Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 XÂY DỰNG WEBSITE RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ LINH CHI1,*, PHẠM VĂN NGỌT2,**, PHẠM ĐÌNH VĂN2,*** 1 Trường THPT Trần Văn Ơn, Thủ Dầu Một, Bình Dương 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh * Email: quangtue010180@gmail.com ** Email: ngotpv@hcmue.edu.vn *** Email: vanpd@hcmue.edu.vn Tóm tắt: Website Rừng ngập mặn Việt Nam (https://www.rungnm.vn/) được xây dựng dựa trên quá trình tổng hợp tài liệu, điều tra và các nghiên cứu bổ sung. Website bao gồm các thông tin cơ bản về rừng ngập mặn: tình hình phân bố, sự đa dạng loài thực vật và động vật, đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật, vai trò, sự suy giảm và hiện trạng bảo tồn rừng ngập mặn. Nó cung cấp những thông tin hữu ích nhằm đánh giá hiện trạng, nhận biết tầm quan trọng, nâng cao hiểu biết về rừng ngập mặn, từ đó, có ý thức bảo vệ hệ sinh thái này. Từ khóa: Đa dạng, phân bố, thích nghi, suy giảm rừng, rừng ngập mặn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất liền và bảo vệ cuộc sống của cư dân vùng ven biển. Tuy nhiên, diện tích và chất lượng RNM trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng đang suy giảm do nhiều nguyên nhân. Trước tình hình khí hậu biến đổi, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và sự gia tăng tần suất các cơn bão ở nước ta thì vai trò của RNM ven biển càng to lớn. Do đó, việc giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên và cộng đồng về hệ sinh thái RNM là cần thiết. Với tốc độ bùng nổ thông tin như hiện nay, giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng qua internet rất nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Website “Rừng ngập mặn Việt Nam” chứa đựng các thông tin về sự phân bố, đa dạng động thực vật, thích nghi, vai trò, bảo tồn RNM,… giúp mọi người có thể nhanh chóng truy cập, tra cứu thông tin về hệ sinh thái này. 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu - Nguồn dữ liệu, số liệu nghiên cứu để xây dựng Website RNM Việt Nam. - Từ tháng 10/2018 đến 8/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu Để xây dựng nội dung cho website về RNM Việt Nam, các thông tin từ các công trình khoa học đã công bố, các trang web, cũng như các tài liệu đã xuất bản được thu thập, tổng hợp, biên soạn. Ngoài ra, các dữ liệu được bổ sung qua điều tra, nghiên cứu đặc điểm thích nghi của thực vật ở rừng ngập mặn. 2.2.2. Điều tra bổ sung dữ liệu về rừng ngập mặn a. Khảo sát thực địa Khảo sát RNM Cần Giờ, TP.HCM: 9/1/2019 – 25/6/2019 bao gồm 5 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 - 2 ngày; RNM Cà Mau, Bạc Liêu: 12 - 15/4/2019. Chụp hình về các sinh cảnh RNM, một số loài động thực vật, các loài thủy sản có giá trị. 327
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 b. Phương pháp thu mẫu Đối với thực vật: thu mẫu các loài cây ngập mặn chính thức. Đối với động vật: chụp hình một số động vật ở RNM như thú, cá, các loài thủy sản. c. Định loại các mẫu - Đối với các mẫu thực vật: Dựa vào tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2003), The Botany of Mangroves của Tomlinson (2016) để định loại các mẫu thực vật thu được [1], [2]. - Đối với động vật: Nhờ các chuyên gia giám định các mẫu thu được. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thích nghi của thực vật Dùng dao lam cắt lát mỏng các lá bánh tẻ, thân và rễ của một số loài thực vật và các mẫu được nhuộm kép theo phương pháp của Trần Công Khánh [3]. 2.2.4. Phương pháp thiết kế website - Thiết kế Website: Website được thiết kế bởi Phòng Công nghệ thông tin, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Website sử dụng mã nguồn mở WordPress và MySQL để quản lý cơ sở dữ liệu. - Nhập các thông tin vào website: Các dữ liệu về RNM được nhập vào website. Dữ liệu gồm: Phân bố rừng ngập mặn; đa dạng thành phần loài thực vật và động vật; đặc điểm thích nghi của thực vật và động vật RNM; sinh khối RNM; vai trò của RNM; suy giảm RNM; bảo tồn RNM. - Hoàn chỉnh website: Sau khi website thực hiện xong, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 giáo viên Sinh học, 100 sinh viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh về Website bằng cách giới thiệu địa chỉ truy cập Website, phát phiếu khảo sát về hình thức, nội dung và ý nghĩa của website. Thu hồi các phiếu khảo sát, sửa chữa và hoàn chỉnh website. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cấu trúc website “Rừng ngập mặn Việt Nam” Hình 1. Sơ đồ cấu trúc website “Rừng ngập mặn Việt Nam” 328
