ứng ngay yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp trong nước và hầu như chưa thể cung ứng ngay cho các doanh nghiệp nước ngoài do ngoại ngữ còn hạn chế đặc biệt là các kỹ năng nghe, nói, viết. 5. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam. Phương pháp giáo dục truyền thống hiện còn nhiều tồn tại đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. những bất cập trong xu hướng công nghệ hiện nay đó là: sự thụ động của người học, sự thiếu linh hoạt và sáng tạo trong hoạt động giảng dạy. Khái niệm lớp học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo đã và đang trở thành xu thế phát triển tất yếu trong đào tạo. Do đó, đào tạo đại học cũng phải có những thay đổi trong quá trình đào tạo để chủ động thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thứ nhất, thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp Các trường đại học cần phối kết hợp chặt chẽ với Chính phủ và doanh nghiệp trong quá trình thiết kế nội dung chương trình đào tạo nhằm thu thập thông tin về dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực của Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu gắn với các chuyên ngành đào tạo của nhà trường làm cơ sở để đổi mới hoạt động đào tạo nói riêng đến quản lý nói chung của nhà trường giúp nguồn nhân lực tương lai có năng lực làm việc đáp ứng được trong môi trường mới. Hiện nay, một số trường đang chuyển đổi theo hướng đào tạo theo yêu cầu công việc (work-based education) tạo ra sự năng động trong hoạt động đào tạo theo cầu nhân lực của thị trường lao động. Các cơ quan, ban, ngành có liên quan cần phát huy, đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, từ đó phân tích, dự báo thị trường lao động làm cơ sở đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn tới. Thiết kế nội dung chương trình giảng dạy có phù hợp hay không phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn lực được đào tạo. Toàn cầu hóa, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đòi hỏi phải có sự thích ứng phù hợp của chương trình đào tạo. Nội dung chương trình phải đảm bảo tính chuẩn hóa và hoàn toàn mang tính hội nhập với xu hướng quốc tế, đảm bảo hình thành các năng lực nghề nghiệp đáp ứng đầu ra, về kiến thức lý thuyết cũng
  11. 656 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 như thực tế, về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là tư duy sáng tạo ra cái mới, khả năng thích nghi khi môi trường thay đổi liên tục, khả năng ngoại ngữ, tin học để hướng tới chuẩn khu vực và quốc tế. Các trường đại học có thể ứng dụng công nghệ số hóa để thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo, ví dụ số hóa nội dung giảng dạy, tài liệu, học liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Bằng việc xác định rõ nội dung cần số hóa, mục tiêu chính của bài học, phương tiện thực hiện số hóa đào tạo. Nội dung đào tạo phải đáp ứng cho nhiều đối tượng với những đặc thù khác nhau. Thứ hai, đổi mới phương thức đào tạo dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ Cần đa dạng hóa lộ trình đào tạo. Dựa trên nhu cầu và khả năng học tập khác nhau, quá trình đào tạo cần hướng đến cung cấp các lộ trình đào tạo đa dạng cho người học giúp tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho người học. Hướng đến mục tiêu giúp người học tự tìm tòi, nghiên cứu và tìm kiếm thông tin. Mọi tri thức được số hóa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận, tìm kiếm, sẽ giúp hạn chế sự thụ động, tăng cường tính chủ động và sáng tạo của người học. Cần đưa các khóa học trực tuyến đại trà (MOOC - Massive Open Online Course) vào giảng dạy. MOOC sử dụng Internet khuyến khích sinh viên học tập và cải thiện được việc học tập. MOOC tạo cơ hội để thiết kế môi trường giảng dạy năng động, rèn luyện cho người học khả năng tự học tập và học tập suốt đời. MOOC giúp truyền đạt được khối lượng kiến thức lớn tới người học ở mọi nơi trên thế thới, đem lại hiệu quả và tiết kiệm công sức cũng như chi phí như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chi phí quản lý. Ở đó mỗi học viên có thể học theo tốc độ của mình, một cách thoải mái, trong không gian sáng tạo kiến thức ảo. Việc kết hợp học kiến thức trực tuyến và đến lớp chỉ tập trung vào quá trình tương tác, giải quyết các vấn đề, giúp người học khám