Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG VÀ SƯU TẬP MỘT SỐ TƯ LIỆU HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC VỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC (FLIPPED CLASSROOM) TRONG MÔI TRƯỜNG B-LEARNING LÊ THỊ THÚY HẰNG LÊ THỊ THANH THÙY - NGUYỄN ANH TÚ Khoa Tin học Tóm tắt: Dạy học với B-learning đang là vấn đề đang rất được quan tâm. Với B-learning thì cần có một tổ chức dữ liệu để thực hiện như thế nào? Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu một trường hợp nghiên cứu về khả năng ứng dụng lớp học đảo ngược như là một mô hình tổ chức lớp học trong B-learning. Tổ chức dữ liệu cho mô hình lớp học đảo ngược cho sinh viên Sư phạm Tin học tại trường Đại học Sư phạm Huế. Từ khóa: lớp học đảo ngược, B-learrning, tư liệu, Khoa Tin học, Đại học Sư phạm Huế 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Dạy học b-learning đã và đang phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta cũng như trên thế giới. Một trong những cách thức tổ chức lớp học trong giờ học giáp mặt trên lớp của môi trường b-learning là mô hình lớp học đảo ngược . Đặc trưng của lớp học đảo ngược là sử dụng các tư liệu, trong đó video thu lại bài giảng để cho phép người học có tư liệu tự học trước. Tiếp đó giờ học trên lớp sẽ là tiến trình thu nhận tri thức ở mức nâng cao qua các hình thức ôn luyện, giải đáp… Đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề trên, thể hiện qua các hội nghị, hội thảo diễn ra trong thời gian gần đây, cũng như các tài liệu dẫn như dưới đây cho thấy tính thời sự của vấn đề. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, chúng tôi cho rằng các câu hỏi nghiên cứu sau vẫn còn khá mới mẽ trong hoàn cảnh dạy và học ở nước ta hiện nay, đó là: - Xây dựng và sưu tập một số tư liệu hỗ trợ cho hoàn cảnh học, đối tượng học cụ thể là sinh viên ở Trường ĐHSP Huế, trong một số môn học cụ thể để hỗ trợ cho đề tài của giảng viên cố vấn khoa học trong dạy học với mô hình lớp học đảo ngược như thế nào là cần được đặt ra. - Việc sử dụng các tư liệu xây dựng và sưu tập được trong dạy và học như thế nào cho hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? - Các thực nghiệm đánh giá sư phạm từ phía người học và người dạy như thế nào, để thấy được tính hiệu quả của bộ sưu tập tư liệu thu được? Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 396-401
  2. XÂY DỰNG VÀ SƯU TẬP MỘT SỐ TƯ LIỆU HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC... 397 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Việc xây dựng và sưu tập được các tư liệu tốt sẽ góp phần rất lớn vào đề tài dạy học Tin học với mô hình b-learning của giảng viên cố vấn, qua đó góp phần thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Tin học ở Khoa Tin học – ĐHSP Huế. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Dạy học Tin học trên môi trường B-learning; - Tư liệu học tập cho một số môn học của sinh viên Tin 1 và Tin 2; - Mô hình lớp học đảo ngược. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Xây dựng và sưu tập các tư liệu cho môn học Hệ Cơ sở dữ liệu và môn Nhập môn Tin học. 1.4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và sưu tập tư liệu. - Nghiên cứu các mô hình tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, các công cụ cho việc dạy và học với bộ sưu tập tư liệu. - Nhìn chung áp dụng các phương pháp thường quy của khoa học giáo dục và thống kê giáo dục. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận Dạy học B-learning, một hình thức kết hợp giữa dạy học giáp mặt (face-to-face) và dạy học trực tuyến đang là một mô hình dạy học đang được quan tâm ở các nước đang phát triển... Tuy vậy có nhiều vấn đề như: cấu trúc tổ chức dữ liệu để thực hiện mô hình tổ chức lớp học face-to-face của mô hình B-learning là gì? Có thể áp dụng tổ chức dữ liệu nay vào mô hình tổ chức lớp học trong B-learning hay không? Đây là các câu hỏi được giải quyết trong bài báo này. Mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học đã và đang được rất quan tâm. Các ưu nhược điểm của nó cũng đã được một số tác giả đề cập... Ngoài ra còn có một số trang web về các khóa học trực tuyến để nâng cao năng lực về mô hình lớp học đảo ngược. Tuy nhiên để thực hiện mô hình cần có một số tư liệu hỗ trợ trong việc dạy học theo mô hình b-learning cho sinh viên khoa Sư phạm Tin học, trường ĐHSP Huế. Vấn đề đặt ra là: - Xây dựng và sưu tập một số tư liệu hỗ trợ cho hoàn cảnh học, đối tượng học cụ thể là sinh viên Khoa Tin học ở Trường ĐHSP Huế, trong một số môn học cụ thể