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 - Website “Rừng ngập mặn Việt Nam” có tên truy cập là: https://www.rungnm.vn/ - Cấu trúc: Thể hiện ở sơ đồ hình 1. - Trang chủ: + Website mặc định vào Trang chủ với phần Giới thiệu về RNM, tầm quan trọng của RNM Việt Nam và sự cần thiết của website này. + Các mục trên thanh menu ngang gồm: Trang chủ, Phân bố, Đa dạng, Thích nghi, Sinh khối, Vai trò, Suy giảm, Bảo tồn, Liên hệ, Tài khoản. Nhấp chuột vào mỗi mục để mở ra liên kết trong thẻ mới. + Bên phải phần Giới thiệu có mục Tìm kiếm cho phép tìm được mọi bài viết có trong Website; Bài viết mới: liệt kê các bài viết đăng trong thời gian gần nhất và Lượt truy cập website. Hình 2. Trang chủ website “Rừng ngập mặn Việt Nam” 3.2. Nội dung của website “Rừng ngập mặn Việt Nam” - Phân bố RNM: Gồm 3 bài viết về sự phân bố của RNM trên thế giới, ở Việt Nam và diễn thế RNM [4]. - Đa dạng sinh học RNM: + Đa dạng thực vật: Phân biệt cây ngập mặn thực sự và cây tham gia RNM, thống kê các loài cây ngập mặn trên thế giới và ở Việt Nam. Liệt kê và mô tả đầy đủ tên loài, tên khoa học, tên đồng danh, tên khác, đặc điểm, nơi sống, phân bố, công dụng của 38 loài cây ngập mặn thực sự và 44 loài cây ngập mặn tham gia [5], [6]. 329
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Hình 3. Mô tả loài Cóc đỏ + Đa dạng động vật: Khái quát hiện trạng của các loài trong RNM, giới thiệu một số loài thường gặp hoặc có giá trị kinh tế. Mô tả tên khoa học, đặc điểm, môi trường sống và hình ảnh của 19 loài thuộc Lớp Hai mảnh vỏ, 14 loài thuộc Lớp Chân bụng và 18 loài thuộc Lớp Giáp xác [5]. Danh mục 283 loài cá, 16 loài lưỡng cư, 37 loài bò sát, 133 loài chim và 19 loài thú RNM Cần Giờ [7]. Mô tả danh pháp khoa học, đặc điểm, hình minh họa của 35 loài cá, 26 loài chim RNM [5], [7],... Hình 4. Mô tả loài Cá Hiên chấm - Đặc điểm thích nghi: + Đặc điểm thích nghi của thực vật RNM: mô tả các đặc điểm thích nghi của rễ (rễ chống, rễ hô hấp, rễ đầu gối), thân (tổ chức thông khí, chứa khí, mạch gỗ nhỏ, nhiều), lá (có tổ chức chứa nước để pha loãng muối thừa, tích lũy muối ở lá, thích nghi với ánh sáng vùng triều), trụ mầm (hiện tượng thai sinh, bán thai sinh) và thích nghi sinh lý (cân bằng muối, cân bằng nước) của các loài cây ngập mặn thuộc nhiều họ khác nhau. + Đặc điểm thích nghi của động vật RNM: mô tả một số đặc điểm thích nghi của một số động vật phổ biến và đặc trưng cho RNM như cá thòi lòi, cua, còng, cá sấu hoa cà,… - Sinh khối RNM: trình bày khái niệm, đặc điểm và một vài số liệu về sinh khối RNM, năng suất RNM và năng suất lượng rơi. 330
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 - Vai trò của RNM: phân tích vai trò kinh tế - xã hội và vai trò sinh thái - môi trường của RNM: RNM cung cấp sản phẩm lâm nghiệp, cung cấp thức ăn, nơi ở cho các loài thủy sản, duy trì bền vững năng suất thủy sản ven bờ, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái RNM, RNM là lá phổi xanh, quả thận xanh, bức tường xanh,… - Suy giảm RNM: Website phân tích hiện trạng và nguyên nhân gây suy giảm RNM ở Việt Nam, như: Phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, khai thác quá mức làm giảm sút chất lượng RNM, phá RNM lấy đất sản xuất nông nghiệp, phá RNM để làm ruộng muối, phá RNM do khai thác khoáng sản, RNM suy giảm do đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, gió bão, sóng biển tàn phá rừng ngập mặn,… Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp bảo vệ RNM: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân vùng RNM, mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với trồng rừng ngập mặn mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan và bền vững; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước sinh hoạt…), các công trình phúc lợi xã hội nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân; thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cũng như đặc điểm riêng từng vùng. - Bảo tồn RNM: Website đã liệt kê một số Vườn Quốc gia và Khu Dự trữ Sinh quyển, như: Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Mũi Cà Mau, châu thổ sông Hồng, Khu Ramsar Côn Đảo,… Ngoài ra, website cũng minh họa một số hoạt động giáo dục bảo tồn RNM, như tuyên truyền, tập huấn, tham quan, tìm hiểu,… Bản quyền website thuộc Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM, hàng năm chúng tôi sẽ cập nhật, phát triển dữ liệu về RNM tạo ra kênh tham khảo có giá trị đối với sinh viên, nghiên cứu viên và cộng đồng. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục bảo vệ RNM nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về tầm quan trọng của RNM, từ đó có ý thức bảo vệ RNM và tuyên truyền mọi người cùng tham gia. 4. KẾT LUẬN Website RNM Việt Nam đưa ra bức tranh chung về hệ sinh thái RNM ở nước ta, về phân bố, đa dạng sinh học, thích nghi, sinh khối, vai trò, suy giảm và bảo tồn trên cơ sở tham khảo các tài liệu đã có và thực địa, tìm hiểu, thu mẫu bổ sung. Website cung cấp cho độc giả khá đầy đủ và chi tiết về RNM, như: mô tả các loài động thực vật RNM, đặc điểm thích nghi của động, thực vật RNM kèm theo các hình ảnh minh họa; các vai trò kinh tế - xã hội và sinh thái – môi trường của RNM,… tiện lợi cho việc tra cứu, nghiên cứu, tìm hiểu. Website là trang cung cấp thông tin cho học sinh, sinh viên và cộng đồng về các kiến thức cơ bản liên quan đến RNM và thông qua đó giúp mọi người biết được tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM, từ đó có trách nhiệm đối với việc khôi phục, bảo tồn hệ sinh thái này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III), NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [2] Tomlinson, P.B. (2016). The Botany of Mangroves, Second Edition. Cambridge University Press. doi:10.1017/CBO9781139946575. [3] Trần Công Khánh (1981). Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [4] Phan Nguyên Hồng (Chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản, Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, Mai Sỹ Tuấn và Lê Xuân Tuấn (1999). Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 331
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 [5] Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2012). Xây dựng bộ mẫu sinh vật rừng ngập mặn và giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho học sinh phổ thông trung học ở vùng ven biển Nam Bộ, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. [6] Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Thái Kế Quân (2012). Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở: “Xây dựng cơ sở dữ liệu thực vật Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. [7] Lê Đức Tuấn (2014). Tài nguyên môi trường hệ sinh thái nhân văn Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Title: CONSTRUCTING MANGROVE FORESTS WEBSITE IN VIETNAM Abstract: The website Mangrove forests in Vietnam (https://www.rungnm.vn/) was established through the process of synthesizing documents, investigations, and additional research. This website contains basic data about the mangrove such as distribution, diversity of plants and animal species, plant and animal adaptation characteristics, roles, degradation, and mangrove conservation. It provides valuable information for assessing the current situation, recognizing the importance of mangroves, improving the understanding of mangrove forests, and then having the sense to protect the mangrove ecosystem. Keywords: Diversity, distribution, adaptation, mangrove degradation, mangrove forest. 332
nguon tai.lieu . vn