phá tri thức mới, gia tăng khả năng sáng tạo. Người học cũng có thể đeo kính thực tế ảo và có cảm giác như đang ngồi trong lớp nghe bài giảng, hay nhập vai để chứng kiến những tình huống giả lập, mang lại cảm xúc và sự ghi nhớ sâu sắc hơn. Và tiến đến bước sử dụng mobile learning giúp việc học thuận tiện hơn bao giờ hết. Đại học trực tuyến là một cách tiếp cận mới, tận dụng lợi thế của Internet để tạo nên một trường học tập tiện ích, có chất lượng, xóa nhòa khoảng cách về thời gian, không gian, tuổi tác. Chính vì vậy, các trường cần phải thử nghiệm những công nghệ mới, liên tục cải thiện phương pháp dạy học, tăng cường đầu tư và triển khai E-Learning. Trên cơ sở thu thập thông tin phản hồi của sinh viên về quá trình đào tạo, nhà trường cần tạo ra nhiều hình thức học tập mới, thời gian và địa điểm học tập không bị ràng buộc, cung cấp nhiều kỹ năng phù hợp hơn cho sinh viên. Cần đẩy mạnh hoạt động phong trào cũng như nghiên cứu khoa học trong sinh viên, từ đó mang lại cho người học không chỉ những kỹ năng và kiến thức cơ bản mà còn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức. Người học sẽ phải đáp ứng yêu cầu công việc liên tục thay đổi để tránh nguy cơ bị đào thải. Để áp dụng đào tạo trực tuyến các trường đại học sẽ cần xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể nhằm tạo hành lang cho việc thực hiện, từ đó chuẩn bi ̣ cả về nhân lực và vật lực vì đào tạo trực tuyến 4.0 áp dụng triệt để công nghệ di động. Nhà trường phải cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài liệu học tập phù hợp với thiết bi ̣ di động của người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp dạy học hiện đại vẫn không xa rời được phương pháp dạy học truyền
  12. PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 657 thống. Vai trò của người thầy trong quá trình dạy học hướng đến mục tiêu cuối cùng là người học tiếp nhận, nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng và rèn luyện thái độ. Do đó, một yêu cầu đối với người thầy trong dạy học hiện đại phải có một khả năng sư phạm tốt và phải biết kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy – học đạt kết quả cao. Thứ ba phát huy vai trò của giảng viên. Giảng viên chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn sinh viên tiếp cận đúng thông tin cần tìm và biết loại bỏ những thông tin xấu, không liên quan trên Internet. Vai trò tư vấn của giảng viên sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Sinh viên sẽ ngày càng độc lập trong việc học, lấy tự học là chính, giảng viên sẽ ở góc độ tư vấn, hướng dẫn người học xử lý dữ liệu thông tin khổng lồ đã được số hóa.   Các trường cần đội ngũ giảng viên, ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy, còn phải có nền tảng công nghệ tốt, sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, có kỹ năng giảng dạy từ xa và tiếng Anh tốt. Để làm được điều đó bản thân mỗi giảng viên cần luôn tự cập nhật năng lực bản thân để có thể làm chủ công nghệ. Các bài giảng và tài liệu học tập là nguồn tài liệu mở công khai và giảng viên phải cá nhân hóa trong quá trình giảng dạy và đánh giá người học. Đa dạng hóa hình thức giao tiếp với người học trong không gian và thời gian mở sẽ là một thách thức không nhỏ đối với giảng viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2015), Quyết định số 1559/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 - 2020” 2. Chính phủ (2013), Quyết định số 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 được ban hành. 3. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo Điều tra Lao động việc làm quý 4/2017. 4. Vũ Thùy Dương, Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê. 5. Cisco (2018), Technology and the future of ASEAN jobs - The impact of AI on workers in ASEAN’s six largest economies. 6. K. Schwab (2017), The Fourth Industrial Revolution, Crown Business Publisher. 7. Michael Armstrong, Stephen Taylor (2017), Armstrong’s handbook of human resource management practice, Kogan Page. 8. Reynolds J (2004), Helping people learn, CIDP, London. 9. World Economic Forum (2018), Readiness for Future of Production Report 2018. 10. World Economic Forum (2018), Future of Jobs Survey. 11. https://elearningindustry.com/9-things-shape-future-of-education-learning-20-years, 22/03/2019.
nguon tai.lieu . vn