  3. 398 LÊ THỊ THÚY HẰNG và cs. để hỗ trợ cho đề tài của giảng viên cố vấn khoa học trong dạy học với mô hình lớp học đảo ngược như thế nào là cần được đặt ra. - Việc sử dụng các tư liệu xây dựng và sưu tập được trong dạy và học như thế nào cho hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học? - Các thực nghiệm đánh giá sư phạm từ phía người học và người dạy như thế nào, để thấy được tính hiệu quả của bộ sưu tập tư liệu thu được? 2.2. Cơ sở thực tiễn – thực trạng của tư liệu học tập trong dạy và học Tin học Hiện nay vẫn còn tồn tại tình trang sinh viên học qua tài liệu là sách vở, bài giảng trên lớp của giảng viên. Ở Trường ĐHSP Huế, sinh viên chưa có tư liệu hỗ trợ đối với mô hình lớp học đảo ngược. Mặc dù tư liệu trên mạng vẫn có nhưng rời rạc, thiếu tổ chức, khó tìm kiếm. Vấn đề đặt ra là: xây dựng một bộ sưu tập tư liệu có tính liên kết, dễ tìm kiếm, giúp sinh viên cũng như giảng viên thuận lợi hơn trong hoạt động dạy, học của bản thân. 2.3. Yêu cầu của xây dựng và sưu tập tư liệu Để xây dựng và sưu tập tư liệu có tính hiệu quả, chúng ta có một số yêu cầu sau: - Tư liệu đúng với kiến thức cơ bản và trọng tâm bài học, chú ý hơn về kỹ năng đạt được sau bài học. - Tổ chức có trình tự, hệ thống, không rời rạc. - Tư liệu sưu tập đa dạng, phong phú về hình thức (video,văn bản - word, power point) giúp sinh viên có nhiều lựa chọn trong việc tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. 3. XÂY DỰNG VÀ SƯU TẬP TƯ LIỆU 3.1. Xây dựng và sưu tập tư liệu uy tr nh sưu tầm tư liệu: Bước 1 Tìm hiểu nội dung chương trình, phân chia nội dung Bước 2 Tra cứu tìm nguồn tài liệu Bước 3 Gia công tư liệu Phân l ại và tổ chức h tư liệu Bước 4
  4. XÂY DỰNG VÀ SƯU TẬP MỘT SỐ TƯ LIỆU HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC... 399 Giải thích quy trình: Bước 1: Tìm hiểu nội dung chương trình, phân chia nội dung kiến thức. Đây là công việc cần thiết được tiến hành đầu tiên mà người giảng viên phải làm. Thông qua các nội dung cơ bản của giáo trình và một số tài liệu tham khảo để xác định được nội dung, mục tiêu, yêu cầu của bài dạy, yêu cầu phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. ua đây, giảng viên cần phải có tầm nhìn một cách thật tổng quát để vạch kế hoạch thực hiện và dự kiến việc thu thập tư liệu được tốt hơn. Bước 2: Tra cứu nguồn tư liệu. Khi đã biết được loại tư liệu nào cần sưu tầm, chúng tôi t m đọc các sách tham khảo, các giáo trình Tin học, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu để thu thập tư liệu cần thiết ở dạng thô, nghĩa là sao chụp lại một cách nguyên vẹn một đoạn trích, một hình ảnh nào đó có liên quan đến kiến thức cần đưa vào bài giảng. Bước 3: Gia công tư liệu. Đã có tư liệu thô, nghĩa là các tư liệu chứa đựng những thông tin về Tin học, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chúng tôi tiến hành công đoạn cuối cùng của quy trình thu thập tư liệu, đó là tổ chức lại, viết lại tư liệu để phù hợp với mục tiêu của đề tài là sưu tầm tư liệu và sử dụng trong dạy học. Tư liệu này đòi hỏi phải súc tích ở mức độ cao nhất, khi đọc thấy nó phù hợp với nội dung chương tr nh. Tư liệu nên ngắn gọn để dễ sử dụng trong tất cả các công đoạn của quá trình dạy học. Có thể sử dụng để dạy bài mới, cũng cố, ra bài tập về nhà, kiểm tra đánh giá. Tư liệu phải đa dạng để có thể sử dụng trong nhiều phương pháp khác nhau. Bước : hân l i t chức h tư liệu Đây là một bước khá quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tư liệu. Phân loại tư liệu càng hợp lý và chính xác bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng tư liệu đó càng cao bấy nhiêu. Sau khi phân loại, giáo viên có thể có một cách nhìn tổng quát về cách sưu tầm tư liệu của mình và từ đó có thể khai thác, bổ sung thêm các tư liệu khác làm cho hệ thống tư liệu của m nh càng phong phú và đa dạng hơn. Để phân loại tư liệu thì có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Ở đây, chúng tôi đề cập đến phân loại theo tiêu chí kiến thức các phần học của sinh viên: - Tư liệu về Microsoft Word. - Tư liệu về Microsoft Excel. - Tư liệu về Microsoft Access. 3.2. Đóng gói, tổng hợp tư liệu Thống kê các dạng tư liệu tranh ảnh, phim đã được sưu tầm.
  5. 400 LÊ THỊ THÚY HẰNG và cs. Phần Microsoft Word Microsoft Excel Microsoft Access Tổng cộng Phim 511 179 121 811 Văn bản 37 43 67 147 Giáo án (Power 91 74 85 250 point) Tổng cộng 639 296 273 1208 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Căn cứ vào mục đích, thưc hiện các nhiệm vụ đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau: - Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài cho thấy sự cần thiết phải xây dựng hệ thống tư liệu nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời định hướng cho việc sưu tầm, lưu trữ và sử dụng tư liệu trong dạy học Tin học, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho sinh viên Khoa Tin học, Trường ĐHSP Huế. - Đề xuất quy tr nh sưu tầm tư liệu, cách lưu giữ các tư liệu thu được để tiện sử dụng trong quá trình dạy học. - Đã khai thác và sưu tầm tư liệu phục vụ giảng dạy học phần Tin học và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho sinh viên Khoa Tin học bao gồm: 811 đ ạn phi , 147 văn bản, 2 bài giảng điện t . 4.2. Đề nghị - Những tư liệu mà chúng tôi sưu tập được chỉ mới là bước đầu, cần được hoàn thiện bằng các công trình nghiên cứu tiếp. - Kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sử dụng tư liệu sưu tập được để giúp giảng viên và sinh viên trong việc dạy học với mô hình lớp học đảo ngược. Cần tổ chức để phù hợp với tr nh độ sinh viên của từng khóa học. - Cần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về phương pháp sưu tầm tư liệu và sử dụng tư liệu để tổ chức tư liệu có hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Barbara. W E. and Anderson, V.J., (1998). Effective Grading: A Tool for Learning and Assessment. San Francisco: Jossey-Bass. [2]. Brame, C., (2013). Flipping the Classroom. Center for Teaching. Retrieved from http://cft.vanderbilt.edu/teachingguides/teaching-activities/flipping-theclassroom/. [3]. Phạm Hồng Bắc (2013). Vận dụng phương pháp d y học the dự án tr ng d y học phần h á phi im chương trình h á học trung học ph thông, Luận án Tiến sỹ Khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. [4]. Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành (2015). Lớp học đả ngược – một mô hình t chức d y học trong B-learning, Hội nghị Quốc tế Pháp-Việt lần thứ 5 về Didactic Toán, DIMAVI 2015, Huế, 17 – 19/04/2015.
  6. XÂY DỰNG VÀ SƯU TẬP MỘT SỐ TƯ LIỆU HỖ TRỢ CHO DẠY HỌC... 401 [5]. Nguyễn Công Khanh (2014). Đ i mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Tài liệu tập huấn “Đổi mới kiểm tra đánh giá”, Cục Nhà Giáo – Bộ Giáo dục – Đào tạo. [6]. McDaneil, S., and D.Caverly, (2010). The community of inquiry model for an inverted developmental Math classroom, Journal of Developmental Education 34 (2), 40-42. [7]. Trần Quang Ngọc Thúy (2011). Sử dụng bộ sưu tập tài liệu học có tự nhận xét của người học trong giảng d y kỹ năng iết tiếng Anh, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 68, 2011. [8]. Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng, T p chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội, Số 8. [9]. Phan Đức Duy (2010). T chức kho dữ liệu để thiết kế giá án điện tử ch chương trình sinh học phân ban trung học ph thông”, Đề tài cấp Trường trọng điểm, ĐHSP Huế. LÊ THỊ THÚY HẰNG LÊ THỊ THANH THÙY NGUYỄN ANH TÚ SV lớp Tin 3A, khoa Tin học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0163 345 1535, Email: congai010996@gmail.com
nguon tai.lieu . vn